,
221
10782
Bình Luận Thể Thao
binhluanthethao
/thethao/binhluanthethao/
1232005
Nam Định đi play-off: Pháo đài nứt móng
0
Article
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

Nam Định đi play-off: Pháo đài nứt móng

Cập nhật lúc 06:57, Thứ Tư, 26/08/2009 (GMT+7)
,

- Đã có một thời, chưa lâu lắm, Nam Định còn được coi là một pháo đài bất khả xâm phạm ở V-League. Nhưng nay thì "pháo đài" ấy suýt bị bắn hạ và may mắn lắm mới được đi play-off. Âu cũng là một cú hích cho bóng đá thành Nam!

>> Các trọng tài còn quá e dè trong xử lý
>>
V-League 2009 & những cái nhất
>> V-League hạ màn: Không thể & có thể

>>
QK4 thoát hiểm, TP.HCM rớt hạng, Nam Định đi play-off
>>
Chuyên gia dự đoán: "QK4 mới là nguy nhất!"
>> Lượt đi:
Vòng 13 V-League: HA.GL, QK4 rủ nhau thắng to
>> HLV Lư Đình Tuấn: "Nếu TPHCM xuống hạng"...

Căn cứ địa hay ốc đảo?

Bóng đá Nam Định từ thời V-League mới khai hoang đã có một vị trí rất đáng nể. Họ không quá mạnh nhưng bao giờ cũng đủ lực để tự nuôi mình (thậm chí còn nuôi nhiều đối tác, khi cần).

Chính vì thế mà mối quan hệ của Nam Định với các đội bóng khác thuộc dạng khăng khít, càng tỉnh lẻ như họ càng bền chặt. Họ cho đi cũng nhiều, mà nhận về cũng không ít.

BHL Nam Định. Ảnh: Đức Anh
Vắng "sếp" Xuân và "tướng" Hảo, Nam Định thành kẻ thế cô ở V-League. Ảnh: Đức Anh

Điển hình như mùa giải 2001, Nam Định đã gần như mặc kệ cho Cảng Sài Gòn nã vào lưới mình đến 6 bàn, qua đó gián tiếp giúp SLNA vô địch. Vụ này sau đó bị phanh phui và làm rầm rĩ, nhưng thành Nam vẫn bình yên.

Hoặc mùa giải 2003, đến lượt HA.GL trả nghĩa cho Nam Định bằng một trận thua đẹp trên sân Thiên Trường đang xây dựng vẫn còn nham nhở. Khách nhận vòng nguyệt quế, còn chủ nhà cũng vui như mở hội với giải Ba.

Sở dĩ Nam Định "kết bạn bốn phương" được như vậy, dù họ chỉ là một CLB nghèo, là do có một "ông trùm mafia" máu mặt trong làng thể thao Việt Nam. Nhắc đến Nam Định là y như rằng người ta phải ngả mũ trước "sếp" Xuân.

Ông cựu Giám đốc sở Đỗ Thanh Xuân từ Nam chí Bắc đâu đâu cũng có chiến hữu, ngành dọc ngành ngang thông thạo cả. Nhiều người ghét ông vì cái tính thét ra lửa, ăn nói phũ phàng, nhưng tựu trung lại, đều phải nể ông làm được những việc... tày trời.

Chuyện sân Thiên Trường khai mạc bằng chính kịch bản của sân Mỹ Đình được cho là một tay ông Xuân đạo diễn, um sùm mất một dạo rồi cũng hòa cả làng. Từ ngày đó, uy danh của ông Xuân nổi như cồn, nhưng ngay chính tại quê nhà, người ta lại sợ ông nem nép.

Nam Định cũng vì thế mà từ lâu đã tồn tại như một căn cứ địa của những tàn dư cũ, và như một ốc đảo trong xu thế phát triển chung. Cứ thế, nó lạc hậu và tụt lùi mà không ai nhận thấy...

Nam Định TPHCM. Ảnh: Đức Anh
Nam Định (vàng) cũng đang sống mòn như TP.HCM. Ảnh: Đức Anh

Có lẽ bây giờ, rất hiếm nơi mà cầu thủ trẻ bị ràng buộc bởi những bản hợp đồng đào tạo có giá trị ít nhất là đến 23 tuổi. Lương, thưởng giữa thời chuyên nghiệp hóa cũng chỉ đều đều ở mức trên dưới chục triệu, nghĩa là chưa bằng thu nhập của đội U-17 Thể Công.

