Cái gốc của giáo dục là gì?
(ViêtNamNet)- Một nhà doanh nghiệp nhưng lại rất tâm huyết, day dứt và lo lắng đến giáo dục đã gửi cho Thư Thăng Long- Hà Nội bài viết này. Những vấn đề đặt ra trong bài viết tuy chưa thật sâu sắc, và mới chỉ là một quan niệm, một giải pháp của người dân, nhưng lại đụng chạm đến một nội dung căn cốt nhất mà dường như ngành GD “thả nổi” lâu nay- dạy người
Người xưa cho rằng trong việc giáo dục con người thì nên “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Ngày nay cho dù có những ý kiến chê bai quan niệm đó “cổ hủ, nho giáo”, tôi vẫn thấy đây là một quan điểm đúng đắn và sâu sắc. Có lẽ vì nó được nhiều người trong ngành giáo dục tán đồng mà câu khẩu hiệu này cũng đang được treo ở khắp các trường, nhất là trường trung học phổ thông. Dĩ nhiên, khẩu hiệu là vậy, nhưng việc hiểu và thực hiện nó thì còn rất nhiều vấn đề phải bàn.
Chữ “lễ” ở đây theo tôi hiểu là những kiến thức, hiểu biết về xã hội, cuộc sống, thái độ và ứng xử trong cuộc đời, có thể hiểu là học về “đạo làm người” nhằm tạo nên phần “đức” của con người. Chữ “ văn” có thể hiểu là các kiến thức về bộ môn, về chuyên môn, nghề nghiệp riêng... nhằm tạo nên phần “tài” ở mỗi người.
Đại thi hào Nguyễn Du từng phải thốt lên trong cuốn Kiều bất hủ của mình: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, để nhấn mạnh đến cái “đức”, cái “lễ” trước hết khi nhìn nhận giá trị, tài năng và phẩm cách một con người. Ngành GD và ĐT cũng luôn đưa ra quan niệm như một tư tưởng cơ bản, mà vì lẽ đó ngành tồn tại: “Dạy chữ gắn với dạy người”.
Nhưng trải qua ba, bốn cuộc cải cách hoặc đổi mới giáo dục thì xét cho cùng, cuộc cải cách hoặc đổi mới nào ngành cũng chỉ mới tranh cãi, tranh luận về “chữ” (hết hệ thống, đến chương trình, sách giáo khoa, hết chữ a hay chữ e, hết chữ thường hay chữ hoa, hết dạy chay hay “dạy mặn”…) mà chuyện “dạy chữ”, nói theo khái niệm thông thường- chất lượng giáo dục, vẫn còn yếu kém, bất cập và phiến diện.
Còn phần “dạy người” thì dường như lúc lên lúc xuống, lúc đậm lúc nhạt, lúc thăng lúc trầm. Và trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập thế giới hiện nay, thì việc “dạy người” dường như trở nên “trôi nổi”. Những hiện tượng đạo đức xuống cấp, từ trong đến ngoài nhà trường, quá nhức nhối và gây phản cảm trong xã hội, có một phần lỗi của ngành giáo dục, đã không quan tâm sâu sắc và đặt đúng vị thế của nó, dạy người “từ thuở còn thơ”.
Ngành GD và ĐT cũng đang hướng tới chiến lược phát triển đến năm 2020. Nhiều tiếng nói kiến nghị đòi ngành sớm có cuộc cải cách giáo dục mới. Trong bối cảnh đó, tôi đề nghị ngành GD và ĐT nên coi giáo dục phần “lễ” phải là một nội dung quan trọng, có tính chiến lược của sự nghiệp giáo dục phổ thông ở nước ta vì hai lẽ.
Thứ nhất, trong cuộc đời con người, lứa tuổi học sinh phổ thông là lứa tuổi còn non, các em đang hình thành nhân cách, nên việc dạy và học những kiến thức của phần “lễ” là dễ dàng và thuận lợi nhất, giống như cây đang non thì dễ uốn. Những nghiên cứu về giáo dục cũng đã chỉ ra rằng sau 20 tuổi, tâm hồn, tính cách, nhân cách con người ta khó mà thay đổi. Nó đã hình thành và ổn định, trở thành "chính" con người ấy.
Thứ hai, theo kinh nghiệm của tôi phần “lễ” quan trọng và khó hơn phần “văn” rất nhiều. Nắm được phần “ lễ” có thể coi là đã nắm được chìa khóa của hạnh phúc đời người. Với một dân tộc, một đất nước, cũng như vậy.
