Đừng để thảm kịch xảy ra ở ngày hội World Cup
- Reuben - giống như nhiều người Nigeria đang sống ở Nam Phi cảm thấy sốc và hoảng loạn, khi cố gắng vào xem trận giao hữu phát vé miễn phí giữa Nigeria - Triều Tiên.
Nhưng Reuben, 54 tuổi, cùng vợ và con gái đã không được xem phút nào trong chiến thắng 3-1 của đội nhà. Thay vào đó, ông cùng các thành viên gia đình phải rất cố gắng mới thoát khỏi đám đông chen lấn, giẫm đạp lên nhau, khi họ biết tin trận giao hữu phát vé miễn phí. Trái bóng Jabulani chưa lăn, nhưng thảm kịch đã xảy ra ngay tại thành phố Johanesburg, nơi diễn ra nhiều trận cầu quan trọng tại Sự tắc trách trong khâu tổ chức một lần nữa khiến vụ việc nằm ngoài tầm kiểm soát của nước chủ nhà. Sức chứa hơn 1 vạn khán giả là quá nhỏ bé so với lượng fan hâm mộ muốn vào sân theo dõi trận giao hữu. Chính vì thế, thời điểm tất cả phá bỏ rào kiểm soát, mạnh ai người ấy ùa vào, tạo nên cảnh tượng náo loạn kinh hoàng. Hệ quả, máu đã đổ trên khuôn mặt 14 CĐV. Ngoài ra, một cảnh sát cũng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Mặc dù FIFA từng khẳng định, chưa VCK World Cup nào mà vé vào xem các trận đấu lại rẻ như năm nay. Nhưng tấn bi kịch vừa xảy ra ở Makhulong một lần nữa phản ánh thực tế, giá vé vào sân vẫn là trở ngại đối với phần đông người dân gốc Phi - châu lục nghèo nhất hành tinh. "Tôi đã cố gắng để vào được trong sân. Nhưng rồi mọi người bắt đầu đè lên nhau. Tất cả mất kiểm soát và thật kinh khủng khi bị lèn giữa đám đông xô đẩy ác liệt" - Reuben, bị thương nhẹ ở chân thổ lộ với phóng viên Reuters. Trận đấu với Triều Tiên là cơ hội duy nhất mà nhiều fan Nigeria có dịp chiêm ngưỡng các thần tượng chơi bóng. Bởi họ không đủ tiền để mua những tấm vé "xa xỉ" khi "đại bàng xanh" chạm trán Argentina, Hàn Quốc và Hy Lạp tại vòng bảng. "Bây giờ hoặc không bao giờ. Tôi không thể trả cả trăm dollar để xem đội tuyển nước mình thi đấu. Tôi phải di chuyển hàng trăm km đến đây. Và đó là điều duy nhất tôi có thể làm được" - Chadi, người đàn ông 35 tuổi gốc Nigeria tâm sự. Sự hỗn loạn diễn ra kể từ giữa hiệp một, khi dân cư sống lân cận SVĐ biết tin những người nhập cư gốc Nigeria vào sân với tấm vé miễn phí. Lúc này, Makhulong đã không còn một chỗ trống. Theo các con số thống kê không chính thức, hiện có khoảng 250.000 người Nigeria sinh sống tại Nam Phi. Mặc dù vậy, nếu tính cả nhóm người nhập cư bất hợp pháp (vốn sống trong cảnh nghèo khó), thì con số trên lên tới 400.000 người. Vụ việc tại Makhulong tiếp tục phản ánh tính vô tổ chức của các CĐV bóng đá lục địa đen. Hơn một năm trước, 19 người tử nạn và hàng trăm fan khác bị thương, sau một thảm kịch tương tự tại Abidjan (Bờ Biển Ngà). Tại World Cup 2010, công tác an ninh vẫn là dấu hỏi lớn khiến FIFA lo lắng. Nước chủ nhà thiếu quá nhiều trang thiết bị như rào chắn, khiên chống bạo động hay các phương tiện chuyên chở. Ngoài ra, cảnh sát Nam Phi cũng không được thực hành nhiều phương án ứng phó lúc rắc rối xảy ra. Thế nên, ngay cả khi FIFA đưa ra nhiều tiêu chuẩn mới giúp khán giả thoải mái hơn khi vào xem các trận đấu ở châu Phi, thì thực tế nguồn lực yếu kém, cộng với tình yêu bóng đá hoang dại nơi các CĐV, sẽ tiếp tục khiến việc đến sân cổ vũ bị xem như là một hoạt động nguy hiểm.
Cảnh tượng mà không ai muốn chứng kiến trong ngày hội World Cup - Ảnh: Reuters
Trận giao hữu giữa Nigeria - Triều Tiên - Ảnh: Getty
Công tác an ninh tại World Cup thực sự đáng lo ngại - Ảnh: AP