Argentina vào tứ kết: Số 10 hiện tại và quá khứ
Cập nhật lúc 16:22, Thứ Ba, 29/06/2010 (GMT+7)
Lần đầu tiên sau 2 thập kỷ, Argentina mới lọt vào tứ kết World Cup mà không phải nhờ đến khoảng thời gian đá thêm giờ. Nhưng khó có thể nói 90 phút trước Mexicolà một màn trình diễn hoàn hảo. Trước khi tái ngộ đối thủ nhiều d-uyên nợ Đức ở tứ kết, Maradona vẫn còn khá nhiều điều phải làm.
TIN LIÊN QUAN |
|
---|---|
ĐT Argentina: Liệu đã thực sự lớn mạnh? |
Lần đầu tiên sau 2 thập kỷ, Argentinamới lọt vào tứ kết World Cup mà không phải nhờ đến khoảng thời gian đá thêm giờ. Nhưng khó có thể nói 90 phút trước Mexicolà một màn trình diễn hoàn hảo. Trước khi tái ngộ đối thủ nhiều duyên nợ Đức ở tứ kết, Maradona vẫn còn khá nhiều điều phải làm.
Giống như cái cách người Anh đặt câu hỏi rằng ĐT Đức sẽ thể hiện tâm lý và chiến thuật ra sao nếu như cú sút của Lampard được công nhận là một bàn thắng, Mexico có quyền đặt nghi vấn tương tự về tình huống mở tỷ số của Carlos Tevez vào lưới họ. Trước khi xảy ra biến cố ấy, Argentinađã bế tắc hoàn toàn trước hàng phòng ngự của đội bóng Trung Mỹ, và thậm chí còn không ít lần bị đe dọa bởi những cú sút nguy hiểm của Salcido và Guardado. Nếu như không gặp phải sự ức chế về mặt tâm lý, rất có thể hệ thống chiến thuật của Mexicođã không mắc phải những sai lầm đáng trách.
Nói như vậy không có nghĩa Argentinakhông xứng đáng với tấm vé lọt vào tứ kết. Sự lạnh lùng của Higuain trong bàn nâng tỷ số lên 2-0 thể hiện bản lĩnh của một sát thủ, dù rằng trước đó Osorio đã mắc một sai lầm nghiêm trọng. Tevez cũng đánh dấu một ngày tuyệt vời bằng cú nã đại bác không thể đẹp mắt hơn. Rõ ràng "số 11" xứng đáng là cầu thủ xuất sắc nhất ở trận đấu này.
Nhưng trái với màn trình diễn xuất sắc của Tevez, phong độ của Messi trước Mexicolại là điều đáng phải suy nghĩ. Dù rằng cũng có một pha kiến tạo thành bàn, nhưng quả thực "số 10" đã chơi một trận tệ nhất kể từ đầu giải. Không ai trách anh khi cơn khát ghi bàn vẫn chưa thể giải tỏa. Nhưng với việc quá ham rê dắt trong nhiều tình huống đáng lẽ phải chuyền, Messi khiến người ta lo ngại bởi hai điều: 1) Nếu những hậu vệ nóng đầu của Mexico ngày hôm qua rắn hơn chút nữa, hẳn anh đã phải ghé thăm bệnh viện, và 2) Nguy cơ mắc bệnh sao, khi thể hiện cái tôi quá lớn trong đội bóng.
Trước đây, Maradona từng chỉ trích kịch liệt Messi về những pha bóng quá cá nhân, nhưng bây giờ thì khác. Ông đã đặt anh vào vị trí của một số 9 rưỡi, và cố gắng để xây dựng hình ảnh của chính mình khi xưa. Và trong một phát biểu mới nhất, Maradona tuyên bố cần phải bảo vệ Messi, nhất là khi anh là đối tượng thường trực của các hậu vệ đối phương.
