Những 'kẻ phản bội' đình đám của El SuperClásico
- Trong các trận cầu El SuperClásico, nhân vật "đáng ghét" nhất luôn là những cầu thủ từng khoác áo cả 2 đội bóng. Xứ sở đấu bò gọi chung họ là “Judas” - kẻ phản bội. Trong số những cái tên từng chơi cho cả Barca và Real thì Luis Figo bị... nguyền rủa hơn cả.
>> Victor Valdes, hãy bắt dính bóng!
>> Lionel Messi, sinh ra để trở thành huyền thoại
>> Real - Barca: Nín thở chờ phán quyết
>> Siêu kinh điển & những trận cầu khó tin
>> Hạ Sevilla, Real chỉ còn cách Barca 4 điểm
>> Henry cứu Barca thoát thua trước Valencia
>> Barca, trí khôn của ta đâu?
>> Iniesta xuất sắc hơn... Messi
>> Barca "đầu hàng" Hiddink & Chelsea ở Nou Camp
>> Hiddink - Guardiola, hai thế hệ & một con đường
>> Barca, hãy đặt lịch sử dưới chân!
>> Barca - Khiêu vũ giữa bầy sói
Đến nay đã có cả thảy 37 "Judas", trong đó đa phần là những ngôi sao mà tài năng đã được thừa nhận như Samitier, Hilario, Goyvaerts, Eto’o, Figo, Luis Enrique, Milla, Schuster hay Hagi. Cũng mang tiếng mua bán và chuyển nhượng, nhưng với các "Judas", đó thường là những thương vụ chơi xỏ, đi đêm hoặc trở mặt với chính những người từng dành cho mình rất nhiều tình cảm.
Cũng có khi, nó xuất phát từ sự đố kỵ và ghen tuông. Đội bóng Hoàng gia không bao giờ chịu đuợc cảnh đội quân xứ Catalan sở hữu những ngôi sao sáng giá hơn của mình và ngược lại. Vì thế, "Judas" thường bị nguyền rủa và thù hận đến tận xương tủy. Trong các trận El Clasico, họ thường phải chịu áp lực cực lớn từ hai phía CĐV.
Saviola là "Judas" gần đây nhất chuyển từ Barca đến Real - Ảnh: AP
Ngôi sao gần nhất mang thân phận Judas chính là Javier Saviola, tiền đạo hiện đang thất sủng tại Real Madrid.
- Javier Saviola
Năm mới 19 tuổi (2001), “chú thỏ” chuyển đến Catalan đầu quân cho Barca từ River Plate với giá 15 triệu Bảng. Tuy nhiên, sự kỳ vọng quá lớn của các culé vô tình tạo sức ép nặng nề khiến Saviola không thích nghi nổi với lối chơi của chủ sân Nou Camp.
Ngôi sao người Argentina nhanh chóng lụi tàn để rồi phải lang bạt dưới các màu áo mượn của Monaco (2004–2005) và Sevilla (2005–2006) trước khi trở thành một trong những bản hợp đồng "hớ" nhất trong lịch sử của Barca.
Dù vậy, Real Madrid đã hỏi mua Saviola đầu năm 2007 những mong "chơi Barca một vố" bằng cách giúp ngôi sao người Argentina tỏa sáng trở lại. Nhưng một lần nữa, cái tên Saviola chỉ để lại sự thất vọng ghê gớm và gần như bị quên lãng trên băng ghế dự bị của "Club Blanco".
- Samuel Eto’o
Khác với Saviola, Eto’o làm một “Judas” gián tiếp chính vì thế tiền đạo người Cameroon không phải chịu quá nhiều sức ép trong những lần thi đấu trong màn đại chiến giữa 2 đội. Trái lại, cái cách Real hắt hủi anh còn tạo lực đẩy ngược lại giúp Eto’o thi đấu hứng khởi hơn mỗi khi gặp lại đội bóng từng phát hiện ra mình năm mới 16 tuổi.
