221
5361
Việt Nam và thế giới
vn_tg
/thegioi/vn_tg/
979370
APEC-15 tại Australia: Nhớ về Việt Nam
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
APEC-15 tại Australia: Nhớ về Việt Nam
,

(VietNamNet) - Cách đây vừa tròn một năm, khi hội nghị APEC-14 long trọng diễn ra tại Hà Nội, hình ảnh của đất nước Việt Nam năng động, thân thiện và an toàn đã được các phương tiện thông tin đại chúng truyền đi trên khắp thế giới.

 

Sydney được tăng cường an ninh cao độ.
Sydney được tăng cường an ninh cao độ.

Những nụ cười rạng rỡ, những cái bắt tay thật chặt của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với các nguyên thủ trên thế giới đã tạo ra một hình ảnh mới của Việt Nam trên trường quốc tế. Không chỉ có vậy, vẻ đẹp quyến rũ của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, cộng với lòng mến khách cùng những nụ cười thân thiện của các thiếu nữ Việt Nam trong tà áo dài truyền thống sẽ vẫn là những dấu ấn không bao giờ.

Cũng còn nhớ tại Hội nghị APEC-14, rất nhiều các nhà lãnh đạo thế giới đã bày tỏ ấn tượng tốt đẹp khi tới thăm Việt Nam. Chính Tổng thống Mỹ George W. Bush khi nhận xét về Việt Nam đã nói rằng: “Vợ tôi, Laura và tôi có ấn tượng rất tốt đẹp về người dân Việt Nam. Chúng tôi đã chứng kiến hàng nghìn người đứng chào đón chúng tôi với nụ cười tươi đẹp trên gương mặt. Chúng tôi rất cảm kích điều đó. Tình hữu nghị của người dân Việt Nam là một đức tính tuyệt vời”.

 

Vâng, có lẽ chỉ có Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà Tổng thống W.Bush được chào đón chân tình và hữu nghị đến như vậy. Những gì mà Việt Nam đã làm cho APEC-14 và sự thành công của nó đã cho thấy sự lớn mạnh của Việt Nam về mọi mặt. Một hệ thống chính trị ổn định, một xã hội vững mạnh, và một nền kinh tế đang trên đà phát triển là những tiền đề giúp cho Việt Nam vững bước tiến vào tương lai. Hình ảnh các vị nguyên thủ của 21 nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cùng rảo bước với nhau, cùng chụp chung ảnh với nhau trong một bầu không khí yên bình, hữu nghị càng khẳng định một điều rằng Việt Nam sẽ là điểm đến của thể kỷ 21.

 

Sydney trước giờ “G”

 

Nếu tới Sydney vào dịp này, bất kì du khách nào cũng phải phát “sốt” trước công tác bảo đảm an ninh cho Hội nghị Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 15 chính thức diễn ra từ 7-9/9/2007 tại Sydney, Úc. Tất nhiên, vấn đề quan trọng nhất đối với nước chủ nhà vẫn là vấn đề đảm bảo an ninh cho các nhà lãnh đạo tham dự APEC trong đó mối nguy hiểm lớn nhất vẫn là khủng bố và biểu tình.

 

Kể từ sau sự kiện 11/9, nước Úc vẫn là một trong những mục tiêu mà bọn khủng bố nhắm tới. Sự hiện diện của tổng thống Mỹ W.Bush, với tư cách là đại diện của một quốc gia thành viên APEC càng đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền Úc vì sau cuộc chiến Afghanistan và Iraq có rất nhiều kẻ muốn “trả thù” W.Bush bằng các hoạt động khủng bố. Cùng lúc, sự hiện diện của ông Bush tại Sydney cũng là cơ hội để các nhóm biểu tình phản đối chiến tranh có dịp được “xả”. Người dân Úc có lẽ vẫn chưa hết bực mình trước chính sách đối ngoại “nước lớn” của chính quyền Mỹ và đặc biệt trước cách xử sự “không biết điều” của Washington đối với công dân David Hicks, bị giam không được đưa ra xét xử tại nhà tù Guantanamo của họ.

