,
221
505
Thư Thăng Long
thuhanoi
/thuhanoi/
1161496
Xình…chát…chát…xình…chát chát…
1
Article
null
,

Xình…chát…chát…xình…chát chát…

Cập nhật lúc 02:37, Thứ Tư, 18/02/2009 (GMT+7)
,

-…Tôi ở tại chung cư cao tầng một khu đô thị mới của Hà Nội. Cứ tối thứ sáu hàng tuần là lại thấy rộn ràng tiếng nhạc từ nhà bác hàng xóm của tôi, và rất đông các cô, bác đã nghỉ hưu đến để... khiêu vũ.
 Bạn tôi có cậu con trai 20 tuổi đang đi du học ở Pháp, ấy vậy mà hè nào cậu cũng về Việt Nam để...học. Năm ngoái cậu ta về để học lái xe vì theo cậu, học lái xe bên kia rất đắt tiền, nhưng không biết lái xe thì như không có chân, buộc phải học. Năm nay cậu lại về Việt Nam để học...nhảy. 
 

Trông ai cũng rạng ngời, trẻ trung. Nguồn ảnh: nguoicaotuoi.org.vn

Cậu nói xấu hổ lắm chú ạ, các bạn học cùng từ nhiều nước khác nhau nhưng họ rất vui vẻ, thoải mái giao lưu qua các điệu nhảy trong các buổi lễ hội, khai trường, lửa trại hay sinh nhật, Nôen...Họ cứ lôi mình vào mà mình lại không biết nhảy, đâm thành lạc lõng...Đợt này, cháu quyết chí dành thời gian ở VN để học khiêu vũ. Mà sao trong các trường học của mình lại không dạy khiêu vũ chú nhỉ? Cháu thấy rất hay và bổ ích đấy chứ. Câu hỏi của cậu ta cứ ám ảnh tôi. Ừ, sao các trường phổ thông ở ta không dạy khiêu vũ cho học sinh phổ thông nhỉ?
 
Tôi ở tại chung cư cao tầng một khu đô thị mới của Hà Nội. Cứ tối thứ sáu hàng tuần là lại thấy rộn ràng tiếng nhạc từ nhà bác hàng xóm của tôi, và rất đông các cô, bác đã nghỉ hưu đến để... khiêu vũ. Trông ai cũng rạng ngời, vui vẻ, trẻ trung. Khi tôi sang thăm, tỏ vẻ ngạc nhiên và hỏi chuyện thì một bác cười, cậu lạc hậu rồi, khiêu vũ bây giờ có gì là ghê gớm đâu, nó chỉ như môn tập dưỡng sinh của bọn tôi thôi. Thật tuyệt vời cậu ạ, từ ngày tôi đi nhảy đến giờ hết mọi loại bệnh, chỉ mong đến thứ sáu để sinh hoạt câu lạc bộ thôi. 
 
Rồi bác kể, tôi vừa đi tham quan ở Thượng Hải (Trung Quốc) về. Bên đó cứ như châu Âu vậy,
...Người Kinh chúng ta lại không có truyền thống hát múa tập thể như đồng bào các dân tộc thiểu số. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến phong cách giao tiếp, làm quen, kết bạn của chúng ta. Người Kinh chúng ta thường khó gần, sống khép kín, không cởi mở thoải mái, chân tình như người dân tộc thiểu số. 
nhà cửa, đường xá, tàu điện ngầm thật hiện đại...Nhưng ấn tượng nhất với tôi lại là việc “nhảy đầm” ở thành phố này. Đi đâu, tôi cũng thấy “nhảy đầm", từ trẻ đến già. Tại các công viên, hệ thống loa công cộng luôn phát các bản nhạc nhảy và các đôi cứ thế nhảy theo nhạc chẳng cần sàn nhảy, đèn đóm hay trang phục gì đặc biệt, tự nhiên, hồn nhiên và đáng yêu như người dân tộc vậy. Tôi nghĩ Việt Nam rồi cũng thế thôi, họ đi trước chúng ta mà.
 
Tôi bật cười vì nhận xét vô tư của bác nhưng ngẫm lại thấy cũng đúng. Chính đồng bào các dân tộc ở Việt Nam ta như Thái, Mèo, Dao hay Gia Rai, Êđê, Chăm…lại là những người luôn hồn nhiên hát, múa. Mỗi khi có lễ hội dù ở nhà rông hay trong rừng, ban ngày cũng như ban đêm, bên đống lửa với nhạc cụ rất đơn sơ, họ rất dễ hoà nhập, làm quen, vui vẻ giao lưu với nhau trong một cộng đồng thông qua các điệu múa, điệu nhảy…
 
Còn người Kinh chúng ta lại không có truyền thống hát múa tập thể như đồng bào các dân tộc thiểu số. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến phong cách giao tiếp, làm quen, kết bạn của chúng ta. Người Kinh chúng ta thường khó gần, sống khép kín, không cởi mở thoải mái, chân tình như người dân tộc thiểu số. 
 
Khi có các hoạt động tập thể đông người thì những hoạt động này thường diễn ra khá nghèo nàn, đơn điệu, không hấp dẫn, vì thiếu những hình thức múa, hát tập thể, một loại hình sinh hoạt văn hóa quần chúng rất dễ tạo nên sự gắn kết cộng đồng.
 
Nhớ lại cách đây chừng hơn 40 năm, sau giải phóng Thủ đô, Hà Nội từng có sàn khiêu vũ ngoài trời, và phong trào hát múa tập thể. Các biên đạo múa đã biên soạn và dựng nhiều điệu múa tập thể với mong ước rằng sẽ đưa được các điệu nhảy thành nếp sinh hoạt văn hoá trong tầng lớp thanh niên. Tuy nhiên kết quả đã không như mong đợi. Phong trào cứ mai một dần đến tận bây giờ, cho dù hiện nay các vũ trường rất “hoành tráng” với rất nhiều nam thanh nữ tú đến, nhưng dường như khiêu vũ không phải là mục đích chính.
 
