Phiên chợ chuyển nhượng đầu năm: Premiership ế ẩm
Qua rồi cái thời vung tiền "shopping"
Đối với tất cả những "đại gia" hàng đầu Ngoại hạng, thị trường chuyển nhượng mùa đông mở cửa vào tháng 1 là nơi để giới báo chí nhảy vào tung hê, đưa ra vô số tin đồn. Bởi họ thừa hiểu, chỉ có thể kiếm được những món hàng giá rẻ trong thời buổi "người khôn của khó" hiện nay.
Theo Wenger, hầu hết đội bóng ở Premiership đang gặp khó khăn tài chính - Ảnh: AP |
Hơn một nửa CLB trong số 20 thành viên tại Premiership bước vào mùa đông với cái hầu bao èo uột. Nếu muốn mua tân binh, họ cần phải phụ thuộc vào khoản tiền kiếm được từ việc bán đi một vài nhân tố trong đội hình.
Các HLV đều gửi thông báo đến những "cò chuyển nhượng" về mẫu cầu thủ mà họ muốn chiêu mộ. Có thể là một trung vệ cao to, tiền đạo "mắn" bàn thắng, hay nhà kiến thiết cơ động... nhưng cũng không quên "thòng" thêm, mục tiêu ấy phải sắp đáo hạn hợp đồng, hoặc được CLB chủ quản cho mượn và mức lương đòi hỏi không quá cao.
Đó là điều thực tế trong cuộc sống bóng đá khắc nghiệt ở xứ sương mù. Qua rồi cái thời nhà nhà đua nhau vung tiền mua sắm. Giờ đây, những nhà môi giới, từng kiếm được kha khá tiền trong các thương vụ trước kia cũng đành lắc đầu khi nói về thị trường chuyển nhượng hiện tại.
Khi Wenger đưa ra quan điểm cá nhân hồi tuần trước, hầu hết cò đại diện đều gật đầu đồng ý: "Tháng 1 sẽ không còn bận rộn. Ít người nhận ra rằng, dòng tiền chảy vào bóng đá ngày càng khan hiếm. Trong 13 năm làm việc tại xứ sương mù, đây là thời điểm tôi thấy tình hình tài chính tồi tệ nhất của môn thể thao vua.
Chẳng có lý do gì để lạc quan về một thị trường chuyển nhượng sôi động, khi hầu hết CLB đều lâm vào cảnh khó khăn tài chính. Không ít đội bóng đang chạy vạy tìm thêm nguồn thu để kịp trả nợ đúng hạn. Và đó là những gì đang xảy trong Thế giới bóng đá".
Portsmouth đang khốn đốn vì nợ nần, không có tiền trả lương cho cầu thủ - Ảnh: D.M |
Điển hình là Portsmouth, nơi mà
Khi Fulham mượn Montella từ AS Roma tháng 1/2007, hợp đồng trị giá 2 triệu bảng. Nếu quy đổi theo tỉ giá hiện hành, với việc đánh thuế thu nhập 50% đối với những cá nhân kiếm được trên 150.000 bảng/năm, giao kèo trên sẽ có giá 3,7 triệu bảng trong mùa đông này, tăng gần gấp đôi so với hai mùa trước.
Các "ông lớn" dè dặt
HLV Arsene Wenger có lẽ may mắn hơn nhiều đồng nghiệp. Arsenal đang sẵn lượng tiền mặt 100 triệu bảng, tức 1/3 khoản dự trữ để CLB trả nợ.
Cho dù nhận thức khoản nợ 300 triệu bảng sau khi xây dựng SVĐ Emirates, nhưng "giáo sư" người Pháp cũng được BLĐ bật đèn xanh "shopping" nhằm củng cố tham vọng đua tranh ngôi vô địch.
Năm ngoái, Wenger đã vớ được món hời lớn - Andrey Arshavin. Và nay, ông cũng đang cố gắng thực hiện phi vụ tương tự -
Không có tiền, Liverpool đành ngắm những cầu thủ cho mượn như Nistelrooy - Ảnh: Reuters |
Đã bật bãi khỏi Champions League, lại phải trầy trật tìm đường về Tốp 4 Ngoại hạng, Liverpool là đội bóng cần cải tổ và tăng cường binh lực nhất lúc này. Trớ trêu thay, Benitez chẳng có một xu để đi chợ.
Thế nên, các nhà tuyển trạch Liverpool đã sang tận Madrid gõ cửa cầu xin Real và Atletico "nhả" Van Nistelrooy, Maxi Rodriguez dưới dạng cho mượn. Trong khi, "mớ hàng tồn" tại Anfield, gồm Babel, Voronin, Degen, Dossena vẫn chẳng được ai ngó ngàng tới.
Đến Chelsea, lại xảy ra những điều trái ngược. Tỉ phú Abramovich đánh tiếng sẵn sàng cung cấp ngân quỹ khổng lồ (khoảng 50 triệu bảng) để Ancelotti thả phanh mua sắm. Nhưng thật lạ, chiến lược gia người Italia khăng khăng bảo lưu quan điểm, dùng hàng cũ và đặt niềm tin vào lớp trẻ.
Còn ở thành Manchester, "người anh cả" Man Utd không được dư dả như "cậu em ồn ào" Man City. Dù thu về 80 triệu bảng từ vụ Ronaldo, nhưng Sir Alex hiểu, trong tình cảnh CLB vẫn phải oằn lưng trả nợ từng năm cho nhà Glazer, chuyện thắt lưng buộc bụng cũng là điều nên làm.
Mức giá 40 triệu bảng mà Benfica yêu cầu trong thương vụ Di Maria là quá cao - Ảnh: Getty |
Hơn nữa, theo nhà cầm quân mới bước sang tuổi 68, diễn biến chuyển nhượng một năm trở lại đây quá bất thường. Ai có "hàng nóng" được nhiều đại gia quan tâm thì thi nhau hét giá, khiến người muốn mua cũng phát hoảng.
Đơn cử như Luiz Suarez (Ajax), Angel Di Maria (Benfica) hay Jack Rodwell (Everton)... đều rất giàu tiềm năng và có triển vọng. Nhưng liệu mức phí 30 đến 40 triệu bảng mà CLB chủ quản của họ đưa ra có hợp lý trong bối cảnh hiện nay?
Với Man City, câu chuyện lại rẽ sang hướng khác. Mười sáu tháng kể từ sau khi Thaksin Shinwanatra sang tên CLB cho
Những "siêu cò" như Pini Zahavi, Jorge Mendes, Ribeiro... có thể mỉm cười, nếu đặt chân xuống City of Manchester. Bởi đây là mảnh đất màu mỡ duy nhất mà họ có thể kiếm bộn tiền hoa hồng từ các thương vụ như Ibrahimovic, Maicon, Chiellini...
- Anh Vũ