Chỉ sau đến khi rời Real chuyển đến Mallorca theo dạng cho mượn, tài năng của Et’o mới được thừa nhận. Barca ngay lập tức chơi Real bằng cách đón “báo đen” về Nou Camp, để rồi chỉ trong 2 mùa bóng tiền đạo nguời Cameroon đã trở thành chân sút hàng đầu với danh hiệu Pichichi mùa bóng 2005/06. Trớ trêu khi Eto’o đã từng ghi bàn vào lưới Real giúp Barca giành chiến thắng.
- Luis Figo
Tiền vệ người Bồ Đào Nha là "Judas" đầu tiên trong chính sách Galaticos của cựu chủ tịch Real, Florentino Perez. Sau 5 năm gắn bó cùng Barca, thậm chí mang trên tay chiếc băng đội trưởng nhưng Figo vẫn quyết định sang đầu quân cho Real Madrid vào mùa hè 2000 với giá chuyển nhượng hơn 30 triệu Bảng (kỉ lục thế giới lúc bấy giờ).
Figo là vụ chuyển nhượng gây chấn động thế giới - Ảnh: Soccer-Gallery |
Với đẳng cấp của một ngôi sao lớn, Figo nhanh chóng thích nghi và trở thành huyền thoại của cả hai sân Nou Camp (172 trận/30 bàn thắng) và Bernabeu (164 trận/36 bàn). Một trong những kỷ niệm không thể nào quên đối với Figo đó là lần về Nou Camp năm 2001/02, anh đã nhận nguyên cái thủ lợn của các culé ném xuống từ trên khán đài, như sự miệt thị và thù hận đến tận xương tủy.
Figo đã chia tay Real năm 2005 và hiện đang đầu quân cho Inter Milan.
- Luis Enrique
Đi ngược chiều với Fio, Luis Enrique chơi không thành công trong màu áo Real Madrid (157 trận/15 bàn thắng) nhưng khi chuyển sang đầu quân cho Barca, tiền đạo gốc Gijon lại bắt nhịp và tỏa sáng rực rỡ với 207 trận và 73 lần lập công trước khi giải nghệ ở tuổi 34.
Có thể nói Enrique là một trong những vụ mua bán "đau" nhất của Real Madrid (1991-1996) khi chủ sân Bernabeu để anh ra đi theo dạng chuyển nhượng tự do, rốt cuộc lại "tiếp lửa" cho đại kình địch xứ Catalan (1996-2004).
- Michael Laudrup
Michael là một trong những học trò cưng mà “thánh” Johan Cruyff đưa về Barcelona năm 1989. Anh nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong đội hình "Dream Team" nổi tiếng trong lịch sử.
Suốt quãng thời gian gắn bó cùng chủ sân Nou Camp (1989-1994), tiền đạo người Đan Mạch đã thi đấu tổng cộng 167 trận và ghi 40 bàn thắng. Cùng với đội quân xứ Catalan, Laudrup gặt hái rất nhiều chiến tích như 4 ngôi VĐ La Liga, 1 Nhà Vua, 2 siêu cúp Tây Ban Nha, 1 Champions League và 1 siêu cúp châu Âu.
Tuy nhiên, khi "Dream Team" tan rã, Laudrup đã sang đầu quân cho Real Madrid (1994-1996) và cũng gặt hái được một số thành công nhất định như chức vô địch La Liga 1994/95.
- Ronaldo
Ronaldo cũng là một "Judas" gián tiếp khi đi đường vòng từ Barca (1996–1997) sang Inter (1997–2002) rồi mới về Real Madrid (2002–2007).
Ronaldo gặt hái thành công trong màu áo cả hai đội bóng - Ảnh: Sport.pl
Khi được phát hiện và được đưa về Nou Camp từ PSV, Ronaldo mới được 19 tuổi. Nhờ những tố chất thiên bẩm, "người ngoài hành tinh" nhanh chóng trưởng thành và tỏa sáng, trở thành một phần lịch sử của hai CLB Real Madrid và Barcelona.
Sang Real có lẽ là quyết định sáng suốt nhất trong sự nghiệp thi đấu của Ronaldo vì tại đây, tiền đạo người Brazil đã gặt hái được khá nhiều thành công như La Liga 2003/04, Intercontinental Cup 2002, siêu cup Tây Ban Nha 2003 và đỉnh cao là danh hiệu cá nhân Pichichi 2003/04.