Giống như cái cách người Anh đặt câu hỏi rằng ĐT Đức sẽ thể hiện tâm lý và chiến thuật ra sao nếu như cú sút của Lampard được công nhận là một bàn thắng, Mexico có quyền đặt nghi vấn tương tự về tình huống mở tỷ số của Carlos Tevez vào lưới họ. Trước khi xảy ra biến cố ấy, Argentinađã bế tắc hoàn toàn trước hàng phòng ngự của đội bóng Trung Mỹ, và thậm chí còn không ít lần bị đe dọa bởi những cú sút nguy hiểm của Salcido và Guardado. Nếu như không gặp phải sự ức chế về mặt tâm lý, rất có thể hệ thống chiến thuật của Mexicođã không mắc phải những sai lầm đáng trách.
Nói như vậy không có nghĩa Argentinakhông xứng đáng với tấm vé lọt vào tứ kết. Sự lạnh lùng của Higuain trong bàn nâng tỷ số lên 2-0 thể hiện bản lĩnh của một sát thủ, dù rằng trước đó Osorio đã mắc một sai lầm nghiêm trọng. Tevez cũng đánh dấu một ngày tuyệt vời bằng cú nã đại bác không thể đẹp mắt hơn. Rõ ràng "số 11" xứng đáng là cầu thủ xuất sắc nhất ở trận đấu này.
Nhưng trái với màn trình diễn xuất sắc của Tevez, phong độ của Messi trước Mexicolại là điều đáng phải suy nghĩ. Dù rằng cũng có một pha kiến tạo thành bàn, nhưng quả thực "số 10" đã chơi một trận tệ nhất kể từ đầu giải. Không ai trách anh khi cơn khát ghi bàn vẫn chưa thể giải tỏa. Nhưng với việc quá ham rê dắt trong nhiều tình huống đáng lẽ phải chuyền, Messi khiến người ta lo ngại bởi hai điều: 1) Nếu những hậu vệ nóng đầu của Mexico ngày hôm qua rắn hơn chút nữa, hẳn anh đã phải ghé thăm bệnh viện, và 2) Nguy cơ mắc bệnh sao, khi thể hiện cái tôi quá lớn trong đội bóng.
Trước đây, Maradona từng chỉ trích kịch liệt Messi về những pha bóng quá cá nhân, nhưng bây giờ thì khác. Ông đã đặt anh vào vị trí của một số 9 rưỡi, và cố gắng để xây dựng hình ảnh của chính mình khi xưa. Và trong một phát biểu mới nhất, Maradona tuyên bố cần phải bảo vệ Messi, nhất là khi anh là đối tượng thường trực của các hậu vệ đối phương.
Món nợ với người Đức
Hè 2006, khi những vũ công Tango gục ngã trước cỗ xe tăng Đức trên chấm luân lưu, cả đất nước Argentina đã oán thán Jose Pekerman vì ông đã nhốt Messi suốt cả 120 phút thi đấu. Bốn năm sau, điều ấy chắc chắn sẽ không lặp lại, bởi Messi bây giờ đã là một nhân tố không thể thiếu trong hệ thống thi đấu của Albiceleste. Thậm chí, Maradona đã xây dựng anh làm trung tâm của đội bóng.
Ở Mexico 86, tính đến trước vòng tứ kết, Maradona chỉ ghi được vỏn vẹn 1 bàn thắng, nhưng sau đó, ông đã lập liên tiếp hai cú đúp để đưa ĐTQG lên ngôi vô địch. Có một sự trùng hợp nào giữa quá khứ và hiện tại khi Messi chưa một lần trực tiếp lập công, song vẫn được xem là thủ lĩnh lối chơi của cả đội, vẫn bị chặt chém liên tiếp giống như Maradona khi xưa? Sẽ thật là khiên cưỡng nếu cố gắng so sánh họ với nhau. Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho Messi nếu anh nhập cuộc với tâm lý rằng đây là một món quà mà Maradona trao tặng, trái hẳn với sự ghẻ lạnh của Pekerman 4 năm về trước. Còn nếu vẫn giữ ý nghĩ rằng mình là người không thể thiếu của Albiceleste, anh sẽ phải gánh một sức ép cực kỳ lớn.
