,
221
10722
Diễn đàn bạn đọc
diendanbandoc
/thethao/diendanbandoc/
1182418
Trọng tài liên tục bị chỉ trích, do chuyên môn hay...?
1
Article
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,
V-League 2009 qua 7 vòng đấu:

Trọng tài liên tục bị chỉ trích, do chuyên môn hay...?

Cập nhật lúc 14:06, Thứ Hai, 30/03/2009 (GMT+7)
,

Trong các mùa V-League trước, công tác trọng tài vốn đã luôn là một vấn đề nổi cộm. Tuy nhiên, chưa bao giờ các Vua sân cỏ bị chỉ trích dữ dội và liên tục như năm nay...

V-League 2009 mới qua được 7 vòng, nhưng hầu như vòng đấu nào cũng rộn lên tiếng ì xèo về công tác trọng tài. Người cầm còi mắc lỗi, người cầm cờ cũng mắc lỗi. Trọng tài nhiều triển vọng mắc lỗi, trọng tài FIFA cũng mắc lỗi...

Sai lầm của các Vua sân cỏ đã trở nên quen thuộc như các bàn thắng của V-League vậy!

Trọng tài Hoàng Anh Tuấn bị Thanh Hóa phản ứng gay gắt trong trận gặp Hải Phòng. Ảnh: Đức Anh

Đặc biệt trong 4 vòng đấu gần đây, BTC giải và đích thân Hội đồng trọng tài quốc gia đã phải ra những quyết định xử phạt "người nhà" hòng xoa dịu dư luận và phản ứng gay gắt từ các đội bóng.

Trọng tài Lê Quốc Ân (thổi trận TP.HCM - Đà Nẵng) là người đầu tiên lĩnh án kỷ luật nội bộ vì bị "chỉ mặt" đã bỏ qua đến 2 quả phạt đền cho TP.HCM.

Sau đó, đến lượt trợ lý Nguyễn Trường Xuân bị "trảm" vì đã phất cờ sai trong trận Nam Định - Thể Công ở vòng 5.

Ông Xuân chỉ là một trong số rất nhiều cái tên mà đội bóng Quân đội nhắc đến với sự uất ức, bởi từ đầu giải đến giờ, Thể Công đã phải chịu quá nhiều thiệt thòi từ những tiếng còi lạc điệu.

Còn ở vòng đấu gần đây nhất (vòng 7), đã có không dưới 3 đội bóng tỏ thái độ bức xúc với trọng tài. HLV Chatchai công khai phản đối "Vua" Nguyễn Văn Quyết công nhận bàn thắng việt vị rành rành của Moses, từ đó dẫn đến việc HA.GL thua QK4 1-2.

Nhưng phản ứng của nhà cầm quân người Thái vẫn không quyết liệt bằng đại diện Thanh Hóa. Ông Trưởng đoàn Thanh Hóa sau trận thua Hải Phòng đã thốt lên: "Trọng tài ép Thanh Hóa phải thua mới thôi"!

Quả là cách cầm còi của trọng tài chính Hoàng Anh Tuấn cũng đáng phải xem xét lại, dù ở trên khán đài, đích thân Chủ tịch Nguyễn Văn Mùi làm giám sát trận đấu đó chưa đưa ra ý kiến gì.

Ông Tuấn tỏ ra khá non tay trong việc xử lý những pha vào bóng thô bạo, đặc biệt từ các cầu thủ Hải Phòng. Minh Châu, Thế Phong, Leandro, De Jesus nhiều lần đánh nguội đối thủ nhưng đều được bỏ qua. 2 thẻ đỏ mà ông Tuấn rút ra cho De Jesus (Hải Phòng) và Osita (Thanh Hóa) không thể làm nguội đi sự căng thẳng.

Khán giả cũng lên tiếng phàn nàn về cách cầm còi của trọng tài chính Trần Khánh Hưng trong trận HA.GL tiếp XM.Hải Phòng (áo vàng) ở vòng 4. Ảnh: Phương Tuyên

Chính khán giả Lạch Tray cũng không hề ủng hộ lối đá rát thái quá của đội nhà. Phía Thanh Hóa thì gần như chịu trận và họ chỉ còn cách than vãn trong cuộc họp báo để mong chờ phán xét từ BTC.

