Đi tìm 'vũ khí bí mật' của Triều Tiên
- Những chàng trai bí ẩn đến từ bán đảo Triều Tiên sẽ trình làng "vũ khí" gì trong trận ra quân với "ông kẹ" Brazil?
Phòng ngự quyết liệt và... hiếu chiến
Trong những ngày mà không khí bóng đá sục sôi, các cầu thủ triệu phú trên đất Nam Phi trở thành nhân vật chính xuất hiện trên truyền hình.
Nhưng khi Triều Tiên đến Nam Phi chuẩn bị cho trận mở màn gặp Brazil, họ không nhận được ân sủng từ FIFA, phát sóng trực tiếp các trận cầu World Cup như 31 ĐTQG khác tham dự.
Háo hức chờ đón cuộc đối đầu Triều Tiên - Brazil - Ảnh: Getty |
Thay vì đi ngắm cảnh hoang mạc châu Phi và sống trong khách sạn 5 sao hạng sang, HLV Kim Jong-Hun dẫn đội bóng của mình đến tập luyện trong phòng gym địa phương.
Một nhóm cầu thủ chạy khởi động trên máy cùng sự tĩnh lặng. Một nhóm khác bận rộn ngoài hành lang với những thanh tạ nặng đến cả trăm kg. Đây là cơ hội hiếm có để quan sát về "bí mật lớn nhất làng túc cầu Thế giới" trong 1/4 Thế kỷ qua.
Kể từ ngày Triều Tiên chính thức vượt qua vòng loại, rất nhiều phóng viên tò mò muốn tìm hiểu về đội bóng kỳ lạ này. Nhưng hầu như chẳng ai biết chút gì về "các chàng trai Chollima" (biệt danh của tuyển Triều Tiên - Chollima là loài ngựa quý trong chuyện thần thoại).
Vô cùng khó khăn nếu muốn thâm nhập và Triều Tiên để xem các trận bóng quốc nội. Bởi thế, cách duy nhất để đánh giá về đoàn quân HLV
Cầu thủ Triều Tiên chơi bóng với một chút tinh tế và đặc biệt, tính tổ chức rất cao. Xuyên suốt quá trình đến Nam Phi, họ chỉ để thủng lưới 5 bàn. Cuộc chạm trán ở
Triều Tiên thường chơi chắc chắn và quyết liệt - Ảnh: Getty |
Chiến thuật của đội bóng Triều Tiên cũng giống như cách đất nước họ đối phó trên "bàn cờ chính trị": phòng thủ chắc, hiếu chiến, quyết liệt cùng niềm tự hào và rồi dẫn đến bế tắc.
Jong-Tae-Se, "Rooney của dân tộc Triều Tiên"
Chuyến tập huấn ở Thụy Sỹ và Áo hồi tháng trước cũng là cơ hội để Thế giới biết thêm về " vũ khi bí mật" của Triều Tiên. Anh hiếm khi xuất hiện ở Bình Nhưỡng, nhưng luôn được người dân nước này gọi bằng nickname trìu mến "Rooney của dân tộc". Anh là tiền đạo Jong Tae-Se!
"Mọi người đều thích gọi tôi là ’Rooney của nhân dân’. Nhưng tôi không muốn mình giống chàng tiền đạo người Anh. Tôi thích Drogba hơn" - Jong (sinh ở Nhật nhưng lớn lên tại Triều Tiên) cười vui vẻ nói về biệt danh của mình cho các phóng viên. Anh là một trong 3 cầu thủ Triều Tiên đang thi đấu ở Nhật.
"Jong Tae-Se là tiền đạo rất cừ. LĐBĐ Nhật Bản muốn anh khoác áo ĐT nước này, nhưng cuối cùng Jong đã chọn Triều Tiên" - Lee Ji-Seon, phóng viên của kênh truyền hình hình Asahi giải thích. "Ngày đầu tập luyện cùng các đồng đội ở tuyển Triều Tiên, Jong gặp nhiều khó khăn về vấn đề truyền đạt thông tin. Nhưng giờ mọi thứ đã trở nên suôn sẻ".
Jong Tae-Se (12) sẽ là "vũ khí" lợi hại trên hàng công Triều Tiên - Ảnh: Getty |
Chính trị luôn song hành cùng bóng đá Triều Tiên, nhất là khi Hàn Quốc đụng Triều Tiên tại vòng loại World Cup. Trận lượt đi giữa hai đội đã phải chuyển địa điểm thi đấu sang Trung Quốc.
Ở lượt về, Triều Tiên bại trận tại Seoul. Những người phương Bắc đã buộc tội Hàn Quốc bí mật đầu độc các thành viên Triều Tiên trước giờ bóng lăn và quy kết đó như "hành động đối đầu" với Bình Nhưỡng.
World Cup lần này diễn ra trong thời điểm không thể tệ hơn. Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang trở nên cực kỳ căng thẳng, khi Hàn Quốc cáo buộc người hàng xóm chính là thủ phạm gây ra vụ đắm tàu Cheonam, khiến 46 thủy thủ nước này tử nạn.
Mọi liên lạc giữa hai miền bị gián đoạn. Chỉ duy nhất đội bóng Triều Tiên là có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thế nhưng, đội quân của HLV Kim Jong-Hun cũng tỏ ra vô cùng thận trọng và kín tiếng trên đất Nam Phi.
Kim Jong-Hun đã quắc mắt đầy giận dữ, khi một phóng viên Hàn Quốc nhắc đến từ "Bắc Triều Tiên" trong cuộc phỏng vấn: "Tôi sẽ không trả lời bất kì câu hỏi nào hết. Đây không phải là nơi thích hợp để nói chuyện". Với Kim, không tồn tại khái niệm hai miền Nam - Bắc, bởi ông chỉ biết đến một CHDCND Triều Tiên thống nhất. Tất cả những điều khác đều do người Mỹ tuyên truyền.
HLV Kim Jong-Hun hướng dẫn học trò trên sân tập - Ảnh: AP |
Điều rất nhiều người muốn biết, bí quyết nào giúp ĐT Triều Tiên thi đấu rất thành công ở vòng loại? HLV Kim lý giải: "Đó là bởi lãnh tụ của Triều Tiên - Kim Jong-Il đam mê túc cầu giáo và đầu tư mạnh mẽ cho đội bóng". Trong quá khứ, ông từng xin lời khuyên của lãnh tụ Kim Jong-Il về chiến thuật thi đấu.
Đá giao hữu khởi động cho World Cup 2010, Triều Tiên đã cầm chân nhà cựu vô địch châu Âu - Hy Lạp với tỉ số 2-2. Ngôi sao sáng nhất trận cầu ấy là Jong Tae-Se, người ghi cả hai bàn thắng cho Triều Tiên. Với việc Drogba bị chấn thương, Jong có thể chứng minh mình là "sát thủ" nguy hiểm khi đối mặt Brazil và Bồ Đào Nha.
Nhưng vẫn còn hai câu hỏi nữa: liệu trận đấu có được truyền hình trực tiếp tại Bình Nhưỡng? Và đoàn quân Chollima có CĐV đi theo ủng hộ tại Nam Phi?
"Trận đấu sẽ được truyền trực tiếp để tất cả người dân có thể theo dõi. Nhưng tôi không dám chắc về lượng CĐV Triều Tiên đến Nam Phi" - HLV Kim Jong-Hun tiết lộ thêm.
-
Anh Vũ