,
221
10722
Diễn đàn bạn đọc
diendanbandoc
/thethao/diendanbandoc/
1257778
"Trốn tuyển"? Lỗi của cả 1 hệ thống!
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

'Trốn tuyển'? Lỗi của cả 1 hệ thống!

Cập nhật lúc 11:35, Thứ Năm, 14/01/2010 (GMT+7)
,

- Đã có không ít những lời lẽ trách móc, nhưng vẫn còn đó sự cảm thông chia sẻ của người hâm mộ trước tình trạng cầu thủ có biểu hiện tìm cách thoái thác lên tuyển. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần có những phương thuốc hữu hiệu để chữa trị một cách triệt để.

Ngay sau khi mở diễn đàn Bệnh "trốn lên tuyển", làm sao chữa?, Thể thao VietNamNet đã nhận được rất nhiều những ý kiến của bạn đọc cũng như đưa ra giải pháp để làm giảm thiểu tình trạng này. Chúng tôi xin trích dẫn một số ý kiến đóng góp của bạn đọc để giúp bóng đá Việt Nam tiếp tục phát triển trong tương lai.

Màu cờ sắc áo tổ quốc là trên hết

Bạn Diệp Quốc Huy (An Giang) đã bày tỏ nỗi thất vọng về cách hành xử của những con người mà anh luôn dõi theo bước chân của họ: "Tôi không hiểu nổi, cách hành xử của cầu thủ VN quá thiếu trách nhiệm đến vậy. Tôi nghĩ, các câu lạc bộ nên chú trong hợn việc đào tạo văn hóa và cách hành xử cho cầu thủ trẻ thì may ra hạn chế được vấn đề này".

Đồng quan điểm với Quốc Huy, bạn Lê Nguyên Hùng còn nặng nề hơn khi cho rằng, "tất cả những hành động trốn lên tuyển luôn phải coi là hành động đảo ngũ trong thời chiến. Thậm chí, CLB chủ trương giữ người không cho lên tuyển cũng phải coi là hành vi vi phạm luật pháp?

Tôi rất xúc động hình ảnh phát trên tivi, quan tài của 1 thành viên đội Togo chở về nước có phủ quốc kỳ của TOGO, cho dù là thành viên này là lái xe cho đội".

"Ngày xưa cha anh chúng ta đi bộ đội cho ai? Họ được lợi ích gì khi bỏ lại xương máu nơi chiến trường, mang trên mình đầy thương tích trở về nhà, thậm chí là cả mạng sống? Với họ, là công dân phải có trách nhiệm khi tổ quốc cần!

Các cầu thủ nói riêng và thế hệ trẻ nói chung nhiều khi tính toán thiệt hơn quá mà cái tinh thần ấy bị ẩn khuất đâu đó..." - ở Bà Rịa - Vũng Tàu, bạn Lộc Châu Gia chia sẻ.

"Theo tôi thấy nhận thức của các cầu thủ Việt còn chưa được đúng mực. No đủ quá thì cái vinh dự khoác lên màu cờ sắc áo cũng giảm đi sao? Phải chăng nên cho các cầu thủ Việt đi học lại bài học vỡ lòng về ý thức Việt, tinh thần Việt". Đó chính là ý kiến của bạn Minh Tuấn (Nghệ An).

ĐTVN
Màu cờ sắc áo của dân tộc luôn phải đặt lên hàng đầu. Ảnh: Đức Anh

Bạn Tuấn còn cho biết thêm, "tôi thấy chỉ có mấy năm nay các cầu thủ mới vậy, phải chăng chuyên nghiệp hóa một chút, khi các cầu thủ có tiền thì xao nhãng trách nhiệm quốc gia".

Với bạn đọc Chế Ý (Hoài Nhơn - Bình Định) thì chỉ bạn chỉ nhận xét ngắn gọn rằng, "trốn lên tuyển là xem thường trách nhiệm và danh dự của Tổ quốc, đi ngược lại sự kỳ vọng và mong đợi của người hâm mộ".

Do lỗi hệ thống chứ không riêng gì cầu thủ

Bàn về nguyên nhân của vấn đề này, bạn Nguyễn Hồng Cường cho rằng, "Cái gì cũng thế, ta phải nhìn nhận vấn đề từ các mặt khác nhau, và phải tự mình đặt mình vào vị trí của người cầu thủ mà đánh giá. Nếu không thì không bao giờ công bằng, rồi cũng chẳng đi đến đâu.