- Bernd Schuster
Bernd Schuster là một trưởng hợp khá hiếm hoi đã khoác áo cả 3 đội bóng hàng đầu tại xứ sở bò tót. Sau 8 năm gắn bó cùng Barcelona (1980 – 1988), ông đã chuyển sang đầu quân cho hai đội bóng thành Madrid là Real và Atletico.
Chỉ có điều, tất cả những gì thăng hoa và đỉnh cao, tiền vệ người Đức đã giành trọn cho chủ sân Nou Camp (170 trận/63 bàn). Chính vì thế, khi sang Bernabeu (62 trận/13 bàn) và Vicente Calderon (85 trận/11 bàn) Schuster không đáp ứng được kì vọng rất lớn của người hâm mộ.
Dù vậy, Schuster cũng đã tích lũy cho mình một bộ sưu tập đồ sộ các danh hiệu với cả 3 đội bóng.
- Alfonso
Gần như chẳng ai còn nhớ đến Alfonso Pérez. Đơn giản vì, tiền đạo sinh ra ở Getafe là 1 trong những "Judas" thất vọng nhất trong lịch sử của cả Real Madrid (1990 - 1995) và Barcelona (2000 - 2002).
Sau khi chia tay chủ sân Bernabeu (88 trận/13 bàn), Alfonso đã chạy tới Real Betis (1995 - 2000) trước khi sang đầu quân cho đội bóng xứ Catalan (21 trận/2 bàn). Chán nản và lạc lối, Alfonso trở lại Betis một thời gian trước khi giải nghệ ở tuổi 32.
- Albert Celades
Sinh ra và trưởng thành trong lò đào tạo trẻ nổi tiếng của Barcelona. Vì là một tiền vệ phòng ngự nên những đóng góp của anh cho chủ sân Nou Camp (1995 – 1999) khá thầm lặng (72 trận/4 bàn). Cùng với Barca, Celdas đã trưởng thành và gặt hái được nhiều chiến tích như 2 chức vô địch La Liga (1997/98, 1998/99), 2 cup Nhà Vua (1996/97, 1997/98) và UEFA Cup (1996/97).
Celades khi còn khoác áo Real.
Ảnh: View Images
Chia tay Catalan, Celades sang chơi cho Celta Vigo 1 mùa trước khi tới đầu quân cho đội bóng Hoàng gia (56 trận/1 bàn). 5 năm (2000 – 2005) gắn bó với Bernabeu có lẽ là quãng thời gian rạng rỡ nhất trong sự nghiệp của Calades với 2 chức vô địch La Liga (2000/01, 2002/03) và đặc biệt là UEFA Champions League (2001/02).
- Dani
Daniel Garcia, cũng đi đường vòng nhưng ngược chiều với Caldades. Trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Real Madrid (1994 – 1998), Dani ghé qua Zaragoza và Mallorca trước khi đến với Nou Camp (1999–2003).
Tuy nhiên, chàng tiền đạo sinh ra tại Cerdanyola del dường như không có duyên với các ông lớn, vì thế đều thi đấu thất vọng trong cả hai màu áo Real (10 trận/0 bàn) và Barca (50 trận/12 bàn).
- Robert Prosinecki
Sau khi thi đấu khá thành công ở Sao đỏ Belgrade mà đỉnh cao là ngôi VĐ Champions League 1991, Prosinecki đến đầu quân cho Real Madrid mùa giải 1991/92 với rất nhiều sự kì vọng. Tuy nhiên, "giấc mơ hoa" đã không trọn vẹn bởi những chấn thương luôn hành hạ tiền vệ người Croatia gốc Đức.
Gắn bó với Bernabeu được 4 năm (55 trận/10 bàn), Prosinecki phải xuống chơi tại một CLB hạng 2 khi ấy là Real Oviedo. 1 năm sau, anh có cơ hội trở lại với đấu trường đỉnh cao khi Barca mua về. Tuy nhiên, anh không còn đủ sức để đóng góp nổi bật cho sân Nou Camp, chỉ ra sân 19 trận và ghi 2 bàn.
-
Bình Minh (tổng hợp)