,
221
505
Thư Thăng Long
thuhanoi
/thuhanoi/
853058
Những tiếng vọng dưới đáy sông
1
Article
null
,

Những tiếng vọng dưới đáy sông

Cập nhật lúc 04:12, Thứ Tư, 18/10/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Thảm hoạ ở bến sông Chôm lôm là lời cảnh báo mọi ngành, mọi cấp, mọi người. Hãy nghe tiếng vọng từ đáy sông: “Các cô, các bác người lớn ơi, xin hãy bảo vệ chúng con!”.

Trung thu năm nay, có hàng trăm em bé ở miền Trung nơi cơn bão Xangsane đi qua, không được rước đèn ông sao, không được phá cỗ trông Trăng. Nhưng đau xót hơn, Trung thu năm nay, có hàng chục em bé ở bản Chôm lôm ( xã Lạng Khê, Con Cuông, Nghệ An) vĩnh viễn không bao giờ còn được đón ông Trăng mỗi Tết Trung thu về, vĩnh viễn không còn được vòi quà cha, nũng nịu mẹ...bởi tai nạn sông nước bất ngờ và thảm khốc.

Soạn: HA 926365 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tiễn biệt ở bến sông Chôm lôm

Hầu như năm nào vào mùa mưa, mùa lũ, cả nước lại bàng hoàng thương đau vì những vụ tai nạn sông nước cướp đi sinh mạng các em thơ do sự bất cẩn của người lớn. Mới năm nào, tai nạn lật đò thương tâm ở một tỉnh miền Trung mà chủ đò là một ông lão gần 80 tuổi đã làm thiệt mạng gần 20 em học sinh. Nay, “lịch sử” lại lặp lại, khác chăng, chủ đò, một “ông trẻ” mới ngoài 20...

Đất nước ta là xứ sở của sông, của suối, của kênh, rạch, mương, ngòi chằng chịt. Chỉ một cơn mưa rừng thôi, trong phút chốc, ở những vùng núi cao, con suối nhỏ hằng ngày các em bé có thể lội qua, có thể nhìn thấy những viên đá cuội xinh xắn dưới lòng suối, bỗng trở thành con sông lớn hung dữ, cuốn phăng cả những thân cây rừng mấy người ôm. Còn dải đất miền Trung, đặc biệt càng đi sâu vào miệt đồng bằng sông Cửu Long, càng thấy xứ sở Việt Nam ta là xứ sở của sông nước, là xứ sở “Ra ngõ, bước xuống thuyền”.

Cũng có lẽ, do cuộc sống vốn luôn bươn chải, chịu nhiều sự quăng quật của thiên nhiên, và căn nguyên, còn do cả nhận thức kém, coi thường pháp luật, mà dân ta sống rất hồn nhiên, như sông nước vậy, được chăng hay chớ, thậm chí rất tuỳ tiện. Chính vì thế, mới có việc một con đò nhỏ chở tơí mấy chục sinh mạng bé thơ mà chỉ có duy nhất một chiếc phao cứu sinh(!). Mới luôn có những tai nạn ẩn hoạ thương tâm.

Như bao lần, sau thảm hoạ, báo chí lại mô tả, mổ xẻ, phanh phui. Chính quyền sở tại lại nhận khuyết điểm. Các bộ, ngành lại chia buồn, động viên. Nhà nước lại phê bình, chỉ đạo yêu cầu rút kinh nghiệm. Và cả xã hội theo truyền thống “ lá lành đùm lá rách” lại quyên góp, ủng hộ hỗ trợ. Đã đành, sự quyên góp, chia xẻ là một nghĩa cử, một nét đẹp bản chất của dân tộc Việt. Nhưng xét cho cùng, đó chỉ là giải pháp tình thế.

Một câu hỏi nhức nhối đặt ra: Có cách nào không để xảy ra những cái chết oan uổng, thương tâm của các em thơ? Chẳng lẽ năm nào xã hội cũng lặp đi lặp lại cái “điệp khúc” nhận khuyết điểm, phê bình, rút kinh nghiệm một cách xót xa như vậy?

Sau khi tai nạn Chôm Lôm xảy ra, UBND tỉnh Nghệ An mới có một chủ trương cần thiết: Quyết định xây cầu treo tại bến Chôm Lôm, và sửa chữa, duy tu lại các cầu treo bắc qua sông ở các xã còn lại. Tiếc thay, đó chỉ là việc “Mất bò mới lo làm chuồng”, một hành động đúng nhưng quá chậm. Ai đó, đã đặt câu hỏi: nếu không có những cái chết thương tâm đó, liệu bến Chôm Lôm tiếp tục có bao nhiêu chuyến đò đầy ắp người mà chỉ có duy nhất một chiếc áo phao, nơi sự sống và cái chết vốn mong manh, như khoảng cách giữa thành đò và mặt sông vậy?

Ngay cả mới đây, khi được hỏi, các ngành các cấp ở tỉnh Nghệ An vẫn thấy trách nhiệm chính là ... cha con ông chủ đò Lô Quốc Phong, với muôn ngàn lý lẽ. Vậy cứ theo cách suy luận lô gích hình thức trên, cha con ông chủ đò, có thể đổ lỗi cho con đò giờ đây vẫn yên nghỉ dưới đáy sông mà các cơ quan chức năng đang tìm kiếm để làm tang chứng, vật chứng, vẫn chưa tìm ra.