Nếu là tôi, tôi cũng tìm cách trốn đội tuyển cho dù mọi người cho đó là vinh dự vì sao? Trước hết là do cách lãnh đạo của LĐBĐVN, nếu giải nào họ cần thành tích thì họ tìm mọi cách hô hào bơm tiền vào đội tuyển, giải nào không cần thiết thì im phăng phắc điều đó chỉ làm hư các cầu thủ, có tiền thì đá, không có tiền thì thôi.

Chúng ta đã chuyên nghiệp hoá mà vẫn cứ nói đến những điều chung chung như là vinh dự, nghĩa vụ....Còn so sánh với các cầu thủ thế giới quả là quá khập khiễng, họ chuyên nghiệp và rõ ràng hơn chúng ta ở cách lãnh đạo từ LĐBĐ trở xuống".

Ở địa chỉ 115 -Lê Trọng Tấn - Hà Nội, bạn Nguyễn Thành Công cũng chia sẻ quan điểm của mình, "nếu muốn các cầu thủ lên tuyển cũng không khó, nhưng thử hỏi khi lên tuyển xong bị chấn thương rồi tự lo từ A -> Z thì cầu thủ nào không muốn trốn chứ?

Còn cái khoản thưởng nữa chứ, mình nghe thì thưởng nhiều nhưng thực ra không biết các cầu thủ có nhận được như vậy không. Mà không nhận được như vậy thì các cầu thủ chỉ biết ngậm bồ hòn thôi chứ chẳng lẽ đi đòi.

Nói các cầu thủ không chuyên nghiệp thì hãy tự hỏi LĐBĐ VN đã chuyên nghiệp chưa?".

ĐTVN Lebanon. Ảnh: Đức Anh
Cầu thủ có thể sai nhưng lỗi không chỉ ở họ. Ảnh: Đức Anh

Tiền thưởng dành cho các cầu thủ sau những thành công hao hụt, chờ mòn mỏi so với những con số công bố nóng hổi trên các phương tiện truyền thông cũng là một nguyên nhân khiến cho họ "vơi cạn" bầu nhiệt huyết cống hiến cho ĐTQG. Đó cũng chính là những gì mà bạn Nam (TP.HCM) chia sẻ.

"Sau AFF Cup 2008, mình thấy đội tuyển được hứa được thưởng bao nhiêu là tiền, mà cứ mỗi ngày báo chí lại đăng 1 con số khác nhau, mà con số này ngày càng giảm đi... Con số không phải là ít, nhưng nó khác xa với những gì được hứa hẹn. Nghĩa vụ đi liền với quyền lợi, cái này mới là cái quan trọng".

Với cách nhìn nhận khách quan, bạn Trần Tiên Sinh (Quảng Trị) cho rằng, "trốn lên tuyển là căn bệnh cơ hội của một số rất ít, mà số này chỉ tập trung ở 1 vài câu lạc bộ - nơi đào tạo ra họ. Do đó căn bệnh này có nguồn gốc từ giáo dục".

Đối với bạn Neza (Hà Nội) thì, "vấn đề lỗi chưa chắc đã nằm ở chỗ các cầu thủ. Hãy nhìn xem câu lạc bộ trả lương cho họ thế nào? Thì việc họ cống hiến cho câu lạc là điều đương nhiên, nhưng khi họ gặp chấn thương VFF đã làm gì? Giờ thử giải bài toán này bằng cách đưa các cầu thủ ngoại nhập quốc tịch xem sao? Các cầu thủ còn có lòng tự tôn dân tộc không? Hy vọng là có!!!".

"Đây là một hệ quả bởi sự quản lý điều hành kém của bóng đá VN, từ các cấp trẻ của đội tuyển & CLB thì các cầu thủ chúng ta không những không được rèn luyện về tư cách đạo đức mà còn được chỉ bảo những trò tiểu xảo trong khi thi đấu" - Đó chính là nguyên nhân mà bạn Bằng (TP.HCM) chỉ ra.

Cần có những biện pháp xử lý triệt để để bóng đá Việt Nam tiếp tục phát triển

Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra, song dù sao đó cũng là lỗi. Và đã là lỗi thì cần phải khắc phục, thậm chí cần phải có những chế tài xử lý một cách triệt để căn bệnh "trốn lên tuyển" vốn đã có tiền lệ này không còn đất sinh sôi.

Theo ý kiến của bạn Trần Bao Công thì: "Thứ nhất ,VFF cần công khai đưa ngay ra hình phạt nghiêm khắc trường hợp trốn nghĩa vụ lên tuyển nên loại khỏi ĐTVN vĩnh viễn những cầu thủ thiếu tinh thần trách nhiệm như vậy.