Cuộc khủng hoảng trong giáo dục hiện nay thực chất là khủng hoảng về phần “lễ”. Đã nhiều năm, những kết quả, tỷ lệ tốt nghiệp cao không bình thường, khiến xã hội phải nghi vấn, khiến ngành GD và ĐT phải tiến hành cuộc vận động "Hai không", thực chất là uốn nắn cái phần "lễ". Phần “ lễ”, gắn với nó là nhân sinh quan, cũng là “động cơ, lý tưởng, lẽ sống” có thể coi là nền móng, phần cốt lõi, ổn định, lâu dài trong con người. Nắm chắc phần “lễ” việc thực thi phần “văn” sau này sẽ thuận lợi hơn.
Mọi người đều biết “Thần đèn” Cẩm Lũy, người chỉ bằng những công cụ thông thường đã thành công rất nhiều trong việc di dời các công trình, nhà cửa, đền thờ... nặng hàng trăm tấn, mà các kỹ sư cũng phải cúi đầu bái phục. Nhiều người trong số họ chỉ nghĩ tới việc đó đã không tưởng tượng nổi, đừng nói tới việc thực thi, vậy mà ông Lũy, học vấn mới chỉ tới lớp 4.
Sự khác nhau giữa ông Lũy và các kỹ sư còn là ở phần “lễ”. Ông Lũy kém các kỹ sư về các lý thuyết tính toán nhưng lại vượt xa các kỹ sư ở sự hiểu biết thực tiễn, sự trải nghiệm cùng lòng quyết tâm, lòng dũng cảm được hun đúc bởi lòng say mê nghề nghiệp, tình yêu với quê hương, với đồng bào mình nên ông đã thành công.
Đó là chưa kể trong thực tế, do nhiều nguyên nhân do phần “lễ” kém, chính các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật nhiều người còn tìm mọi cách “rút ruột” các công trình Nhà nước, công trình mình làm thuê, bất chấp các hậu quả sau này.
Như vậy có thể thấy phần “lễ” là rất quan trọng, nếu không nói là quyết định đến sự thành hay bại trong việc giáo dục và đào tạo con người. Nội dung của phần “lễ” trong chương trình phổ thông tôi thấy không gì bằng những lời Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng cụ thể có năm điều sau:
1-Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, 2- Học tập tốt, lao động tốt, 3- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt , 4- Giữ gìn vệ sinh thật tốt, 5- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Có lẽ ai cũng biết những điều này, trên tường lớp học phổ thông nào, nhất là ở bậc tiểu học luôn dán những lời dạy của Bác. Học sinh phổ thông nào cũng có thể đọc vanh vách những lời dạy trên, tuy nhiên, phần lớn chỉ là hô khẩu hiệu, là học vẹt, thuộc lòng. Những điều dạy của Bác chưa thấm được vào trong tâm hồn, chưa chi phối hành động, chưa trở thành “lẽ sống” của các em.
Việc làm cho các em cảm nhận, thấu hiểu, và hành động được theo lẽ sống ấy có thể coi là nội dung căn cốt trong chiến lược phát triển giáo dục mà ngành GD và ĐT đang hướng tới. Ngành GD và ĐT nên bám sát tinh thần của năm lời dạy trên, xây dựng thành những chủ đề, tập hợp các chuyên gia, hình thành cả lý thuyết và thực hành cho các chủ đề đó. Điều này, rất phù hợp với chủ trương mới đây của ngành là sẽ quan tâm hơn đến các bộ môn gắn chặt với việc dạy người, đó là Văn- Sử- Địa, là Giáo dục công dân...
Ví dụ chủ đề “ Dũng cảm” cần biên soạn nhiều tài liệu về lòng dũng cảm, phù hợp với từng lứa tuổi. Giờ thực hành của nó là các môn đấm bốc, võ dân tộc chẳng hạn. Sao cho một học sinh đang từ nhút nhát sẽ trở nên dũng cảm sau vài năm được dạy dỗ, giáo dục trong trường phổ thông.
Nguồn ảnh - Getty Images |
Các chủ đề như “yêu đồng bào” cũng phải biên soạn thật tỷ mỷ, khoa học kết hợp với nhiều diễn đàn, các cuộc thăm viếng thực tế, chia sẻ những khó khăn, mất mát với những người dân ở mọi miền đất nước, để việc yêu người thân, gia đình, đồng bào thấm dần vào nhận thức, và biến thành lẽ sống, thành hành vi ứng xử của học sinh qua các năm học.