 

 

sys2
 

Rút kinh nghiệm từ các cuộc biểu tình chống Mỹ và chống toàn cầu hóa diễn ra tại Úc trước đây, năm nay công tác chống khủng bố và chống biểu tình được chính quyền sở tại làm tốt hơn. Để tổ chức cho APEC-15, chính phủ Úc dự kiến chi phí tổng cộng khoảng 330 triệu AUD. Trong số tiền này, có cả khoản tiền 2 triệu AUD mà chính quyền tiểu bang New South Wales bị mất do ông Bush đến sớm hơn một ngày cộng với số tiền thiệt hại 10 triệu AUD của ngày thứ Sáu (7/9/2007) do người dân Úc được nghỉ lễ (holiday) để dành thời gian phục vụ cho APEC. Số tiền dành cho công tác bảo đảm an ninh cho APEC dự kiến lên tới 169 triệu AUD và tính trung bình là cứ 1 triệu AUD/giờ.

Để phục vụ cho APEC-15, Úc đã huy động một lực lượng cảnh sát khoảng 5000 người, khoảng 2000 nhân viên quốc phòng và đặc nhiệm tham cũng gia đảm bảo an ninh cho hội nghị. Công tác tổ chức APEC được chuẩn bị từ hơn một năm nay và được gia tốc trong khoảng vài tháng cuối. Chính quyền địa phương của thành phố Sydney thực hiện cả chiến dịch tuyên truyền về an ninh cho APEC và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế các phương tiện giao thông trong thời gian diễn ra sự kiện. Truyền hình Úc còn công bố số điện thoại khẩn cấp của giới chức và khuyến khích mọi người cảnh giác về các âm mưu khủng bố.

 

Opera House trở thành pháo đài bất khả xâm phạm

 

APEC lần thứ 15 được tổ chức tại Nhà sò (Opera House) là một trong 7 kỳ quan của thế giới. Thế nên, việc đảm bảo an ninh tại khu vực xung quanh diễn ra hội nghị là nhiệm vụ vô cùng cấp bách của nhà tổ chức, trong đó khả năng “mục tiêu” bị tấn công từ trên không, trên bộ và trên biển đã được tính toán kỹ.

 

Khác xa so với APEC-14 tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Việt Nam hồi cuối năm ngoái, nơi các nguyên thủ và bạn bè quốc tế được chứng kiến một hình ảnh Việt Nam an toàn, thân thiện, hữu nghị và mến khách, thì tại APEC lần này khó có thể tìm lại được những cảm giác đó. Để bảo vệ cho Nhà sò - trung tâm của hội nghị người ta đã cho dựng lên một “vạn lý trường thành” bằng dây thép gai chắc chắn còn hơn cả những chiếc lồng để nhốt gấu ở Công viên Thủ Lệ. Bức “tường thành” này cao khoảng 3 mét, chạy dài tới 4 km bao bọc xung quanh Nhà sò. Chỉ có xe công vụ có giấy phép trong thời gian diễn ra hội nghị mới được phép đi vào trong.

 

 

sys3
 

Trước ngày khai mạc, du khách vẫn có thể tới Nhà sò nhưng chỉ được đứng nhìn từ xa đằng sau hàng dây thép gai. Còn trong ngày khai mạc, chắc chắn không ai được tới gần trừ những người có trách nhiệm. Báo chí Úc cho biết, các nhà chức trách còn tính toán khả năng những kẻ khủng bố dùng tên lửa cầm tay để tấn công. Bất kỳ ai có dấu hiệu khả nghi đều bị lục soát và thẩm vấn ngay lập tức. Chính phủ tiểu bang New South Wales đã khuyến nghị người dân hạn chế việc đi ra ngoài đường và thời gian diễn ra hội nghị.

Vì Nhà sò nằm sát biển cho nên lực lượng hải quân và không quân Úc được đặt trong tình trạng cảnh giới cao nhất. Xung quanh khu vực hội nghị, các xuồng máy tốc độ cao của quân đội có trang bị súng tiểu liên lúc nào cũng ở trong tình trạng sẵn sàng nhả đạn. Trên không cũng vậy, máy bay trực thăng hầu như không có lúc nào nghỉ, luôn giám sát các hoạt động ở phía dưới như chực có cơ hội là khai hỏa. Một lực lượng chó an ninh cũng được khiển khai 24/24 để phát hiện nguy cơ bom mìn giấu trong hành lý xách tay của người đi bộ. Cho tới sáng 6/9, mọi hoạt động kinh doanh ngay sát khu vực Nhà sò đều đã bị ngừng. Chỉ còn một số cửa hàng, khách sạn phục vụ cho các phái đoàn hội nghị vẫn tiếp tục nhưng được bảo vệ kỹ.