Trong khi đó, trọng tài đầy kinh nghiệm Đặng Thanh Hạ cũng phải nhận những lời chê trách trên sân Hàng Đẫy vì cách điều hành trận Thể Công - TP.HCM. HLV Lư Đình Tuấn than thở có quá nhiều tiếng còi bất lợi cho đội của ông.

Còn người thắng cuộc Thể Công cũng "dè bỉu" trọng tài Hạ đã phạt thẻ vàng oan Khánh Lâm. Ông Hạ cho rằng Lâm ném biên câu giờ (trong khi thực tế, cầu thủ này đã dừng bóng lại để chờ thay người).

Không chỉ mình ông Tuấn "nhím", ông Dũng "béo" hay Chatchai cảm thấy mình là nạn nhân ở V-League. Phạm Công Lộc của Đồng Tháp, Vũ Quang Bảo của QK4, Nguyễn Ngọc Hảo của Nam Định... cũng đều mất ăn mất ngủ trước những trận đá sân khách, vì một lẽ "nhà nghèo" không được trọng tài ưa???

Thật ra ngay cả trên thế giới, ở các giải đấu tiếng tăm như EURO, World Cup, Champions League, công tác trọng tài cũng khó tránh khỏi sai sót. Có ai đó sẽ nói rằng dư luận Việt Nam quá khắt khe với các trọng tài nhà.

Nhưng một điều không thể phủ nhận là ngày càng có nhiều đội bóng than vãn và lo lắng về cách cầm còi và cầm cờ của các "Vua" nội địa. 

Đó đơn thuần chỉ là những sai sót về chuyên môn? Hay đã xuất hiện những tiếng còi "méo" có chủ đích? Hay các đội bóng vì mất điểm, vì thua nên mượn cớ trọng tài như một cách giải toả sức ép?

Làm thế nào để BTC "nhẹ gánh" về công tác trọng tài? Các bạn có thể trao đổi, đóng góp ý kiến tại đây để chung tay xây dựng bóng đá Việt Nam. 

  • Thể Thao VietNamNet

PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ:

Ho ten: damme
Dia chi: binh dinh
E-mail: khoangtroiriengminh@yahoo.com
Tieu de: Hãy tuyển chọn trọng tài là các cầu thủ đã giải nghệ có được không? 
Noi dung: Tôi cũng đam mê bóng đá và cũng nhận thấy trọng tài còn nhiều sai sót. Việc đề xuất sử dụng chíp điện tử để xác định bóng qua cầu môn tôi cảm thấy hợp lý và hay. Tuy nhiên, còn các tình huống khác nữa, và trọng tài là một phần tất yếu của cuộc chơi. Vậy nên chăng hãy tuyển trọng tài từ nguồn các cầu thủ giải nghệ, có hay hơn không?

Ho ten: Bùi Công Nghiệp
Dia chi: Long Biên, Hà Nội
E-mail: Toiyeuvietnam201186@yahoo.com
Tieu de: Hãy coi đó là một phần của cuộc chơi
Noi dung: Tôi đã xem nhiều trận từ đầu giải đến giờ. Đúng là có nhiều sai sót từ phía trọng tài. Nhưng cũng không vì thế mà hễ cứ thua trận là được phép chỉ trích trọng tài (thậm chí là lăng mạ trọng tài). Trọng tài Việt Nam cũng có những cái khó của mình. Họ chịu sức ép từ nhiều phía: Cách hành xử chưa được đúng mực của cổ động viên trên khán đài và cả cầu thủ trên sân, thậm chí cả huấn luận viên trên băng ghế huấn luyện. Trọng tài là một phần của cuộc chơi. Chính vì vậy mà không thể không có sai lầm. Chúng ta phải chấp nhận nó. Tôi tin rằng những sai sót của những trọng tài trong những vòng đấu vừa qua chỉ là do lỗi nhận định chứ không hề có yếu tố tiêu cực. Và tôi cũng không đồng tình với những phát biểu của nhiều cầu thủ và HLV về các trọng tài.

