Đội tuyển VN: 3 trận đấu, 3 bài học
Cập nhật lúc 07:55, Thứ Bảy, 25/09/2010 (GMT+7)
Vậy là 270 phút “kiểm chứng mình” ở Cúp bóng đá 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội với ĐT Việt Nam đã kết thúc. Không ai nhìn vào 270 phút ấy để “luận anh hùng” ĐT, mà cái chính là sau tất cả, chúng ta đã học được bài học gì trong quá trình tiến tới AFF Cup 2010 với nhiệm vụ bảo vệ ngai vàng ĐNA.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Bài học thứ nhất: Khả năng kiểm soát tâm lý
Trận thắng dễ U.23 Kuwait trong ngày ra quân khiến cho không chỉ bản thân các tuyển thủ, mà ngay cả NHM cũng vì thế mà bay bổng. Mặc dù Kuwait chỉ đưa sang đội hình trẻ (độ tuổi U.21, chứ không phải U.23), song nói gì thì nói, một chiến thắng trong ngày xuất quân bao giờ cũng khiến người ta hồ hởi. Nếu nhìn lại cái cách ĐTVN đá 10 trận không biết thắng trước thềm AFF Cup 2008 thì mới thấy rằng một chiến thắng vẻ vang trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2010 có ý nghĩa lớn như thế nào. Và đấy là vế thứ nhất của vấn đề.
Trận thắng dễ U.23 Kuwait trong ngày ra quân khiến cho không chỉ bản thân các tuyển thủ, mà ngay cả NHM cũng vì thế mà bay bổng. Mặc dù Kuwait chỉ đưa sang đội hình trẻ (độ tuổi U.21, chứ không phải U.23), song nói gì thì nói, một chiến thắng trong ngày xuất quân bao giờ cũng khiến người ta hồ hởi. Nếu nhìn lại cái cách ĐTVN đá 10 trận không biết thắng trước thềm AFF Cup 2008 thì mới thấy rằng một chiến thắng vẻ vang trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2010 có ý nghĩa lớn như thế nào. Và đấy là vế thứ nhất của vấn đề.
Nhưng ở vế thứ hai, người ta lại nhìn ra một “cạm bẫy” khác phía sau sự vẻ vang: Đó là khi thắng đậm thì chúng ta cũng rất dễ sống trong ảo giác về sức mạnh bản thân. Và quả nhiên là ngay ở trận đấu tiếp theo với U.23 Australia thì hậu quả đã hiện hình: Dường như sự lâng lâng sau trận thắng cùng với việc không “nhận thức đúng” đối thủ đã khiến chúng ta có một hiệp 1 khổ sở chưa từng thấy.
Vậy thì rõ ràng việc giữ cân bằng tâm lý, hay nói cụ thể hơn là giữ “độ lạnh” cần thiết sau một trận thắng (hoặc một “niềm tin” cần thiết sau một thất bại) là một phẩm chất mà chúng ta cần phải trui rèn.
Bài học thứ hai: Khả năng xoay chuyển tình thế
Nếu trận đấu với U.23 Kuwait bắt đầu cho một bài học về tâm lý mà chúng ta buộc phải khắc phục thì trận thứ hai với U.23 Australia lại đặt ra một bài học khác thuần túy chuyên môn: Bài học về sự xoay chuyển tình thế.
Vậy thì rõ ràng việc giữ cân bằng tâm lý, hay nói cụ thể hơn là giữ “độ lạnh” cần thiết sau một trận thắng (hoặc một “niềm tin” cần thiết sau một thất bại) là một phẩm chất mà chúng ta cần phải trui rèn.
Bài học thứ hai: Khả năng xoay chuyển tình thế
Nếu trận đấu với U.23 Kuwait bắt đầu cho một bài học về tâm lý mà chúng ta buộc phải khắc phục thì trận thứ hai với U.23 Australia lại đặt ra một bài học khác thuần túy chuyên môn: Bài học về sự xoay chuyển tình thế.
Chỉ sau 10 phút đầu, ai cũng đã nhìn rõ là ĐTVN đã bị rơi vào trận địa của đối phương. Chúng ta bị phong tỏa chặt chẽ đến nỗi có hơn 3 tình huống thủ môn Hồng Sơn chần chừ không biết nên phát bóng lên theo hướng nào. Lý do là hướng nào cũng đã bị đối phương “siết” lại, và chúng ta vỡ từ tuyến 1 sang tuyến 2 và cả tuyến 3. Những lúc như vậy, cần lắm một thủ lĩnh để có thể giúp cả đội xoay ngược tình thế. Nhưng chúng ta lại thiếu một thủ lĩnh như vậy. Ở đây, có thể nhiều người sẽ nhắc tới Minh Phương. Quả đúng Minh Phương là cầu thủ cầm nhịp quan trọng nhưng rõ ràng là từ “tính cách con người” cho đến “tính cách chơi bóng” của mình, Minh Phương không bao giờ có thể đạt tới đẳng cấp của một thủ lĩnh đích thực.
Trong thời gian đó, nếu buộc phải tìm ra một thủ lĩnh của ĐT thì nó không ai khác chính là ông Calisto. Nhưng vấn đề là dù có thể hét to bao nhiêu và dù có khả năng truyền lửa đặc biệt thế nào thì ông “Tô” vẫn là người đứng trên đường piste, chứ không thể xỏ giày vào sân. Phải đến giờ nghỉ giữa hiệp, khi ông “Tô” và các cầu thủ ngồi chung trong một căn phòng và chiến đấu trong một nguồn cảm xúc thì cái tố chất thủ lĩnh ở ông mới được phát huy một cách hiệu quả. Và thế là chúng ta có một hiệp 2 chơi khác hẳn so với hiệp đầu tiên.