Ngoài ra, những khái niệm cơ bản như độc lập, tự do, hạnh phúc hay những đức tính như tích cực, chủ động, sáng tạo, công bằng, thái độ xây dựng, niềm tin tưởng, sự cảm thông, hướng thiện... cũng cần được đưa vào chủ đề, biên soạn một cách công phu, tỷ mỷ, khoa học và đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông.
Vào những năm 1970- 1980 thời tôi còn đi học phổ thông, lúc đó trong xã hội mọi người thường ví các thầy, cô giáo là những “kỹ sư tâm hồn”. Nhưng giờ đây, dường như chúng ta không còn được nghe những điều này nữa. “Tâm hồn” của học sinh nói riêng, của mọi người nói chung, cũng không được “chăm sóc” đúng mức nữa, cho nên tuy xã hội phát triển về mặt vật chất nhưng đạo đức lại có chiều hướng suy thoái, làm cho đông đảo người lao động chính trực bức xúc, thậm chí phẫn nộ.
Rất mong tới đây ngành GD và ĐT sẽ có nhiều chủ trương trong chiến lược phát triển, thực sự đổi mới tư duy, quan niệm về dạy chữ gắn với dạy người, để đội ngũ giáo viên, những “kỹ sư tâm hồn” thực thụ, những người huấn luyện và cho ra trường các thế hệ học sinh có tâm hồn đẹp, có lý tưởng và động cơ sống lành mạnh, đúng đắn. Đây là cái gốc để chúng ta có thể tin rằng các em sẽ xây dựng được một gia đình, xã hội tốt trong tương lai.
Xin được trích dẫn những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong bài “Bài ca xuân 61”:
“ Chúng ta sẽ khai những mỏ vàng, mỏ sắt...
Đóng những con tàu đi khắp đại dương
Nhưng phải luyện những con người đẹp nhất
Biết căm thù và biết yêu thương”
Qua những vần thơ này, chúng ta thấy ông cũng cho rằng, trước khi muốn làm bất cứ việc gì thành công cũng cần phải “luyện người”. Con người phải có phần “lễ” đã.
-
Vũ Mạnh Tiến
Ý kiến đóng góp và bài vở gửi cho Thư Hà Nội xin liên hệ với địa chỉ: kyduyen@vietnamnet.vn
Dia chi: phuong mai,
Email: maidung7450@...
Tieu de:
Noi dung: Rất tâm đắc với bài viết. Phần lễ của ta còn quá yếu. lại. Cảm ơn.
Ho ten: Đặng Văn Thành
Dia chi: Từ Liem-Hà Nội
Email: dangvanthanh2004@...
Tieu de: Một bài viết rất hay
Noi dung: Đây là một bài viết rất hay, thực ra vấn đề nêu ra, từ lâu mọi người dân quan tâm đến xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng đều nhận biết, giáo dục chỉ là một khâu quan trọng trong rèn luyện, tu dưỡng con người ở giai đoạn đầu đến với chữ "Lễ", còn để chữ Lễ lan tỏa, thấm đậm, xuyên suốt của mỗi cán bộ công chức thì cần đến sự đồng bộ của quản lý, điều hành nhà nước. Đó chính là môi trường giáo dục toàn diện và toàn vẹn nhất ...
Ho ten: haiha
Dia chi:
Email: haiha198x@...
Tieu de:
Noi dung: Hai cuốn sách "Emile hay là về giáo dục" của J.J.Rouseau và cuốn "Hành trình trở thành nhà lãnh đạo - On becoming a leader" của Warren Bennis (bản dịch của NXB Tri thức và NXB Trẻ) là hai tác phẩm không thể bỏ qua khi bạn thực lòng quan tâm đến vấn đề dạy người - dạy nghề(?).
