HLV mới là ngôi sao!
Cập nhật lúc 10:14, Thứ Ba, 13/07/2010 (GMT+7)
Cũng như trọng tài, giới HLV luôn gánh chịu bất công: Thắng lợi thuộc về cầu thủ, còn trách nhiệm về thất bại lại dành cho họ
Trong một World Cup mà những tên tuổi được chờ đợi như Ronaldo, Messi, Rooney, Kaka... đều lặng lẽ ra về không kèn không trống, những ứng viên sáng giá không thể vào đến trận chung kết và lối chơi đồng đội lên ngôi, các ngôi sao thực sự tại Nam Phi lại chính là những người ngồi ngoài đường biên: Huấn luyện viên (HLV)!
HLV Tây Ban Nha Vicente del Bosque. Ảnh: REUTERS |
Không ngẫu nhiên khi hai đội Hà Lan, Tây Ban Nha (TBN) có mặt trong trận đấu cuối cùng của giải: Cả hai đều được dẫn dắt bởi hai HLV thuộc hàng đáng nể nhất, đặc biệt vì khối lượng công việc họ âm thầm chuẩn bị bên bàn sơ đồ. Với HLV Marwijk (Hà Lan), ông tỏ ra mát tay khi kết hợp được bộ tứ hậu vệ Van Wiel, Heitinga, Mathijsen, Van Bronckhorst – tất cả khoác áo các CLB chỉ tầm trung bình của châu Âu – thành tuyến phòng ngự vững vàng hàng đầu World Cup. Ngoài ra, Marwijk cũng cao tay khi dẹp loạn những xung đột đe dọa bùng nổ trong nội bộ Hà Lan, đặc biệt giữa Van Persie và Sneijder.
Marwijk thành công, nhưng đồng nghiệp bên kia chiến tuyến Del Bosque còn tỏa sáng hơn về bình diện chuyên môn dù ban đầu trọng trách với ông không đơn giản: Phải làm tốt như người tiền nhiệm Aragones, vốn đã đưa TBN lên ngai vàng châu lục. Với bề ngoài có phần “quê mùa”, thực tế Del Bosque đã rất bản lĩnh và tỉnh táo khi lèo lái TBN vượt qua cơn khủng hoảng đầu giải với trận thua Thụy Sĩ 0 – 1.
Từ đó, mỗi trận đấu của TBN thực sự trở thành “live show” của Del Bosque và các học trò khi ông liên tục thoải mái tung hứng, hoán vị đội hình. Lúc thì Del Bosque sử dụng Navas chạy cánh mở rộng biên độ tấn công TBN lên tối đa, lúc thì thình lình đưa Llorente vào tạo phong cách đối lập hoàn toàn với Villa, như Hư Trúc dùng Sinh Tử Phù lạnh giá trong Thiên Sơn Lục Dương chưởng nóng bỏng đánh bại Tinh Tú lão quái trong bộ Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung!
Đến bán kết, Del Bosque lại khiến tất cả ngỡ ngàng khi thay Torres bằng Pedro vừa hạn chế tầm hoạt động của Lahm (Đức) vừa giúp TBN vận hành nhuần nhuyễn hơn lối chơi một chạm truyền thống và hạ gục Đức. Thay đổi nhiều nhưng kết quả chỉ có một: TBN luôn chiến thắng, điều có thể khiến Del Bosque đến rất gần danh hiệu HLV xuất sắc nhất World Cup (dù FIFA chưa nghĩ đến bình chọn danh hiệu này!).
Điều cần nói là kẻ bại trận Loew (Đức) dưới tay Del Bosque cũng xứng đáng nhận được mọi lời ngợi khen với việc tiếp nối thành công cuộc cách tân, dẫn dắt Đức loại Anh rồi Argentina bằng phong cách phóng khoáng, hiệu quả rất ấn tượng. Bất chấp những hạn chế về mặt nhân sự, Loew chẳng những giúp Đức tái lập thành tích đệ tam anh hào thế giới như năm 2006 được chơi trên sân nhà mà còn đem lại niềm tin vào tương lai của cả nền bóng đá Đức.
Hãy thử hình dung tại World Cup này TBN thiếu Del Bosque, Hà Lan thiếu Marwijk, Đức thiếu Loew hay Uruguay thiếu Tabarez sẽ ra sao? Với ý kiến phản bác: Họ sẽ vẫn có HLV khác, vắng mợ thì chợ vẫn đông mà, có lẽ trường hợp thảm họa Pháp được dẫn dắt bởi Domenech đủ là câu trả lời thuyết phục. Cũng như trọng tài, giới HLV luôn gánh chịu bất công: Thắng lợi thuộc về cầu thủ, còn trách nhiệm thất bại lại dành cho họ. Nhưng bộ tứ HLV có mặt tại bán kết cùng với đa số các đồng nghiệp khác vẫn chấp nhận, lặng lẽ chuẩn bị những sơ đồ tấn công phức tạp, phòng thủ an toàn để giúp đội nhà chiến thắng. Tại Nam Phi, sẽ thật thiếu sót khi trong danh sách ngôi sao World Cup lại thiếu vắng tên các HLV!