Ho ten: Trịnh Thanh Phi
Dia chi: Hoàn Kiếm, Hà Nội
E-mail:
trinhthanh382@ahoo.com
Tieu de: Trọng tài sai nặng, ngoài bị treo còi còn phải bị phạt tiền
Noi dung: Bóng đá là môn thể thao đại chúng, thu hút rất nhiều người hâm mộ có điều kiện đến sân theo dõi trận đấu hoặc xem tường thuật trực tiếp qua màn hình nhỏ… Luật chơi bóng đá ( 11 người trên sân cỏ hay bóng đá fusal trong nhà) cũng không phức tạp nên người xem không khó đánh giá trọng tài trận đấu có điều khiển tốt, theo sát diễn biến trận đấu và đặc biệt có khách quan, công tâm hay không. Và đương nhiên cũng như mọi môn thể thao khác, một trận đấu bóng đá, nếu trọng tài bắt chính xác, khách quan, công bằng, kết thúc trận đấu, hai bên dù thắng, thua nhưng tâm phục khẩu phục trọng tài thì trận đấu thành công. Vì vậy vai trò trọng tài vô cùng quan trọng, có thể nói là một trong những nhân tố quyết định trước hết đảm bảo cho trận đấu diễn ra công bằng, đúng luật, còn trận đấu có chất lượng, hấp dẫn đến đâu còn phụ thuộc trình độ, ý chí thái độ thi đấu của cầu thủ 2 bên. Với những vấn đề cơ bản trên, những mùa giải bóng đá qua, công tác trọng tài ở các giải, các hạng đấu của ta đã được VFF quan tâm cả ở khâu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ trọng tài. Một số trọng tài có phong cách điều khiển trận đấu tương đối chững chạc, có lòng tự trọng với nghiệp cầm còi nên bước đầu tạo được uy tín nhất định với VFF, HĐTTQG, với các đội bóng và NHM.

Đáng tiếc là trọng tài có chất lượng tốt của ta không nhiều mà số trọng tài trung bình và yếu lại có phần nhiều. Điều đó được bộc lộ trong từng vòng đấu mà hầu như vòng đấu nào cũng có vấn đề trọng tài. Trước hết là sự bỏ sót lỗi đáng phải phạt đối với cầu thủ, thường trọng tài bắt chặt đội khách, nương nhẹ với lỗi của cầu thủ đội chủ nhà, nhiều khi bỏ qua lỗi cầu thủ đội nhà đá rắn rất thô bạo, dằn mặt cầu thủ đội khách. Bức xúc hơn, không ít trọng tài đã phạm sai lầm nghiêm trọng như không công nhận cho đội này bàn thắng hợp lệ, nhưng lại biếu không cho đội khác một tình huống trực tiếp dẫn đến bàn thắng như quả phạt đền… Đáng chú ý, những sai lầm đó không chỉ vướng với trọng tài cấp quốc gia mà cả trọng tài cấp FIFA. Điều đáng nói là những sai lầm đó xảy ra, Hội đồng trọng tài quốc gia thường có ý bênh vực, chưa thật khẩn trương, nghiêm khắc xem xét xử lý trọng tài phạm sai lầm. Nếu có xử lý cũng không thật nghiêm cách, chính điều đó làm trọng tài không sợ .

Để cải thiện tình hình trọng tài, thiết nghĩ VFF. HĐTTQG cần coi trọng công tác trọng tài để tăng cường giáo dục đạo đức, cái tâm trong sáng, trách nhiệm cao cho đội ngũ trọng tài. Bên cạnh đó nên ra điều kiện cho trọng tài vào mùa giải phải có một khoản tiền nhất định ký gửi cho HĐTTQG và Ban tổ chức giải để nếu trong tài phạm sai lầm nghiêm trọng làm kết cục trận đấu sai lệch, gây hậu quả làm cho có đội gặp oan sai rõ rệt thì ngoài hình thức phạt treo còi một số trận hoặc vĩnh viễn, HĐ TTQG phải có chế tài phạt tiền trọng tài đã phạm sai lầm lớn ấy. Số tiền phạt phải gấp một số lần thù lao cầm còi một trận đấu. Nói điều này là hợp lý vì cầu thủ, BTC sân sai phạm quy chế giải có khoản bị phạt tiền sao trọng tài sai phạm nặng lỗi cầm còi ngoài hình thức chịu phạt khác lại không có hình thức bị phạt tiền này. Làm nghiêm được như vậy tôi nghĩ TT sẽ cầm còi có trách nhiệm hơn nhiều, nếu ai có ý định “lệch tâm” cũng phải dè chừng vì vừa bị đánh vào danh dự vừa bị về kinh tế. Mấy ý kiến xin tham gia để công tác trọng tài BĐ nước ta ngày càng tốt hơn.