Ho ten:
Dia chi:
Email:
Tieu de:
Noi dung: Theo tôi, cách dạy tốt nhất là mình phải làm gương mà Bác Hồ là một ví dụ điển hình nhất . Bây giờ trong lúc đồng tiền chi phối mọi thứ nếu chúng ta không đào tạo được những con người là tấm gương thật sự thì không thể dạy các em học sinh được bởi vì gương bây giờ là " Làm mọi cách làm sao cho được nhiều tiền"
Ho ten: Hồng
Dia chi:
Email:
Tieu de:
Noi dung: Hay nhất là bài thơ. “ Chúng ta sẽ khai những mỏ vàng, mỏ sắt... Đóng những con tàu đi khắp đại dương Nhưng phải luyện những con người đẹp nhất Biết căm thù và biết yêu thương” ...Vâng ! không phải ai khác mà chính chúng ta sẽ khai những mỏ vàng, mỏ sắt...?!
Ho ten: Trần Như Ta
Dia chi: Bình Định
Email: trannhu_ta@...
Tieu de: Đồng tình
Noi dung: Bài viết rất hay. Có lẽ chúng ta cần phải làm làm nhiều hơn nữa để chữ " tâm" phát huy và giữ mãi được đạo lí truyền thống mà người Việt của ta vốn có. Với hoàn cảnh hiện nay thì đạo đức con người cần phải biết gìn giữ và phát huy hơn nữa, khi mà hai chữ đạo đức gần như bỏ bê xói mòn bởi những cám dỗ vật chất. Giới trẻ thì ngày càng bị tha hoá...Thật buồn trước biến động như thế. Nhưng không có gì là quá muộn cả. Tin rằng mỗi chúng ta sẽ nhận ra giá trị cuộc sống mà cần phải biết làm thế nào. " Giáo dục" cần quan tâm toàn diện hơn nữa.
Ho ten: Nguyễn Thành Luật
Dia chi: Phường 8- Vũng Tàu
Email: Nguyenthanhluat_2005@...
Tieu de: Bài viết hay, sát thực tế, nhưng tôi cũng xin góp ý, và mong phản hồi
Noi dung: Kính gửi ông Vũ Mạnh Tiến Bài viết hay, khá thực tế, nhưng hình như tác giả chưa đọc " Câu chuyện bó đũa " thì phải. Nên nhớ rằng cổ ngữ có dạy : Một vài cây, làm chẳng nên non, phải cả ngàn cây- ít nhất là ngàn cây chụm lại, mới nên hòn núi cao đuợc. Mà núi bây giờ, làm gì còn nữa, mà cây với cối? Cây được buôn gỗ lậu, núi được xẻ, lấy đá làm công nghiệp cả rồi. Ông nên đi thực tế xem có phải trái đất đang bị thung lũng hóa không nhé- đến đất cũng bị tàn phá, làm gạch xây nhà cả rồi. Tôi thấy tác giả bài viết, vì quá bức xúc, mà đổ lỗi nhiều cho ngành Giáo dục- xin lấy trích dẫn :"Có lẽ vì nó được nhiều người trong ngành giáo dục tán đồng mà câu khẩu hiệu này cũng đang được treo ở khắp các trường, nhất là trường trung học phổ thông" - Nếu tác giả là người công tâm, có nhiệt tình trong ngành, sao không thử bỏ công vận động, gây quĩ, tự cải thiện tình hình, gặt hái những thực tế như ông Thần Đèn Cẩm Luy kia đi??!!! Tôi chẳng qua là kỉu vạn, làm bốc xếp tại Vũng Tàu, không có cơ hội đi học nữa. Ngày ngày, cũng nghe học sinh ý kiến không thiện cảm về các thầy các cô. Nhưng theo tôi, cái đó, cũng không phải lỗi tại các thầy các cô. Cái gốc của giáo dục như Ông nói, cũng chỉ là quan niệm, thế giới quan của riêng ông thôi. Chứ ở Mỹ, có ca dao tục ngữ nào đâu, sao nền Giáo dục Quốc dân Mỹ, vẫn được đề cập đến trong tâm niệm của các nhà hoạch định đường lối XHCN??? Theo tôi, muốn giáo dục tốt, thì xã hội phải tốt trước đã. Muốn xã hội tốt, trong tình cảnh hội nhập, thì phải thực hiện cho đúng là một nhà nước pháp quyền. Mà, một nhà nước pháp quyền, thì mọi người dân phải nắm được luật. Đằng này, luật nào cũng trong tình trạng sửa đổi, bổ xung, cho phù hợp với hoàn cảnh mới, mà hoàn cảnh, thì lúc nào cũng mới, chả hòan cảnh nào giống hoàn cảnh nào cả! Luật sửa, là đúng, chẳng may, các nhà làm luật có sai, thì họ phải sửa, cho đúng trách nhiệm!!! Như vậy, tóm lại, theo tôi, khi mà nước nhà chưa mạnh, thì giáo dục nước ta đạt vậy, là thành công mỹ mãn rồi! Các nhà làm giáo dục, với mức lương hiện tại, với thời buổi hiện tại, thì cũng chỉ cố gắng làm tốt nền giáo dục như hiện tại thôi! Tôi rất mong có những góp ý thẳng thắn của tác giả, gửi cho tôi, giống như những góp ý của tôi cho tác giả. Trân trọng và cám ơn. Mail : NguyenThanhLuat_2005@yahoo.com
Ho ten: Lê Đình Trường
Dia chi: Hoàng mai Hà Nội
Email: ledinhtruong@...
