,
221
10663
Hậu trường
hautruong
/thethao/hautruong/
1313620
Vì sao hooligan phá nát trận đấu Italia - Serbia?
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

Vì sao hooligan phá nát trận đấu Italia - Serbia?

Cập nhật lúc 09:27, Thứ Năm, 14/10/2010 (GMT+7)
,

- Bóng đá châu Âu nói riêng và thế giới nói chung vừa bị vấy bẩn bởi cuộc bạo loạn ở Marassi (Genova, Italia). Những gì diễn ra có thể xem là thông điệp chiến tranh mà các phần tử quá khích của Serbia nhắm vào nước CH Kosovo, và xa hơn nữa là NATO.

>> Hooligan tái phát, hoãn trận Italia - Serbia

Đêm 12/10, những kẻ quá khích đã đạt được mục đích của mình, ít nhất là phá hỏng trận đấu giữa Italia và Serbia, một trong những cuộc chạm trán được kỳ vọng nhất ở lượt đấu vừa qua của vòng loại EURO 2012.

CĐV quá khích của Serbia đốt cờ Albiania trên khán đài sân Marassi. Ảnh: Getty Images
CĐV quá khích của Serbia đốt cờ Albania trên khán đài sân Marassi. Ảnh: Getty Images

Bằng pháo sáng, bom tự tạo và rất nhiều vật thể lạ, nhóm CĐV quá khích đã buộc trận đấu ở Marassi phải dừng lại. Lực lượng an ninh của Italia, vốn rất quen với việc chống lại bạo động trên khán đài, tỏ ra vất vả để chế ngự hàng ngàn ultra từ Serbia.

Thậm chí, với gương mặt gần như bịt kín và phơi ra những hình xăm rợn người, một kẻ quá khích là tay chân của Arkan (chết năm 2000, là kẻ reo rắc nỗi kinh hoàng ở Balkan suốt thời gian dài), đã trèo lên hàng rào bảo vệ sân và thực hiện những hành vi khiêu khích lực lượng an ninh.

Một trong những hành động rõ nhất của những kẻ quá khích này là đốt những lá cờ Albania trên khán đài. Điều này phản ánh rõ động cơ chính của chúng bắt nguồn từ xung đột chính trị.

Cụ thể, những kẻ được xem là tàn dư của nhóm Tigers (từng do Arkan làm thống lĩnh) đang tìm cách khơi lại cuộc chiến tranh Kosovo, như từng diễn ra hơn một thập kỷ trước. Chúng không công nhận độc lập của nước CH Kosovo, trước đây là một tỉnh thuộc Serbia và phần đông dân số là người Albania.

Trận đấu giữa Italia và Serbia đã bị phá hỏng. Ảnh: Getty Images
Trận đấu giữa Italia và Serbia đã bị phá hỏng. Ảnh: Getty Images

Với việc đốt những lá cờ Albania trước mặt lực lượng an ninh Italia, những kẻ quá khích Serbia cũng gửi thông điệp chiến tranh của mình đến một tổ chức cao hơn: NATO.

Chính sự can thiệp của NATO, với những cuộc ném bom năm 1999, là nền tảng mở ra nền độc lập cho Kosovo năm 2008 (sau chiến tranh 1999, Kosovo nằm dưới sự lãnh đạo của Các cơ quan tự trị lâm thời, trước khi chính thức độc lập năm 2008).

Italia vốn là một trong những thành viên sáng lập ra tổ chức quân sự NATO. Trong khi đó, Albania là thành viên mới nhất (gia nhập năm 2009, cùng với Croatia), và có ảnh hưởng rất rõ ở Kosovo.

Serbia vốn không thừa nhận nền độc lập của Kosovo, nên những kẻ quá khích đã lấy đây làm lý do cho hành động của chúng. Trong thời điểm hiện tại, rõ ràng bóng đá là công cụ thích hợp nhất của những kẻ nổi loạn này.

Hơn nữa, chúng hiểu rõ các sân cỏ Italia luôn bố trí đông cảnh sát, nhưng việc kiểm tra khi vào sân thì thiếu chặt chẽ. Vì thế, pháo sáng và vật lạ dễ dàng được tuồn vào sân để thực hiện âm mưu phá vỡ trận đấu.

Đội trưởng Stankovic rời sân trong nước mắt, khi chính các CĐV Serbia đã làm vấy bẩn vẻ đẹp của bóng đá. Ảnh: Getty Images
Đội trưởng Stankovic rời sân trong nước mắt, khi chính các CĐV Serbia đã làm vấy bẩn vẻ đẹp của bóng đá. Ảnh: Getty Images

Việc sử dụng bóng đá cho động cơ chính trị, chính xác hơn là chiến tranh, gợi nhớ lại những gì Arkan đã từng làm trong quá khứ. Bằng việc nắm trong tay những tay súng tàn bạo bậc nhất và có rất nhiều tiền từ hoạt động bất chính, Arkan thao túng bóng đá Serbia để làm bàn đạp cho những tham vọng của mình.

Tất nhiên, khó có chuyện một Arkan mới sẽ xuất hiện, nhưng những tàn dư của hắn là không thể phủ nhận.

Bóng đá là môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh và luôn được xem là sứ giả của hòa bình. Người ta luôn cố gắng để tránh sự dính líu của chính trị đến môn thể thao vua này. Tuy nhiên, những kẻ quá khích đã làm vấy bẩn bóng đá bằng những hành động đáng lên án.

Dù bóng đá Serbia có bị trừng phạt thế nào đi nữa, thì vết nhơ đêm 12/10 vừa qua cũng khó mà gột rửa, nhất là khi LĐBĐ Italia và BTC sân Marassi đã mở cửa cho rất đông trẻ em được có mặt để theo dõi trận đấu...

  • N.H (tổng hợp)

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,
,