Ho ten: Hoài Lê
Dia chi: Trần Quang Khải, Hà Nội
E-mail:
hoaile8586@yahoo.com.vn
Tieu de: Trọng tài Việt Nam quả có vấn đề
Noi dung: Tôi đồng tình với bạn Đại Dương ở chỗ trọng tài quá nương nhẹ những pha vào bóng chặt chém như của HP, QK4 với Thonglao hay Lee Nguyễn, chơi xấu như thế mà không ngăn chặn, bóng đá nước nhà lên sao nổi. Thử nghĩ mà xem, Quốc Vượng chơi xấu với Sakda ở VLeague quen rồi, nên khi giở thói xấu đó với Sakda ở khuôn khổ Đông Nam Á, đã bị đuổi khỏi sân, khiến cho đội nhà thất bại. Hay Huy Hoang đá ác đã nhiều năm, không bị trừng phạt, nên mới đây lại đốn Salatiel đến gãy xương mác, mà trọng tài cũng không ý kiến gì. Mặt khác, Liên đoàn các nước khác sẽ kỷ luật nặng các cầu thủ chơi xấu, kể cả khi trọng tài làm ngơ cho trong trận đấu, còn VFF thì lặng thinh. Trên không nghiêm, sao dưới tốt được!

Ho ten: Vinh
Dia chi: 15 Hoang Hoa Tham - HN
E-mail:
bienviet79@yahoo.com
Tieu de: Làm trọng tài tại Việt Nam, khó lắm ai ơi!
Noi dung: Tôi nghĩ là làm trọng tài ở Việt Nam là một cái nghề khó không thể khó hơn. Tuy nhiên, đã là thể thao cũng phải có công bằng và các đội bóng, người hâm mộ, các cầu thủ, các thành viên ban huấn luyện đều hướng tới điều đó, cho dù ai cũng hiểu bắt lỗi đúng tuyệt đối là không thể. Chuyện tranh chấp với trong tài thì ở bất cứ nước nào có bóng đá cũng có, kể cả ở những nước có nền bóng đá phát triển như ở châu âu thì trọng tài mắc lỗi cũng là chuyện bình thường. Thế nhưng, bóng đá Việt nam lâu nay có rất nhiều chuyện ngoài lề bóng đá ảnh hưởng tới phong cách cầm còi của các trọng tài đâm ra bất cứ điều gì thì những ai chứng kiến cũng đều sinh ra nghi ngờ phong cách cầm còi của những “ông chủ của trận đấu”. Bởi vậy theo tôi, để tránh những hiện tượng này trong tương lai, có một số điều mà AFF, Hội đồng trọng tài và cả Bộ DL-TT-Văn hóa cần xem xét, nghiên cứu và trao đổi thêm:

1. Cần phải tập huấn liên tục cho các trọng tài về chuyên môn, thậm chí gửi đi học nhiều năm ở nước ngoài như với các cầu thủ nhằm tạo ra lực lượng kế cận lâu dài. Trước mắt, nếu không đủ trọng tài, ta có thể thuê trọng tài. Tôi không nghĩ là giá thuê của họ khiến cho VFF không đủ để trả bởi hiện nay không một môn thể thao nào có nhiều nguồn lực từ xã hội ủng hộ như bóng đá tại Việt Nam. 2. Cần phải đặt ra những quy định chặt chẽ trong việc nhận các quyền lợi của các trọng tài khi bắt chính, thống nhất một đơn vị duy nhất chi trả quyền lợi. Ví dụ, không thể để cho đội bóng chủ nhà bao ăn ở của các vị vua này được, hay chủ tịch câu lạc bộ sau khi trận đấu kết thúc chạy xuống bồi dưỡng thêm cho các “anh” như bầu Đức từng làm. Bởi dù tư cách của “ông chủ trận đấu” là rất khách quan, là công minh nhưng thì không khiến người ta nghi ngờ cách cầm còi. Mà bản chất người Việt Nam coi trọng quan hệ, vị nể nhau trong công việc thì những việc như thế là tất yếu sẽ xảy ra nguy cơ cao về lâu dài. 3. Những trọng tài phải có thu nhập cao, tương đương với các cầu thủ. Bởi nếu các trọng tài sống được bằng nghề, có thu nhập cao trong nghề thì đương nhiên họ phải bảo vệ “cái cần câu cơm” của chính họ. Vấn đề về nguồn tiền, VFF cần phải cân đối trong các khoản thu chi để có thể điều phối thu nhập một cách hài hòa. Ví dụ, nếu Vikansai Ninh Bình bỏ tiền ra mua một cầu thủ 7 tỉ, họ sẽ phải nộp cho VFF 10% để trả phí cho VFF làm việc khác tạo ra một môi trường bóng đá…Cần phải đa dạng hóa nguồn thu thì mới có tiền để đầu tư bóng đá toàn diện!