Tieu de: Chúc mừng anh Vũ Mạnh Tiến
Noi dung: Cảm ơn anh đã có bài viết chỉ ra được điều mấu chốt nhất của giáo dục mà những người làm giao dục, hưởng lương của dân trả cho đã không hay biết. Chúc anh khoẻ và có nhiều bài viết hay.
Ho ten: Vo Van Luan
Dia chi: Đong nai
Email:
Tieu de:
Noi dung: Giáo dục của ta đang đào tạo theo hình mẫu lý thuyết giáo điều, phục tùng và cam chịu... Chúng ta cần thay đổi mục tiêu đào tạo là những con người nhân bản, sáng tạo và có năng lực hành động...
Ho ten:
Dia chi: GO ONG-PHU SON-BA VI-HA NOI
Email:
Tieu de: TOI DA HIEU
Noi dung: doc nhung dong thu tren toi thuc su cam thay su be boi trong nganh giao duc cua chung ta hien nay tuy tuoi doi toi chua lon lam nhung toi cung du lon de hieu the nao la LE the nao la VAN. Thuc trang bay gio''dao duc trong giao duc bi thieu tram trong'' toi lay ngay vi du o truong toi khi can giay to gi khi den phong hieu truong xin thi rat kho doi voi toi.nhung dua ban khi bo me cac ban xin thi rat nhanh vi khi di xin giay to bo ma ho co lot tay con toi gia dinh dau du dieu khien de lot tay cac thay co.thuc trang nua la dao duc cua hoc sinh thoi nay toi khong biet ngay xua cac bac di truoc co phuong thuc giao duc nhu the nao ,ma da dao tao nen nhung con nguoi khong dam noi la hoan hao nhung cung du de coi la mau muc cho thoi nay.thiet nghi tai sao hoc tro thoi nay lai co nhung cach sung ho voi thay co nhu vay''thay giao oi hay co giao oi'' thu hoi neu nhu thay co day do mot cach nghiem chinh thi lam sao ma co nhung kieu xung ho nhu vay day la noi long ma toi muon noi tu lau.nhung hom nay doc duoc bai nay toi moi co dip de noi len nhan dinh cua minh
Ho ten:
Dia chi:
Email:
Tieu de:
Noi dung: Năm điều Bác Hồ dạy quả thật là giản dị nhưng thật sâu xa. Chỉ tiếc rằng người ta truyền dạy cho học sinh dưới dạng khẩu hiệu nên chẳng ai để tâm để lý giải ý nghĩa của những điều dạy này cả, chưa nói gì đến thực hiện chúng.Đó là cảm tưởng của tôi trong suôt cả những năm tháng học phổ thông. .
Ho ten: Vũ Văn Cần
Dia chi: Phan thiết
Email: vcan@...
Tieu de: Nói dễ làm khó
Noi dung: Tôi rất ủng hộ tất cả những ai quan tâm tới vấn đề giáo dục hiện nay,nhưng nói thì dễ mà làm mới khó.Quý vị-những bậc phụ huynh,những người có ý kiến-có là những thầy cô giáo không ?-khi chính quý vị mới có nhiều thời gian gần con em mình nhất.Quý vị có nhắc nhở các em khi thấy chúng vất rác ra đường;đái bậy;chửi đánh nhau;...hay làm lơ?...hay chính quý vị cũng xả rác bừa bãi;ăn nói xô bồ ;giao thông vượt đèn đỏ;nói xấu người này ;chửi người kia...?Có thể quý vị cũng bỏ mặc con cái để đi kiếm tiền?Tôi rất mong mỗi một chúng ta là một người thầy;mốt tấm gương tốt cho các em noi theo.Ngành Giáo dục cũng nên sửa sai nếu có để thế hệ tương lai tốt hơn .Cám ơn
Ho ten: Viet hung
Dia chi: Kien Giang
Email:
Tieu de:
Noi dung: Tôi nhất trí với vấn đề bạn đưa ra. Chúng ta nhất thiết phải dạy "lễ" trước dạy "văn" . Ai cũng muốn , cũng biết nhưng chưa có một cú hích thực sự . Tôi rất mong BGD -ĐT có những phướng án cứng hơn hơn nữa trong cách điều hành của mình trong việcgiáo dục đạo đức học sinh . nhất là học sinh các cấp học. Đạo đức học sinh bây giờ quá xuống cấp.