Thứ hai, VFF cần đưa ra 1 quy chế rõ ràng, minh bạch về tiền thưởng, thiết nghĩ việc này cũng cần được công khai minh bạch để tạo động lực cho những cầu thủ nỗ lực hết mình vì màu cờ sắc áo ĐTVN".

ĐTVN Ảnh: Đức Anh
Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa VFF và CLB trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cầu thủ: Đức Anh

Bạn đọc Nguyễn Thế Tùng (Hải Phòng) cũng chỉ ra rằng: "Giáo dục đạo đức cầu thủ song song với tập luyện từ còn là cầu thủ nhí một cách bài bản; Xét duyệt sơ yếu lý lịch cầu thủ nghiêm túc khi được gọi lên ĐTQG;

Có diều luật rõ ràng nếu cầu thủ "đảo ngũ" hoặc lý do không chính đáng phải đưa công an vào điều tra, ghi lý lịch cá nhân, gia đình đó đối với nghĩa vụ Quốc gia;

Nếu là cầu thủ chuyên nghiệp mà được gọi vào ĐTQG phải có những đãi ngộ của nhà nước thích đáng với cá nhân, gia đình con cái họ. Ngược lại, họ vi phạm phải dùng luật để nghiêm trị hoặc treo giày vĩnh viễn khi họ vi phạm (Kể cả thế hệ sau của họ sẽ vĩnh viễn không được gọi vào ĐTQG dù người đó có tài)".

Đang công tác tại Ban quản lý dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, bạn đọc Đặng Đình Đông cũng bày tỏ quan điểm, "theo tôi, nếu phát hiện được những cầu thủ nào cố tình tránh lên ĐTQG hoặc không nhiệt tình với đội tuyện VN thì chúng ta nên loại khỏi đội tuyển vĩnh viễn và cấm thi đấu các giải trong nước 2 năm.

Chúng ta cần phải nghiêm khắc đối với những hành động làm xấu đi hình ảnh của bóng đá VN. Tôi tin đất nước chúng ta không thiếu những cầu thủ giỏi, đang còn rất nhiều cầu thủ chân chính ngày đêm mong muốn lên tuyển để cống hiến cho đất nước".

Đối với bạn Nguyễn Chí Thông (1205a Nguyễn Thị Định - Cát Lái - Quận 2 - TP.HCM): "Người ta thường nói "Không có mợ, chợ vẫn đông". Cái nhận thức yếu kém của cầu thủ là trách nhiệm và phải giải quyết triệt để nếu làm việc thiếu trách nhiệm.

Theo tôi những trường hợp xác thực cần có những điều lệ xác đáng để răn đe làm gương. Một phần cũng là do sự thoái hoá trong tư duy của các cầu thủ như vậy và cách làm bóng đá ở Việt Nam có phần chạy theo đồng tiền và tính hiệu quả không cao".

Thứ nhất, cần xem lại giáo dục đạo đức từ tuyến trẻ, mà tuyến trẻ lại do các CLB đảm nhận. Các CLB lại không muốn lợi ích của họ bị tổn hại. Thứ hai, cần có sự hợp tác chặt chẽ từ phía các CLB và VFF" - đó là ý kiến của bạn Nguyễn Đình Chương (TP.HCM).

Bạn Trần Thị Minh Trang (Hàng Bún - Hà Nội) cũng đưa ra mấy biện pháp để khắc phục thực trạng buồn trên. "Trước hết, cần phải đào tạo về giáo dục về đạo đức cho cầu thủ để cầu thủ giác ngộ hơn về tổ quốc và màu cờ sắc áo.

Hiện tại, trình độ văn hóa của các cầu thủ cũng chưa được cao và việc học cũng không được đề cập đến do vậy dẫn đến suy nghĩ và ý thức còn ngắn và chộp giật.

Cần phải tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động mua bán cầu thủ hơn nữa để cho các cầu thủ có ý thức nâng cao uy tín, danh dự của bản thân rồi mới nghĩa đến việc nghĩ đến quốc gia được chứ hiện giờ lúc nào cũng tưởng mình là nhất làm sao mà khá được.

Nâng cao trình độ văn hóa, ngoại ngữ để sau này còn biết đọc hợp đồng thương thảo hợp đồng cho mình chứ không sau này lại kêu ca thiệt thòi".

Bạn Văn Hoàng (Hội An) thì lại có cái nhìn thông cảm đối với các cầu thủ, "chúng ta luôn trách cứ các cầu thủ, nhưng lại không trách Liên đoàn như vậy có công bằng không trong khi Liên đoàn là nơi quản lý và giáo dục các cầu thủ".

  • Thể Thao VietNamNet

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Diễn đàn bạn đọc'

,
,