4. Phải xã hội hóa nghề trọng tài, thử nghĩ xem nếu như ta xây nhiều trường để đào tạo nghề trọng tài, ta sẽ có đội ngũ trọng tài rất hùng hậu để mà lựa chọn. Trường đó theo mô hình nào thì sẽ còn phải bàn trong tương lai nhưng nó có phạm vi mở rộng hơn bây giờ, và quy trình sang lọc nghiêm ngặt và phải đề cao đạo đức nghề nghiệp. Không thể có chuyện một bác có nhiều “phốt” trong một bộ phận này lại chuyển ngang qua làm trong tài thì ngay bản thân việc đó đã mất đi tính công bằng rồi, ai tin là họ sẽ tạo một sự công bằng trong trận đấu! 5. Đã là đại diện cho sự công minh thì cơ quan quản lý trọng tài cũng phải công minh. Phải làm việc nhanh gọn và minh bạch! Nếu trận đấu có “mùi” của trọng tài thì phải công khai thông tin ngay. Nếu không thuộc lỗi của trọng tài cần phải bênh vực họ, yêu cầu những người phỉ báng họ phải lập tức xin lỗi công khai và chịu phạt. Tổ chức đại diện cho trọng tài nhiều lúc cần phải đứng ra công khai bảo vệ trọng tài. Nghĩ mà buồn! Là con người thì làm gì có ai không sai xót? Cái gì có thể bỏ qua được, cái gì không bỏ qua được phải rõ ràng! Thế mới gọi là cơ quan đại diện cho tính minh bạch trong thể thao!

6. Giáo dục cầu thủ, huấn luyện viên và cả người hâm mộ. Có con người nào, nhất là người Việt Nam chịu đựng nổi khi cứ bị réo tên chửi tục suốt cả trận đấu như các trọng tài trong các trận đấu tại Việt nam không? Ở nước ngoài họ không như vậy bởi họ có luật để xử: Tội xúc phạm đến danh dự của một công dân và người xúc phạm sẽ phải chịu hình phạt bằng tiền, mất quyền lợi đến sân hay nặng hơn là đi tù, lao động công ích. Ở Việt Nam ta, tôi chưa thấy ai phạt chuyện này cả. Trọng tài bị chửi rủa cứ phải chịu. Ừ thì trọng tài sai thì chuyện đó sẽ nói sau nhưng đừng có thóa mạ nhau. Gây ức chế cho trọng tài là tất yếu sẽ tạo ra tâm lý không tốt cho chính họ và kết cục là tiếng còi có thể “méo” chính là một phần ở đó. Vậy thì VFF cứ phạt đi, nếu giám sát báo cáo từ phía nào thì cứ phạt từ phía đó để mà tạo nguồn nuôi sống những ông vua. Đó chỉ là những suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, mời các bạn tiếp tục bình luận thêm.

Ho ten: The Tuyen
Dia chi: Hội Văn học nghệ thuật Bình Định
E-mail:
tuyennt877@yahoo.com
Tieu de: Khi những "vua sân cỏ" là những trái chín ép.
Noi dung: Thực tế là vậy. Một loạt trọng tài bị kỷ luật, một loạt trọng tài được đôn lên thay thế. Thay luôn người lãnh đạo HĐTT ( từ ông Vinh về lại ông MÙi) mà các ông này cơ bản cũng chỉ "sống lâu lên lão làng". Đám con cháu các ông cũng từ cầu thủ "tầm tầm không phát triển" đưa đi học làm trọng tài. Yếu về chuyên môn lại thiếu kinh nghiệm và thiếu cả bản lĩnh thì làm sao theo kịp một V Leage càng ngày càng nhanh, càng ngày càng mạnh. Ấy vậy mà có sai sót thì các ông chỉ "xử lý nội bộ" rồi cho các cháu làm lại. Năm này qua năm khác"vũ như cẩn" thôi.