 

Tổng thống Mỹ W.Bush được “chào đón” nhất

 

Có lẽ, người dân Úc không quan tâm nhiều tới hội nghị APEC mà thay vào đó họ quan tâm nhiều tới sự hiện diện của tổng thống Mỹ W.Bush. Việc ông Bush tới Sydney tham dự APEC thực sự làm cho không khí của Sydney “nóng” lên rất nhiều. Cả tháng nay, dân Úc nói chung và Sydney nói riêng tỏ ra sốt sắng không biết đón tiếp vị chủ nhân của Nhà Trắng như thế nào cho “phải đạo”. Các tổ chức hòa bình, chống chiến tranh thì kêu gọi mọi người xuống đường phản đối chính sách đối ngoại hiếu chiến của Tổng thống W.Bush, đặc biệt là cuộc chiến tranh Iraq do Hoa Kỳ phát động.

 

Nhiều người dân Úc tỏ ra hết sức bực dọc trước việc cuộc sống của họ bị quấy rầy, đặc biệt trước những phiền toái mà ông “vua đường phố” (ám chỉ Bush) gây ra cho họ. Vào đêm 5/9 khi chiếc chuyên cơ Air Force One của tổng thống Mỹ hạ cánh xuống sân bay Sydney, nhiều người dân tỏ ra bực tức vì đã phải dừng xe mất gần ba tiếng đồng hồ chỉ vì phải nhường đường cho phái đoàn của ông Bush đi qua. Một thanh niên biểu trên kênh truyền hình 9 (Channel 9) của Úc rằng: Thật không thể tin được rằng, cả thành phố Sydney đã phải ngừng lại chỉ vì một người!

 

sys4
 

Có lẽ đoán trước được thái độ không mấy thiện cảm của người dân Úc, Tổng thống Bush, trước các phóng viên báo chí và truyền hình, đã ngỏ lời ngỏ ý xin lỗi trước người dân Úc về những phiền toái có thể gây ra đối với họ. Chỉ sau vài tiếng có mặt tại Sydney, Tổng thống Bush đã được “chào đón” bằng những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh đầu tiên. Giới học sinh và sinh viên tại các trường học đã tham gia đông đảo vào trong cuộc biểu tình hòa bình đầu tiên này.

Trong thời gian ở lại Sydney, Tổng thống W.Bush sẽ lưu lại trong khách sạn InterContinental Hotel nằm cách Nhà sò khoảng mấy phút đi bộ. An ninh tại khu vực xung quanh khách sạn của Tổng thống W.Bush đã được tăng cường tối đa và được bao bọc bởi một vành đai an toàn. Các nhân viên an ninh, mật vụ và bắn tỉa gim mình 24/24 giờ trên nóc các tòa nhà tay lăm lăm súng ống.

 

Vào sáng hôm qua, 6/9 cảnh sát Úc đã bắt giữ 11 thành viên của chương trình hài kịch Chaser của kênh truyền hình ABC sau khi nhóm này đóng giả thành viên cao cấp của phái đoàn Canada trên đường tiếp cận khách sạn mà Tổng thống Bush đang ở. Phái đoàn này có ba xe ô tô, có xe cảnh sát cùng nhân viên an ninh giả đi hộ tống. Họ đã vượt qua hai trạm kiểm soát của lực lượng an ninh Úc. Sau khi bị ngăn chặn kịp thời, cảnh sát lôi ra từ trong xe một người ăn mặc cải trang như trùm khủng bố Osama bin Laden. Nhóm này cho biết, họ làm như vậy để thử khả năng của lực lượng an ninh Úc. Cả 11 người này sẽ phải ra tòa vào đầu tháng 10/2007.

 

Một số tư liệu về APEC

 

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương được thành lập vào tháng 11/1989 theo sáng kiến của Thủ tướng Úc Bob Hawke với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tếvà chính trị.

 

Vào thời điểm sáng lập, APEC có 11 thành viên ban đầu trong đó có các nền kinh tế lớn như: Úc, Canada, Nhật Bản, New Zealand và Hoa Kỳ. Tới nay đã có tổng cộng 21 thành viên. Việt Nam tham gia APEC từ tháng 11/1998.

 

Các thành viên APEC hiện chiếm hơn ½ diện tích lãnh thổ, gần 60% dân số, 70% nguồn tài nguyên trên thế giới, đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và 46% thương mại thế giới.

 

Cho tới thời điểm này, APEC đã trải qua 15 hội nghị cấp cao.

  • Phạm Cao Cường (Trường Chính trị và Quan hệ Quốc tế  - ĐH New South Wales)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,