Oscar Tabarez là số 1
Nếu phải chọn ra HLV xuất sắc nhất World Cup 2010 thì người đó có thể cũng là Oscar Tabarez (ảnh - Reuters) của Uruguay. Trong chiến công giành hạng tư World Cup, ngoài tài năng của tiền đạo Diego Forlan còn có công lao dẫn dắt của chính ông khi đưa đội bóng bị đánh giá yếu đá đủ 7 trận ở một giải đấu khốc liệt như VCK World Cup.
Marwijk thành công, nhưng đồng nghiệp bên kia chiến tuyến Del Bosque còn tỏa sáng hơn về bình diện chuyên môn dù ban đầu trọng trách với ông không đơn giản: Phải làm tốt như người tiền nhiệm Aragones, vốn đã đưa TBN lên ngai vàng châu lục. Với bề ngoài có phần “quê mùa”, thực tế Del Bosque đã rất bản lĩnh và tỉnh táo khi lèo lái TBN vượt qua cơn khủng hoảng đầu giải với trận thua Thụy Sĩ 0 – 1.
Từ đó, mỗi trận đấu của TBN thực sự trở thành “live show” của Del Bosque và các học trò khi ông liên tục thoải mái tung hứng, hoán vị đội hình. Lúc thì Del Bosque sử dụng Navas chạy cánh mở rộng biên độ tấn công TBN lên tối đa, lúc thì thình lình đưa Llorente vào tạo phong cách đối lập hoàn toàn với Villa, như Hư Trúc dùng Sinh Tử Phù lạnh giá trong Thiên Sơn Lục Dương chưởng nóng bỏng đánh bại Tinh Tú lão quái trong bộ Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung!
Đến bán kết, Del Bosque lại khiến tất cả ngỡ ngàng khi thay Torres bằng Pedro vừa hạn chế tầm hoạt động của Lahm (Đức) vừa giúp TBN vận hành nhuần nhuyễn hơn lối chơi một chạm truyền thống và hạ gục Đức. Thay đổi nhiều nhưng kết quả chỉ có một: TBN luôn chiến thắng, điều có thể khiến Del Bosque đến rất gần danh hiệu HLV xuất sắc nhất World Cup (dù FIFA chưa nghĩ đến bình chọn danh hiệu này!).
Điều cần nói là kẻ bại trận Loew (Đức) dưới tay Del Bosque cũng xứng đáng nhận được mọi lời ngợi khen với việc tiếp nối thành công cuộc cách tân, dẫn dắt Đức loại Anh rồi Argentina bằng phong cách phóng khoáng, hiệu quả rất ấn tượng. Bất chấp những hạn chế về mặt nhân sự, Loew chẳng những giúp Đức tái lập thành tích đệ tam anh hào thế giới như năm 2006 được chơi trên sân nhà mà còn đem lại niềm tin vào tương lai của cả nền bóng đá Đức.
Hãy thử hình dung tại World Cup này TBN thiếu Del Bosque, Hà Lan thiếu Marwijk, Đức thiếu Loew hay Uruguay thiếu Tabarez sẽ ra sao? Với ý kiến phản bác: Họ sẽ vẫn có HLV khác, vắng mợ thì chợ vẫn đông mà, có lẽ trường hợp thảm họa Pháp được dẫn dắt bởi Domenech đủ là câu trả lời thuyết phục. Cũng như trọng tài, giới HLV luôn gánh chịu bất công: Thắng lợi thuộc về cầu thủ, còn trách nhiệm thất bại lại dành cho họ. Nhưng bộ tứ HLV có mặt tại bán kết cùng với đa số các đồng nghiệp khác vẫn chấp nhận, lặng lẽ chuẩn bị những sơ đồ tấn công phức tạp, phòng thủ an toàn để giúp đội nhà chiến thắng. Tại Nam Phi, sẽ thật thiếu sót khi trong danh sách ngôi sao World Cup lại thiếu vắng tên các HLV!
Oscar Tabarez là số 1
Nếu phải chọn ra HLV xuất sắc nhất World Cup 2010 thì người đó có thể cũng là Oscar Tabarez (ảnh - Reuters) của Uruguay. Trong chiến công giành hạng tư World Cup, ngoài tài năng của tiền đạo Diego Forlan còn có công lao dẫn dắt của chính ông khi đưa đội bóng bị đánh giá yếu đá đủ 7 trận ở một giải đấu khốc liệt như VCK World Cup.
Việc ông Tabarez sẵn sàng sử dụng lối đá đôi công, không sợ sệt trước những đối thủ mạnh đã giúp Uruguay gây bất ngờ lớn tại Nam Phi.
Ít ai biết HLV 63 tuổi này là người nhận lương thấp thứ hai ở World Cup 2010, sau HLV Kim Jong Hung của CHDCND Triều Tiên.
Ít ai biết HLV 63 tuổi này là người nhận lương thấp thứ hai ở World Cup 2010, sau HLV Kim Jong Hung của CHDCND Triều Tiên.
(Theo NLD.com.vn)
,