“Giải mã” cú sút thần sầu của Roberto Carlos
Cập nhật lúc 07:57, Thứ Bảy, 25/09/2010 (GMT+7)
13 năm đã trôi qua, nhưng người yêu bóng đá vẫn luôn cảm thấy bàng hoàng mỗi khi xem lại bàn thắng kinh điển của Roberto Carlos. Cú sút theo quỹ đạo “hình quả chuối” vào lưới đội tuyển Pháp của anh đến bây giờ vẫn gây nhiều tranh cãi vì tính “phản khoa học”.
Trong trận đấu giữa Pháp và Brazil tại Cúp Tứ hùng năm 1997, đội khách đến từ Nam Mỹ có pha sút phạt ở cự ly 32 mét. Người nhận trách nhiệm đã phạt quen thuộc vẫn là Carlos và anh thực hiện bước chạy đà khoảng 10 mét. Cú nã đại bác sau đó là bàn thắng kinh điển đi vào lịch sử của bóng đá thế giới. Trái banh đi lượn vòng cung qua sát hàng rào và ghim thẳng vào góc xa khung thành Pháp. Nhiều người cho rằng cú sút ấy chỉ là 1 may mắn nhưng sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học lại không nghĩ như vậy.
“Điều xảy ra trong ngày hôm đó thật quá đặc biệt”, nhà nghiên cứu David Quere nói, “Chúng ta đã được chứng kiến một thứ đi ngược lại với logic và có thể sẽ không bao giờ thấy nó thêm lần nữa”.
Quere là một nhà khoa học tại viện kỹ thuật ESPCI của Paris. Ông cùng các đồng nghiệp đã cố gắng giải thích quỹ đạo cú sút của hậu vệ Brazil. Họ tiến hành thí nghiệm lấy một khẩu súng lục nhỏ và bắn vào trong nước, khi ấy tốc độ của viên đạn là hơn 100 km/giờ - gần với tốc độ cú “nã đại bác” của Carlos – và thấy rằng viên đạn cũng xoắn tròn và dần dần di chuyển vòng cung.
“Tôi nghĩ để tác động đến quỹ đạo của trái bóng tốt nhất là khi nó đang di chuyển chậm, hoặc là đứng yên như trong trường hợp của Carlos”, Quere nói, “Khi ấy quỹ đạo của trái bóng sẽ có xu hướng đi theo xoắn ốc dễ hơn. Khi Michel Platini hay David Beckham thực hiện đá phạt từ cự ly 20 mét, trái bóng cũng đi theo hình cung. Nhưng tất cả đều không giống với bàn thắng của Roberto Carlos. Quỹ đạo của anh ấy khác rất nhiều bởi ảnh hưởng của lực sút cũng như khoảng cách điểm đá phạt. Các cầu thủ khác cũng có thể lập lại điều này, với điều kiện trái bóng được sút đủ mạnh và ở cự ly khoảng 40 mét”.
Vào thời điểm ấy, Roberto Carlos tuyên bố những cú “nã đạn” của mình từ trước tới giờ vẫn luôn như thế, điển hình là pha sút phạt vào lưới Roma khi anh còn chơi cho Inter Milan năm 1997.
“Thật là khó để nói đấy có phải là bàn thắng may mắn hay không”, Quere tiếp tục, “Tôi nghĩ việc Roberto Carlos luôn luôn nhận trách nhiệm đá những quả phạt ở cự ly xa, đã giúp anh ấy có lợi thế để điều chính quỹ đạo trái bóng theo ý muốn”.
Fabien Barthez, người đứng như “trời trồng” trong tình huống ấy, cho rằng anh đã mắc lỗi trong điều chỉnh hàng rào. Nhưng Quere khẳng định thủ môn người Pháp cũng không thể làm gì hơn nếu thời gian có quay trở lại: “Barthez là một thủ môn giỏi và đang có phong độ đỉnh cao vào thời điểm ấy. Nhưng quỹ đạo trái bóng là quá kỳ dị và anh ấy sẽ lại đứng im mà thôi”.
Quere là một nhà khoa học tại viện kỹ thuật ESPCI của Paris. Ông cùng các đồng nghiệp đã cố gắng giải thích quỹ đạo cú sút của hậu vệ Brazil. Họ tiến hành thí nghiệm lấy một khẩu súng lục nhỏ và bắn vào trong nước, khi ấy tốc độ của viên đạn là hơn 100 km/giờ - gần với tốc độ cú “nã đại bác” của Carlos – và thấy rằng viên đạn cũng xoắn tròn và dần dần di chuyển vòng cung.
“Tôi nghĩ để tác động đến quỹ đạo của trái bóng tốt nhất là khi nó đang di chuyển chậm, hoặc là đứng yên như trong trường hợp của Carlos”, Quere nói, “Khi ấy quỹ đạo của trái bóng sẽ có xu hướng đi theo xoắn ốc dễ hơn. Khi Michel Platini hay David Beckham thực hiện đá phạt từ cự ly 20 mét, trái bóng cũng đi theo hình cung. Nhưng tất cả đều không giống với bàn thắng của Roberto Carlos. Quỹ đạo của anh ấy khác rất nhiều bởi ảnh hưởng của lực sút cũng như khoảng cách điểm đá phạt. Các cầu thủ khác cũng có thể lập lại điều này, với điều kiện trái bóng được sút đủ mạnh và ở cự ly khoảng 40 mét”.
Vào thời điểm ấy, Roberto Carlos tuyên bố những cú “nã đạn” của mình từ trước tới giờ vẫn luôn như thế, điển hình là pha sút phạt vào lưới Roma khi anh còn chơi cho Inter Milan năm 1997.
“Thật là khó để nói đấy có phải là bàn thắng may mắn hay không”, Quere tiếp tục, “Tôi nghĩ việc Roberto Carlos luôn luôn nhận trách nhiệm đá những quả phạt ở cự ly xa, đã giúp anh ấy có lợi thế để điều chính quỹ đạo trái bóng theo ý muốn”.
Fabien Barthez, người đứng như “trời trồng” trong tình huống ấy, cho rằng anh đã mắc lỗi trong điều chỉnh hàng rào. Nhưng Quere khẳng định thủ môn người Pháp cũng không thể làm gì hơn nếu thời gian có quay trở lại: “Barthez là một thủ môn giỏi và đang có phong độ đỉnh cao vào thời điểm ấy. Nhưng quỹ đạo trái bóng là quá kỳ dị và anh ấy sẽ lại đứng im mà thôi”.
Theo Thethaovanhoa.vn
,