Và điều tất yếu là thành tích của đội bóng cứ xuống dốc không phanh. Từ chỗ phấn đấu vào Top này Top nọ, vài mùa bóng gần đây, Nam Định chỉ an phận với mục tiêu trụ hạng.

Kể từ sau khi Amaobi ra đi, cũng không còn ngôi sao ngoại nào cập bến Thiên Trường nữa. Ekaphan, Muranda, rồi bây giờ là thế hệ của Chinedu, Phillip... tất cả đều chỉ hàng "ế" ở những nơi khác dồn về.

Bóng đá Nam Định cũng đang đi theo đúng lộ trình của bóng đá TPHCM, khác chăng là một đã "qua đời", còn một vẫn đang... ngắc ngoải.

Cách mạng từ đâu?

Nam Định mùa này không rớt hạng thẳng đã là may mắn cho họ lắm. Bởi vì thực ra, nếu TP.HCM biết tận dụng những cơ may mà Bình Dương đã vô tình, hoặc hữu ý mở ra thì chính Nam Định mới là người "book vé" về hạng Nhất.

Rất nhiều cầu thủ Nam Định đá trên sân Đồng Tháp cứ đinh ninh rằng thế là đã... tắt. Hết trận, nghe tin được đi play-off mà họ mừng như chết đi sống lại.

Nhưng công bằng mà nói, không ít người Nam Định vẫn lửng lơ, chẳng biết nên vui hay buồn. Thà cứ tụt hạng có khi lại còn hay hơn là cứ thoi thóp kiểu này.

Đức Dương Nam Định. Ảnh: Đức Anh
Nam Định mùa sau khó mà giữ chân được Đức Dương. Ảnh: Đức Anh

Trước mắt họ vẫn còn một cơ hội nữa để bảo toàn "danh tiết". Nam Định vốn vẫn tự hào là một trong số những đội bóng chưa từng xuống hạng kể từ khi leo lên chiếu cao nhất của bóng đá Việt Nam (1997).

Tuy nhiên, ngay cả khi thắng trận play-off thì sự tồn tại cho mùa sau của thầy trò HLV Nguyễn Thế Cường vẫn cứ là một dấu hỏi to đùng. Trái bóng V-League đang lăn theo quỹ đạo của đồng tiền, cơ chế kiểu cũ liệu có ngăn được một cuộc đào thoát tập thể?

Ngoại binh tốt thì chắc là không đến lượt rồi, nếu vẫn cứ giữ cái khung 2.000 USD lương tháng và 20.000 USD "lót tay" như cũ. Nội binh tốt thì chưa hết giải năm nay đã tấp tểnh muốn đi.

HP.HN cách đây 3 năm, khi còn đầy tham vọng, đã vô cùng thèm khát có được Đức Dương. Bây giờ vẫn thế. Nhưng không chỉ HP.HN, mà Hải Phòng, T&T HN, và đáng kể nhất là Ninh Bình cũng đang muốn kéo Dương về.

Hợp đồng của Đức Dương với Nam Định sẽ kết thúc sau mùa bóng này. Nam Định sẽ không thể giữ chân Dương nếu không thay đổi cách đầu tư quen thuộc: rất ít quyền lợi nhưng lại vô cùng nhiều trách nhiệm.

Nam Định càng không thể giữ chân Dương bằng cách quản lý cũ mèm: mệnh lệnh. Đó chính là cách quản lý đã khiến Văn Sỹ phải "bán xới" chỉ sau một trận đấu kỷ niệm cùng thế hệ vàng, rồi sau đó, cả thành Nam ngậm ngùi nhìn đứa con của mình thành đạt ở mảnh đất láng giềng Ninh Bình.

Mà Đức Dương đi, nghĩa là Văn Biển, Quang Huy, Thanh Tùng..., những người còn hữu ích ở vị trí của họ cũng sẽ đi. Lứa trẻ hơn, như Danh Ngọc, Nhật Nam, Mạnh Dũng... nếu có vì luật mà ở lại thì cũng không còn tâm trí đâu mà cống hiến.

Đó mới là điều nguy hiểm nhất, còn nguy hiểm hơn cả việc "sếp" Xuân đã về hưu hay "tướng" Hảo đa mưu túc trí không còn ngồi ghế huấn luyện. Một Nam Định vừa thế cô vừa bị rút ruột thì tương lai như thế nào có lẽ không cần phân tích quá nhiều...

  • Anh Đức

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,