Công bằng mà nói, dù nhiều sông ngòi, không phải bến sông nào của đất nước cũng có thể xây cầu, vì tài chính hạn hẹp, vì thực tiễn địa hình và đặc điểm dân cư. Nhưng bài học đau xót của tai hoạ sông nước ở miền Trung năm nào, và tiếp tục bến Chôm Lôm năm nay buộc xã hội, các cấp chính quyền và cộng đồng địa phương không thể vô cảm, tuỳ tiện, nguỵ biện về trách nhiệm của mình. Một đất nước năm nào người dân cũng phải quyên góp vì những tai nạn sông nước, là đất nước rất đẹp về tình nghĩa đồng bào, nhưng cũng là đất nước thiếu cái nhìn chiến lược và yếu kém về quản lý.

Cũng bởi còn nghèo, nên giải pháp hành động ngăn ngừa những tai hoạ sông nước thương tâm cần đa dạng, kết hợp nhiều yếu tố, nhiều phương án. Nơi làm cầu được phải bắc cầu. Nơi vì quá nhiều lý do không thể bắc cầu được phải có phao cứu sinh cho người qua đò, qua sông. Quan trọng nhất, mỗi ngành mỗi cấp phải thấy được trách nhiệm, bổn phận của mình, phải giáo dục những chủ đò có được nhận thức đúng để tôn trọng những quy định mang tính pháp luật, có lương tâm con người trước sinh mạng con người mà mình được giao phó. Quan trọng hơn nữa, từ vị quan chức cấp cao đến mỗi thường dân sống ngày càng phải có luật.

Sự sống vốn thiêng liêng. Sự sống của các em thơ càng thiêng liêng. Chúng như thiên thần, ngây thơ và vô tội.

Soạn: HA 926407 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Những chiếc thuyền giấy gọi bạn !

Cho đến giờ, các em học sinh Trường Trung học cơ sở xã Lạng Khê hôm nào cũng tranh thủ thời gian giải lao, xếp những chiếc thuyền bằng giấy để tan buổi học cùng ra bến đò Chôm Lôm thả xuống sông gọi bạn. Tôi đọc đoạn tin ngắn ấy trên báo Tuổi trẻ mà nghẹn ngào.

Đến bao giờ, mới chấm dứt những tiếng vọng dưới đáy sông: “Các cô, các bác người lớn ơi, xin hãy bảo vệ chúng con!”.
 

  •  Thạch Thảo                                    

               -----------------

                         Một số ý kiến phản hồi bạn đọc:

>> Bùi Như Tưởng, Thai Binh
Toi rất đau xót khi có các tai nạn sông nước đối với các cháu nhỏ, tôi nghi thay vì việc cho tiền các gia đình khi xảy ra tai nạn, chúng ta nên nghĩ đến các phòng tránh khi tai nạn xãy ra. Các quỹ từ thiện nên trích một phần nhỏ mua cho các cháu đi học mà qua đò mỗi cháu một chiếc áo phao, số tiến này có lẽ chỉ 20 000 đồng cho mỗi cháu, nhưng có thể tránh được chết đuối khi qua đò. Gia đình và nhà trường cũng nên nhắc nhở các cháu mặc áo phao đầy đủ khi qua đò. Mong toà soạn hãy giúp tôi đưa góp ý này đến những người có trách nhiệm.

>> Phạm Hoàng Xiêm, Nam Đinh
Toi nghi rang khong chi rieng Nghe An ma tat ca cac vung mien tren To quoc deu lay do lam bai hoc va nhin lai chinh dia phuong minh ...

>> Le quoc Minh, Nguyen van Cu, Long bien,  Ha noi
Tieng vong duoi day song nghe that xot xa. Dat nuoc con ngheo vi vay khong the mot som mot chieu hoan thien tat ca, nhung de giam bot nhung tai nam thuong tam nhu Chom lom khong phai la khong lam duoc. Neu nhu nha nuoc kien quyet hon voi te nan tham nhung, trung tri that manh tay voi nhung con sau bo nhu Bui Tien Dung va nhung ke bao che, lam that kien quyet voi ... thi nhung dong tien cua xa hoi da duoc tieu dung dung cho, da khong có chêt choc dau kho o nhung ben song

>> Trương Nguyễn Hòang Nguyên, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Tôi hòan tòan đồng ý như ý kiến của bạn Thạch Thảo. Song với tôi chỉ một mong muốn nhỏ :"Mọi người hãy học thuộc chữ Tâm" và thực hiện nó như lời của đức Phật.

>> Nguyễn văn Tuấn, Anh sơn, Nghệ An
Sự việc xẩy ra tại bến đò chôm lôm 1 lần nữa lên tiếng cảnh báo cho tất cả các bến đò trên khắp đất nước ta, nó cảnh báo rằng tính mạng của những người dân chưa được quan tâm.Cán bộ thì đi xe này xe nọ đi có người đón về có người đưa còn người dân chúng ta thì sao? họ chỉ biết  "Bán mặt cho đất ,bán lưng cho trời ". Họ cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Mong rằng chuyện đau lòng như tại bến Chôm lôm sẽ không xẩy ra trên đất nước chúng ta nữa. Mong rằng các nhà lãnh đạo hãy vì trách nhiệm mà quan tâm đến những điều mà người dân quan tâm.

>> Nguyễn Khắc Đức, kduc23@yahoo.com.vn
Theo tôi thay vì giảng các môn học có tính bác học như hiện nay, bộ GDDT nên bổ xung môn học bơi bắt buộc đối với học sinh từ tiểu học trở lên. Tôi thấy một nghịch lý ở nước ngoài họ vẫn giỏi hơn mình mà họ lại có thể chơi thể thao, bơi lội rất giỏi, chúng ta nên học điểm này của họ.

                                    Ý kiến các bạn ?

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,