Tăng học phí phải đi đôi với nâng cao chất lượng
- Cần tôn trọng người học khi tăng học phí. Việc tăng học phí là cần thiết để cho các CS giáo dục đủ kinh phí chi cho các hoạt động dạy học.
Ở đây chúng ta chỉ thấy một chiều là ngành GD đưa ra đề án tăng học phí, nhưng không thấy phương án sử dụng học phí đó nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, cam kết sản phẩm đầu ra.
Đại biểu quốc hội thảo luận ở Hội trường. (Ảnh: TS)
Nhiều CSGD muốn tăng thu học phí nhưng chi cho đào tạo thì tiết kiệm, không chú ý tăng cường CSVC, nâng cao trình độ đội ngũ GV, không muốn mời các GV có trình độ giảng dạy để tiết kiệm kinh phí,…Một thực tế dễ thấy là nhiều GV có trình độ cử nhân lại đứng lớp đào tạo SV có trình độ cao đẳng, đại học, tệ hơn nữa nhiều GV chỉ có trình độ đại học tại chức, cao đẳng, hoặc trung cấp không làm công tác chuyên môn lại đứng lớp đào tạo SV có trình độ cao đẳng chinh qui. Với quan điểm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho CB-CNV, người ta sẵn sàng bố trí các cán bộ phòng ban không đủ bằng cấp tham gia giảng dạy hằng trăm tiết/năm.
Tất nhiên người học phải chịu hậu quả. Vậy liệu có bình đẳng không khi bắt xã hội phải đóng tiền trả cho những giờ học không bảo đảm chất lượng đó. Trước khi tăng học phí, thiết nghĩ ngành GD nên lập một đề án đảm bảo và nâng cao chất lượng đầu ra như bảo đảm đầy đủ CSVC, trình độ tối thiểu của giảng viên. Nên tăng cường kiểm tra CSVC và trình độ đội ngũ GV của các trường ĐH, CĐ phục vụ cho đào tạo, mạnh dạn chuyển công tác một số GV sau một số năm mà không chịu đi học đễ có trình độ tối thiểu đứng lớp. Kiên quyết không bố trí các GV không đủ trình độ, bằng cấp đứng lớp, các trường phải công khai trên trang WEB của mình các GV tham gia giảng dạy các môn với các thông tin đầy đủ về trình độ, bằng cấp. Việc tăng học phí phải chú ý thu nhập của người dân. Không thể so sánh với nước ngoài, vì CSVC phục vụ dạy học, đội ngũ giảng viên của đa số các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam còn thua xa các trường của nước ngoài.
- Mai Văn Sinh , e-mail: sinhvien2011@gmail.com