Đức không phải Mexico. Đội bóng ấy là tập hợp của những bầu máu nóng nhưng cũng sẵn sàng mang đến một tư duy thực dụng. Và sau những sai lầm liên tiếp của các trọng tài, những dịp may hiếm có trước Mexicosẽ rất khó lặp lại. Trong trận cầu đầy duyên nợ sắp tới, Argentinasẽ đụng một liều thuốc thử thực sự cho tham vọng của họ. Với cả Messi và Maradona, hai số 10 của quá khứ và hiện tại, đó đều sẽ là những thử thách rất lớn về tài năng và bản lĩnh.
Hè 2006, khi những vũ công Tango gục ngã trước cỗ xe tăng Đức trên chấm luân lưu, cả đất nước Argentina đã oán thán Jose Pekerman vì ông đã nhốt Messi suốt cả 120 phút thi đấu. Bốn năm sau, điều ấy chắc chắn sẽ không lặp lại, bởi Messi bây giờ đã là một nhân tố không thể thiếu trong hệ thống thi đấu của Albiceleste. Thậm chí, Maradona đã xây dựng anh làm trung tâm của đội bóng.
Ở Mexico 86, tính đến trước vòng tứ kết, Maradona chỉ ghi được vỏn vẹn 1 bàn thắng, nhưng sau đó, ông đã lập liên tiếp hai cú đúp để đưa ĐTQG lên ngôi vô địch. Có một sự trùng hợp nào giữa quá khứ và hiện tại khi Messi chưa một lần trực tiếp lập công, song vẫn được xem là thủ lĩnh lối chơi của cả đội, vẫn bị chặt chém liên tiếp giống như Maradona khi xưa? Sẽ thật là khiên cưỡng nếu cố gắng so sánh họ với nhau. Sẽ dễ dàng hơn nhiều cho Messi nếu anh nhập cuộc với tâm lý rằng đây là một món quà mà Maradona trao tặng, trái hẳn với sự ghẻ lạnh của Pekerman 4 năm về trước. Còn nếu vẫn giữ ý nghĩ rằng mình là người không thể thiếu của Albiceleste, anh sẽ phải gánh một sức ép cực kỳ lớn.
Đức không phải Mexico. Đội bóng ấy là tập hợp của những bầu máu nóng nhưng cũng sẵn sàng mang đến một tư duy thực dụng. Và sau những sai lầm liên tiếp của các trọng tài, những dịp may hiếm có trước Mexicosẽ rất khó lặp lại. Trong trận cầu đầy duyên nợ sắp tới, Argentinasẽ đụng một liều thuốc thử thực sự cho tham vọng của họ. Với cả Messi và Maradona, hai số 10 của quá khứ và hiện tại, đó đều sẽ là những thử thách rất lớn về tài năng và bản lĩnh.
111 (km/h): Có lẽ bất cứ khán giả nào tại sân Soccer City cũng đồng cảm với những nỗ lực tuyệt vọng của Oswaldo Perez trong pha bay người để cố gắng cản phá cú sút xa của Tevez. Sau trận đấu, máy tính đã đo được vận tốc trái bóng khi ấy lên tới 111 km/h, tức là còn nhanh hơn cả pha sút như tên lửa Tomahawk của Ronaldo vào lưới Zurich ở Champions League mùa giải trước (103km/h). 479: Cơn khát bàn thắng của Lionel Messi trong màu áo ĐTQG đã kéo dài đến 479 phút. Lần gần nhất anh lập công cho Albiceleste là quả phạt đền vào lưới ĐT TBN hồi tháng 12 năm ngoái (Argentina thua 1-2).
|
(Theo Thể Thao Văn Hoá)
,