Ho ten: Huy Hoàng
Dia chi: vĩnh phúc
E-mail:
hoangph100@gmail.com
Tieu de: Tiếng còi
Noi dung: Tiếng còi của Trọng tài trong một trận đấu là 1 phần của cuộc chơi. Thử hỏi nếu không có trọng tài bóng đá có còn là bóng đá nữa hay không. Chính vì thế tiếng còi càng trở nên ý nghia nếu nó công bằng và minh bạch. Không thể phủ nhận rằng có thể có sai sót và phải chấp nhận song sai sót như thế nào thì chấp nhận được. Việc đàu tiên là phải loại bỏ những tiếng còi méo mó có chủ đích ra khỏi cuộc chơi làm cho nó trong sáng sân cỏ. Mặt khác phải giáo dục tư cách cầu thủ và lãnh đội về thái độ tôn trọng đối với những người đựoc phân công cầm còi. chỉ có sự cân bằng trong cách ứng xử và công tâm trong công việc mới giải quyết được vấn đề.

Những cầu thủ hoặc HLV có thái độ không đúng đắn cũng cần phải xử lý nghiêm như ở các nước châu Âu ngay cả khi trận đấu đã xong rồi. Có như vậy họ mới có cách ứng xử đúng trong nhiều trường hợp hoàn cảnh khác nhau. Những ông trọng tài không công tâm thì mạnh dạn loại khỏi nhiệm vụ vĩnh viễn vì " non sông có thể đổi, bản tính khó rời". Hy vọng dư luận khân giả sẽ có tác dụng tích cực tới công tác này làm cho giải V-leage là một giải thực sự sáng giá ở Khu vực.

Ho ten: milanista
Dia chi: 123 ACB
E-mail:
milanista.nguyen@gmail.com
Tieu de: Trọng tài bóng đá VN
Noi dung: Trọng tài bóng đá VN thì ko cần phải bàn cãi. Vẫn cứ tệ vô cùng và song hành với nó là "Hội đồng trọng tài". Không hiểu sao ông Mùi vẫn ngồi giữ ghế Chủ tịch đó và thản nhiên đưa ra các nhận xét chung chung như "TT đã đúng,.." "đã hoàn thành nhiệm vụ,..". Bao nhiêu năm rồi bóng đá VN vẫn cứ thế... Một thực tế khác là các đội bóng VN cũng vin vào TT để tránh búa rìu dư luận. Vòng 7 V-league, TT hoàn toàn đúng khi công nhận bàn thắng cùa Moses. Anh ta chỉ tham gia vào pha bóng sau khi TM HAGL bắt bóng ko dính (lưu ý: Moses đứng yên tại chỗ khi 1 cầu thủ QK4 sút bóng về phía cầu môn HAGL).

Ho ten: Nguyễn Tùa Lỹ
Dia chi: 113 Phạm hữu Lầu TP Cao Lãnh ĐT
E-mail:
nguyentualy@yahoo.com
Tieu de: Bức xúc thay
Noi dung: Người có thẩm quyền cần thẩm tra lại các phản ánh , xem lại băng hình nếu thấy đúng tội thì kiên quyết nghiêm khắc trảm đúng liều lượng tội trạng . Còn như phát hiện được lổi mà chưa có người phản ánh thì cũng xử , nhưng xử với tội kém năng lực . Làm vài lần nghiêm khắc tự dưng tiếng còi hết méo .

Ho ten: Nguyễn Đại Dương
Dia chi: TP. HCM
E-mail:
nguoictnkl@yahoo.com.vn
Tieu de: Không phải do chuyên môn!
Noi dung: Tôi là người Khánh hòa, sống ở TP.HCM. Từ đầu mùa đến giờ tôi đã xem 2 trân trực tiếp Hoàng Anh Gia Lai đá với HP và QK4. Tôi có nhận xét thế này. Các cầu thủ đối mặt với Lee Nguyễn Và Thông Lao đều vào quá mức cần thiết nhưng trọng tài đều bỏ qua. Lee Nguyễn và Thông Lao đều tìm cách tránh đòn vậy thì còn đá gì được. Trọng tài biết không, chắc chắn là biết tại sao họ không thổi?

Bàn thắng công nhjn cho QK4 nâng tỷ lên 2 -0 với HAGL là bàn thắng ghi trong thế việt vị không có nhậy cảm cũng không có tình huống nhanh mà Trọng tài vẫn công nhận. Vậy nó là cái gì nếu không phải là tiếng còi méo. Còn méo vì cái gì thì BTC nên xem xét, đừng bênh trọng tài nữa và cũng đừng đổ lỗi cho chuyên môn.

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,