Ho ten: Hửu Hùng
Dia chi: Quảng ngãi
Email:
Tieu de: Hãy xin đừng phiến diện vì bất kỳ lý do nào!
Noi dung: Vấn đề từ bài viết nầy là không mới và tôi cho rằng trong nhiều người chúng ta đã biết sự phiến diện của nền giáo dục đã manh nha xuất hiện với cấp độ tăng dần trong hai thập niên qua; điều đó luôn bị đỗ lỗi cho mặt trái của kinh tế thị trường. Chúng ta quá chú tâm đến cải cách giáo dục để hướng tới nâng cao việc học "văn" nhưng mỗi một cải cách lại càng thêm rối bời và thu hút chúng ta vào vòng xoáy cải cách liên tục trong những năm qua như chưa có hồi kết làm cho việc học " lễ" bị bỏ quên, ít được chú tâm vun đắp hình thành nhân cách cho con người; trong khi các thầy giáo chưa thật là tấm gương sáng cho học sinh noi theo thì chính việc chú tâm dạy "văn" mà quên dạy "lễ" củng đã làm cho học sinh chỉ theo học "văn" và một khi họb trả tiền cho việc học văn thì chính học sinh củng đã coi như chẳng cần chú trọng chữ "lễ" ngay chính với thầy dạy mình.
Ho ten: Phan Văn Kỳ
Dia chi: Trương Nguyễn Trường Tộ
Email: VanKy @...
Tieu de: Giáo dục đạo đức HS là trách nhiệm của toàn xã hội
Noi dung: Bài viêt hay, thực tế xã hội ta hiện nay có quá nhiều mặt trái nên học sinh bị ảnh hưởng rất lớn .Ví dụ:vào lơp chọn-Tiền.muốn có điểm cao -Tiền,xin việc -TIên hàng chục đến hàng trăm triệu,Cán bộ nọ bị kỷ luật liên tục,mỗi làn bị kỷ luậtthì sau đó thăng một chức,từ cấp phó nhảy lên cấp trưởng...
Ho ten: vũ
Dia chi:
Email: vuht80@...
Tieu de:
Noi dung: Thực sư mà nói bài viết cũng phản ánh một phần thực trạng của giáo dục. Nhưng có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi, chúng ta đã giáo dục con cái như thế nào? chúng ta có cùng kết hợp giữa gia đình và nhà trường chưa hay bỏ mặc con cái cho thầy cô như một sự hiển nhiên trong trách nhiệm giáo dục. Cha mẹ là tấm gương lớn cho con cái, thường thì gia đình quan tâm thực sự đến việc giáo dục con cái mình thì đứa trẻ khi lớn lên chưa cần biết có làm ông nọ bà kia không, nhưng chắc chắn sẽ thành "người". Ngành giáo dục cần có sự cầu thị, nhưng cũng cần lắm những bàn tay chung sức với họ.
Ho ten: Đỗ Văn Thuật
Dia chi: Hà Sơn, Hà Trung, Thanh Hoá
Email: tinhca2050@...
Tieu de:
Noi dung: Rất đồng tình.TÔI YÊU VIÊT NAM MỘT CÁCH DAY DỨT ĐẦY LO LẮNG. Là một sv ĐHSP Toán tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều về Giáo Dục Việt
Ho ten: mai dung
Dia chi: phuong mai,
Email: maidung7450@...
Tieu de:
Noi dung: Rất tâm đắc với bài viết. Phần lễ của ta còn quá yếu. Cảm ơn.
Ho ten: Đặng Văn Thành
Dia chi: Từ Liem-Hà Nội
Email: dangvanthanh2004@...
