'Trốn tuyển', lỗi không chỉ ở cầu thủ
- Chuyện cầu thủ được triệu tập lên ĐTQG nhưng xin rút vì nhiều lý do không phải chuyện mới nhưng xảy ra càng nhiều. Hãy cùng chia sẻ ý kiến, quan điểm với các HLV, chuyên gia của BĐVN.
HLV Trần Văn Phúc: "Hãy nâng cao nhận thức, mặt bằng tư tưởng cho cầu thủ"
"Được gọi lên đội tuyển là một vinh dự lớn, đó là danh dự. Tôi nghĩ các cầu thủ phải xác dịnh được điều đó để tham gia đội tuyển một cách tích cực và tự nguyện.
Không phải là người trong cuộc nên tôi không thể biết các cầu thủ đã xin rút lui khỏi đội tuyển thời gian qua có những bức xúc gì. Thế nhưng, thiết nghĩ, trước tiên, họ phải biết gạt sang một bên những suy nghĩ, bức xúc đó đã.
Thi đấu vì màu cờ sắc áo luôn là vinh dự lớn cho các cầu thủ. Ảnh: Reuter |
Bản thân tôi, nếu là HLV thì tôi sẽ khuyên nhủ, động viên các cầu thủ để họ có thể yên tâm, cống hiến sức mình cho màu áo đội tuyển quốc gia. Tôi cho rằng, hiện nay, trình độ, ý thức của các cầu thủ - VĐV Việt Nam còn thiếu và chúng ta cần phải nâng cao kiến thức, mặt bằng tư tưởng cho họ. Một khi các cầu thủ không muốn thi đấu và xin rút khỏi đội tuyển thì VFF và các HLV cũng không nên ép họ vì như thế cũng chẳng vui vẻ gì.
Đó là chưa nói đến chuyện, một khi các cầu thủ bị ép phải thi đấu sẽ thiếu tích cực, làm tổn hại đến hình ảnh của đội tuyển.
Các cầu thủ và chính chúng ta, dư luận, người hâm mộ cũng không thể trách HLV khi họ sử dụng cầu thủ này, không tạo cơ hội cho cầu thủ khác.
Việc xếp ai đá chính, ai dự bị, đó là quyền của HLV trưởng, và nếu cứ can thiệp hay bất mãn về chuyện này thì sẽ rất khó cho HLV, khó cho sự phát triển của BĐVN".
HLV Mai Đức Chung (Becamex Bình Dương): "Tự VĐV và các CLB phải ý thức được trách nhiệm của mình"
"Theo tôi, đã là yêu cầu của quốc gia, hơn nữa đây là ĐTQG thì các VĐV không được phép từ chối. Điều lệ của LĐBĐVN cũng đã quy định rồi.
Nhưng cũng không thể ép buộc họ thi đấu một khi đã không muốn. Ảnh: Đức Anh |
Trừ những trường hợp bất khả kháng như chấn thương, ốm đau, cưới hỏi... và được HLV trưởng chấp thuận thì VĐV mới có quyền xin rút khỏi đội tuyển. Các VĐV phải xác định được lên đội tuyển là vinh dự cho cá nhân cũng như các CLB. Chỉ khi lên đội tuyển, tên tuổi, thương hiệu của từng VĐV mới được đánh bóng, nhiều người biết đến, qua đó, khi chuyển đổi CLB, họ mới được đề nghị những bản hợp đồng có giá trị về tài chính.
Lên đội tuyển là vinh dự, trách nhiệm với mỗi VĐV và các CLB. Điều quan trọng là các VĐV phải tự hiểu được trách nhiệm của cá nhân, CLB với QG, vì QG là rộng, lớn hơn tất cả. Ở trường hợp của Becamex Bình Dương, năm ngoái, khi tôi về làm HLV trưởng, tôi rất cần các VĐV của mình ở nhà tập luyện và thi đấu nhưng vẫn phải động viên họ lên đội tuyển".
Ông nói: "Nếu đi vào cụ thể vấn đề, từng trường hợp sẽ rất khó nói mà phải nhìn rộng ra. Tại sao các cầu thủ lại nghĩ và hành động như thế? Không riêng gì các cầu thủ mà có rất nhiều vấn đề, tổ chức, cá nhân, cuộc sống xã hội còn chưa chuyên nghiệp". Theo vị chuyên gia này, không nên gọi sự kiện cầu thủ lấy lý do này nọ từ chối khoác áo ĐTQG là "trào lưu" hay "virus". Cuộc sống xã hội thời đại ngày nay đã tác động đến suy nghĩ của các cầu thủ, buộc họ phải tính toán, suy nghĩ thiệt hơn. "Cầu thủ bây giờ đã quá hiểu biết, họ cũng rút được kinh nghiệm từ những người đi trước nên buộc phải tính toán. Cũng không nên chỉ coi người Việt Nam mới có lòng yêu nước, trên thế giới ai cũng thế cả. Ở châu Âu, châu Phi... chuyện cầu thủ lấy lý do chấn thương, CLB giữ lại không cho về thi đấu đội tuyển đã xảy ra rất nhiều lần. Thế nên, tâm lý suy nghĩ này không chỉ của riêng cá nhân nào. Vấn đề mấu chốt là phải tìm ra được căn nguyên của "bệnh" để giải quyết đến nơi đến chốn.
Người hâm mộ luôn mong các cầu thủ thi đấu bằng tinh thần và nhiệt huyết vì màu cờ sắc áo tổ quốc. Ảnh: Hoàng Quân
Một chuyên gia lão làng của BĐVN không muốn nêu tên cho rằng, đây là một vấn đề tế nhị, đừng chỉ đổ lỗi cho các cầu thủ, coi họ là thiếu nhiệt tình, không hết sức mình vì màu cờ sắc áo Tổ quốc. Xét cho cùng, nhận thức của các cầu thủ bây giờ đã khác trước.