Điều gì sẽ xảy ra nếu ở AFF Cup sắp tới, chúng ta cũng phải đối diện với 45 phút đầu tiên khổ sở như 45 phút trước U.23 Australia? Chẳng lẽ chúng ta cứ phải đợi tới hiệp 2, khi bài “truyền lửa” của thủ lĩnh Calisto thực sự phát huy giá trị? Không, đợi đến lúc ấy có thể là đã quá muộn rồi.
Vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cần thiết phải đặt cho mình những “phương án tác chiến” tương tự để có thể tìm ra một đáp số tốt nhất trong phạm vi nhân sự của mình.
Bài học thứ ba: Khả năng phân phối thể lực
Thể lực chưa bao giờ là một điểm mạnh của BĐVN. Trong khoảng 15 năm qua, chỉ duy nhất một lần, ĐTVN tạo cho người xem cái cảm giác “dồi dào thể lực” – đó là khi chúng ta được dẫn dắt bởi HLV người Anh Colin Murphy, một chuyên gia thể lực (SEA Games năm 1997). Nhưng ngay cả khi ấy vẫn thấy “điểm chết” cố hữu của một nền bóng đá chưa có điều kiện áp dụng “khoa học dinh dưỡng” vào việc đào tạo, phát triển cầu thủ.
Trong thời gian đó, nếu buộc phải tìm ra một thủ lĩnh của ĐT thì nó không ai khác chính là ông Calisto. Nhưng vấn đề là dù có thể hét to bao nhiêu và dù có khả năng truyền lửa đặc biệt thế nào thì ông “Tô” vẫn là người đứng trên đường piste, chứ không thể xỏ giày vào sân. Phải đến giờ nghỉ giữa hiệp, khi ông “Tô” và các cầu thủ ngồi chung trong một căn phòng và chiến đấu trong một nguồn cảm xúc thì cái tố chất thủ lĩnh ở ông mới được phát huy một cách hiệu quả. Và thế là chúng ta có một hiệp 2 chơi khác hẳn so với hiệp đầu tiên.
Điều gì sẽ xảy ra nếu ở AFF Cup sắp tới, chúng ta cũng phải đối diện với 45 phút đầu tiên khổ sở như 45 phút trước U.23 Australia? Chẳng lẽ chúng ta cứ phải đợi tới hiệp 2, khi bài “truyền lửa” của thủ lĩnh Calisto thực sự phát huy giá trị? Không, đợi đến lúc ấy có thể là đã quá muộn rồi.
Vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cần thiết phải đặt cho mình những “phương án tác chiến” tương tự để có thể tìm ra một đáp số tốt nhất trong phạm vi nhân sự của mình.
Bài học thứ ba: Khả năng phân phối thể lực
Thể lực chưa bao giờ là một điểm mạnh của BĐVN. Trong khoảng 15 năm qua, chỉ duy nhất một lần, ĐTVN tạo cho người xem cái cảm giác “dồi dào thể lực” – đó là khi chúng ta được dẫn dắt bởi HLV người Anh Colin Murphy, một chuyên gia thể lực (SEA Games năm 1997). Nhưng ngay cả khi ấy vẫn thấy “điểm chết” cố hữu của một nền bóng đá chưa có điều kiện áp dụng “khoa học dinh dưỡng” vào việc đào tạo, phát triển cầu thủ.
Chính vì thế nên khả năng phân phối thể lực đôi khi là chìa khóa quyết định hoặc giúp chúng ta chiến thắng, hoặc làm làm chúng ta thất bại. Chẳng hạn như trận đấu với CHDCND Triều Tiên – đấy rõ ràng là trận đấu mà chúng ta đã có 45 phút đầu tiên thật tưng bừng. 45 phút mà từng vị trí, từng đôi chân đều sẵn sàng lao vào quả bóng bằng tất cả nguồn năng lượng của mình. Nhưng cũng chính vì thế mà sang hiệp 2, đặc biệt là 15 phút cuối, gần như cả một hệ thống suy sụp về thể lực. Nó biểu hiện ở những pha chấn thương sau những tình huống va chạm rất nhẹ và các đường tạt bóng, sút bóng cứ như thể “hết gân”.
Quãng thời gian ấy, nếu CHDCND Triều Tiên, với sự vượt trội trông thấy về sức mà tăng tốc thì xác suất thua trận của chúng ta là cực lớn. Nhưng dường như đối thủ cũng chỉ cần một trận đấu hòa nên họ đã không làm như vậy. (Vì đây cũng chỉ là một giải giao hữu, và hòa ở trận này thì họ cũng vẫn đăng quang).
Song ở những chiến trường khốc liệt như AFF Cup, trước những đối thủ dồi dào thể lực như Singapore (cùng bảng với ĐTVN), nếu không có được khả năng điều phối thể lực thì cái giá mà chúng ta phải trả thật khó mà lường được.
Quãng thời gian ấy, nếu CHDCND Triều Tiên, với sự vượt trội trông thấy về sức mà tăng tốc thì xác suất thua trận của chúng ta là cực lớn. Nhưng dường như đối thủ cũng chỉ cần một trận đấu hòa nên họ đã không làm như vậy. (Vì đây cũng chỉ là một giải giao hữu, và hòa ở trận này thì họ cũng vẫn đăng quang).
Song ở những chiến trường khốc liệt như AFF Cup, trước những đối thủ dồi dào thể lực như Singapore (cùng bảng với ĐTVN), nếu không có được khả năng điều phối thể lực thì cái giá mà chúng ta phải trả thật khó mà lường được.
(Theo báo Bóng Đá)
,