Tieu de: Một bài viết rất hay
Noi dung: Đây là một bài viết rất hay, thực ra vấn đề nêu ra, từ lâu mọi người dân quan tâm đến xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng đều nhận biết, giáo dục chỉ là một khâu quan trọng trong rèn luyện, tu dưỡng con người ở giai đoạn đầu đến với chữ "Lễ", còn để chữ Lễ lan tỏa, thấm đậm, xuyên suốt của mỗi cán bộ công chức thì cần đến sự đồng bộ của quản lý, điều hành nhà nước. Đó chính là môi trường giáo dục toàn diện và toàn vẹn nhất ...
Ho ten: haiha
Dia chi:
Email: haiha198x@...
Tieu de:
Noi dung: Hai cuốn sách "Emile hay là về giáo dục" của J.J.Rouseau và cuốn "Hành trình trở thành nhà lãnh đạo - On becoming a leader" của Warren Bennis (bản dịch của NXB Tri thức và NXB Trẻ) là hai tác phẩm không thể bỏ qua khi bạn thực lòng quan tâm đến vấn đề dạy người - dạy nghề(?).
Ho ten:
Dia chi:
Email:
Tieu de:
Noi dung: Theo tôi, cách dạy tốt nhất là mình phải làm gương mà Bác Hồ là một ví dụ điển hình nhất . Bây giờ trong lúc đồng tiền chi phối mọi thứ nếu chúng ta không đào tạo được những con người là tấm gương thật sự thì không thể dạy các em học sinh được bởi vì gương bây giờ là " Làm mọi cách làm sao cho được nhiều tiền"
Ho ten: Hồng
Dia chi:
Email:
Tieu de:
Noi dung: Hay nhất là bài thơ. " Chúng ta sẽ khai những mỏ vàng, mỏ sắt... Đóng những con tàu đi khắp đại dương Nhưng phải luyện những con người đẹp nhất Biết căm thù và biết yêu thương" ...Vâng ! không phải ai khác mà chính chúng ta sẽ khai những mỏ vàng, mỏ sắt...?!
Ho ten: Trần Như Ta
Dia chi: Bình Định
Email: trannhu_ta@...
Tieu de: Đồng tình
Noi dung: Bài viết rất hay. Có lẽ chúng ta cần phải làm làm nhiều hơn nữa để chữ " tâm" phát huy và giữ mãi được đạo lí truyền thống mà người Việt của ta vốn có. Với hoàn cảnh hiện nay thì đạo đức con người cần phải biết gìn giữ và phát huy hơn nữa, khi mà hai chữ đạo đức gần như bỏ bê xói mòn bởi những cám dỗ vật chất. Giới trẻ thì ngày càng bị tha hoá...Thật buồn trước biến động như thế. Nhưng không có gì là quá muộn cả. Tin rằng mỗi chúng ta sẽ nhận ra giá trị cuộc sống mà cần phải biết làm thế nào. " Giáo dục" cần quan tâm toàn diện hơn nữa.
Ho ten: Nguyễn Thành Luật
Dia chi: Phường 8- Vũng Tàu
Email: Nguyenthanhluat_2005@...
Tieu de: Bài viết hay, sát thực tế, nhưng tôi cũng xin góp ý, và mong phản hồi
Noi dung: Kính gửi ông Vũ Mạnh Tiến Bài viết hay, khá thực tế, nhưng hình như tác giả chưa đọc " Câu chuyện bó đũa " thì phải. Nên nhớ rằng cổ ngữ có dạy : Một vài cây, làm chẳng nên non, phải cả ngàn cây- ít nhất là ngàn cây chụm lại, mới nên hòn núi cao đuợc. Mà núi bây giờ, làm gì còn nữa, mà cây với cối? Cây được buôn gỗ lậu, núi được xẻ, lấy đá làm công nghiệp cả rồi. Ông nên đi thực tế xem có phải trái đất đang bị thung lũng hóa không nhé- đến đất cũng bị tàn phá, làm gạch xây nhà cả rồi. Tôi thấy tác giả bài viết, vì quá bức xúc, mà đổ lỗi nhiều cho ngành giáo dục- xin lấy trích dẫn :"Có lẽ vì nó được nhiều người trong ngành giáo dục tán đồng mà câu khẩu hiệu này cũng đang được treo ở khắp các trường, nhất là trường trung học phổ thông" - Nếu tác giả là người công tâm, có nhiệt tình trong ngành, sao không thử bỏ công vận động, gây quĩ, tự cải thiện tình hình, gặt hái những thực tế như ông Thần Đèn Cẩm Luy kia đi??!!! Tôi chẳng qua là cửu vạn, làm bốc xếp tại Vũng Tàu, không có cơ hội đi học nữa. Ngày ngày, cũng nghe học sinh ý kiến không thiện cảm về các thầy các cô. Nhưng theo tôi, cái đó, cũng không phải lỗi tại các thầy các cô. Cái gốc của giáo dục như ông nói, cũng chỉ là quan niệm, thế giới quan của riêng ông thôi. Chứ ở Mỹ, có ca dao tục ngữ nào đâu, sao nền giáo dục Mỹ vẫn được đề cập đến trong tâm niệm của các nhà hoạch định đường lối XHCN? Theo tôi, muốn giáo dục tốt, thì xã hội phải tốt trước đã. Muốn xã hội tốt, trong tình cảnh hội nhập, thì phải thực hiện cho đúng là một nhà nước pháp quyền. Mà, một nhà nước pháp quyền, thì mọi người dân phải nắm được luật. Đằng này, luật nào cũng trong tình trạng sửa đổi, bổ sung, cho phù hợp với hoàn cảnh mới, mà hoàn cảnh, thì lúc nào cũng mới, chả hòan cảnh nào giống hoàn cảnh nào cả! Luật sửa, là đúng, chẳng may, các nhà làm luật có sai, thì họ phải sửa, cho đúng trách nhiệm. Như vậy tóm lại, theo tôi, khi mà nước nhà chưa mạnh, thì giáo dục nước ta đạt vậy, là thành công mỹ mãn rồi! Các nhà làm giáo dục, với mức lương hiện tại, với thời buổi hiện tại, thì cũng chỉ cố gắng làm tốt nền giáo dục như hiện tại thôi! Tôi rất mong có những góp ý thẳng thắn của tác giả, gửi cho tôi, giống như những góp ý của tôi cho tác giả. Trân trọng và cám ơn. Mail : NguyenThanhLuat_2005@yahoo.com
Ho ten: Lê Đình Trường
Dia chi: Hoàng mai Hà Nội
Email: ledinhtruong@...
Tieu de: Chúc mừng anh Vũ Mạnh Tiến
Noi dung: Cảm ơn anh đã có bài viết chỉ ra được điều mấu chốt nhất của giáo dục mà những người làm giao dục, hưởng lương của dân trả cho đã không hay biết. Chúc anh khoẻ và có nhiều bài viết hay.
Ho ten: Vo Van Luan
Dia chi: Đong nai
Email:
Tieu de:
Noi dung: Giáo dục của ta đang đào tạo theo hình mẫu lý thuyết giáo điều, phục tùng và cam chịu... Chúng ta cần thay đổi mục tiêu đào tạo là những con người nhân bản, sáng tạo và có năng lực hành động...
Ho ten:
Dia chi: GO ONG-PHU SON-BA VI-HA NOI
Email:
Tieu de: TOI DA HIEU
Noi dung: Doc nhung dong thu tren toi thuc su cam thay su be boi trong nganh giao duc cua chung ta hien nay tuy tuoi doi toi chua lon lam nhung toi cung du lon de hieu the nao la LE the nao la VAN. Thuc trang bay gio’’dao duc trong giao duc bi thieu tram trong’’ toi lay ngay vi du o truong toi, khi can giay to gi den phong hieu truong xin thi rat kho doi voi toi, nhung khi bo me cac ban xin thi rat nhanh vi khi di xin giay to bo me ho co lot tay con toi, gia dinh dau du dieu kien. Thuc trang nua la dao duc cua hoc sinh thoi nay, toi khong biet ngay xua cac bac di truoc co phuong thuc giao duc nhu the nao, ma da dao tao nen nhung con nguoi khong dam noi la hoan hao nhung cung du de coi la mau muc cho thoi nay. Thiet nghi tai sao hoc tro thoi nay lai co nhung cach xung ho voi thay co nhu vay’’thay giao oi hay co giao oi’’, thu hoi neu nhu thay co day do mot cach nghiem chinh thi lam sao ma co nhung kieu xung ho nhu vay. Day la noi long ma toi muon noi tu lau, nhung hom nay doc duoc bai nay toi moi co dip de noi len nhan dinh cua minh