Múa khèn. Nguồn ảnh: VNN

Do nhận thức, và quan trọng hơn, do một thời người ta có tâm lý định kiến khiêu vũ là lối sống xa hoa của tầng lớp tư sản, thị dân tiểu tư sản cần đả phá. Với quan niệm đó, khiêu vũ đã không được đưa vào dạy trong nhà trường phổ thông, nên những khái niệm cơ bản, tối thiểu nhất về bộ môn này nhiều thanh niên cũng không biết, dù đã học cả chục năm trong nhà trường.
 
Trong trường phổ thông hiện nay, hai môn Âm nhạc và Thể dục đã được biên soạn và dạy, nhất là ở tiểu học. Tuy nhiên hai môn này do dạy riêng biệt và tách rời nhau nên hiệu quả không cao, nhiều khi trở thành đơn điệu, nhàm chán với học sinh. Trong khi đó, khiêu vũ thực chất là sự kết hợp hoàn hảo và hài hòa vẻ đẹp của âm nhạc, thể thao và nghệ thuật (ở một trình độ nhất định). Việc yêu thích âm nhạc và thể thao vốn đã có trong bản năng của con người. Bạn cứ bật nhạc có tiết tấu nhảy sôi động sẽ thấy các em bé chỉ hai đến bốn tuổi sẽ tự nhiên lắc lư và "múa" theo ngay, còn người cao tuổi dù có đang ngồi cũng dễ đánh nhịp theo nhạc một cách vô thức.
 
Hiện nay việc học các môn Toán, Lý, Hoá...trong trường phổ thông đang bị coi là quá tải với các em, trong khi đó giáo dục thể chất (có môn khiêu vũ) lại chưa được chú trọng. Nếu có môn học khiêu vũ trong trường phổ thông, đây sẽ là môn giảm stress, mang lại sự cân bằng cho học sinh trong quá trình học.
Học sinh phổ thông, nhất là ở lứa tuổi trung học là giai đoạn thích hợp nhất cho việc học khiêu vũ. Ở lứa tuổi này, các em rất nhạy cảm với tiết tấu âm nhạc, bản thân lại luôn thích chạy nhảy, vận động vì vậy các em sẽ rất hứng thú với môn này. Việc giao tiếp giữa các bạn nam và nữ qua khiêu vũ ở lứa tuổi trên cũng trở thành hấp dẫn, lành mạnh và mang tính văn hoá, giáo dục cao. Không bài học nào dạy về giao tiếp ứng xử giữa hai giới nam và nữ ở lứa tuổi các em hay và đẹp hơn là một bạn nam mời một bạn nữ cùng tham gia vào một điệu nhảy.
 
Hiện nay việc học các môn Toán, Lý, Hoá...đang bị coi là quá tải, trong khi đó giáo dục thể chất (có môn khiêu vũ) lại chưa được chú trọng. Nếu có môn học khiêu vũ trong trường phổ thông, đây sẽ là môn giảm stress, mang lại sự cân bằng cho học sinh trong quá trình học.
  
Nhà trường phổ thông cũng là môi trường thích hợp nhất cho việc dạy bộ môn khiêu vũ vì có đông học sinh, có diện tích mặt bằng rộng, có nhiều hoạt động giao lưu Đoàn, Đội…Hiện nay, điện lưới, băng đĩa nhạc, loa, đài, tăng âm, đàn oocgan...phục vụ việc học khiêu vũ đều rất phổ biến với giá rẻ rất nhiều so với trước, trường học nào cũng có thể mua sắm được.
 
Chương trình dạy khiêu vũ cho học sinh Việt Nam nếu có, theo tôi nên chọn các điệu nhảy quốc tế đã và đang phổ biến hiện nay trên thế giới, mang tính chuẩn mực và hội nhập. Không nên sáng tạo ra một điệu múa tập thể của riêng Việt Nam như cách đã làm và đã thất bại trước đây. Những điệu nhảy phổ biến hiện nay có xuất xứ từ châu Âu và Mỹ latinh dựa trên các tiết tấu nhạc hiện đại, có tính phổ cập ở khắp các nước trên thế giới. Nước nào cũng có bản nhạc để có thể nhảy theo các điệu này nên nó lan truyền rất nhanh.
 
Các điệu nhảy nhanh, sôi động có thể chọn là Bebop, Chacha,Vien Waltz (van nhanh). Các điệu nhảy vừa phải có thể chọn như Tango, Rumba, Boston (van chậm). Các điệu chậm, trữ tình có thể chọn là Slow, Slow Rock. Ngoài ra nên hướng dẫn thêm các động tác nhảy tự do theo nhạc Disco, hoặc điệu múa Lăm vông của Lào để các em có thể nhảy, múa trong một không gian hẹp nhưng lại đông người.
 
Nhạc cho các điệu nhảy nên biên soạn chọn lọc, mỗi điệu nhảy khoảng bốn bản nhạc trong đó có hai bản nổi tiếng thế giới, còn lại nên chọn hai bản là ca khúc phổ biến của Việt Nam viết theo tiết tấu điệu nhảy đó. Như vậy tuy là điệu nhảy quốc tế nhưng nhạc là của Việt Nam nên không thấy quá xa lạ. 
 
Cặp nhảy Chí Anh- Khánh Thi. Nguồn ảnh: vtc.vn

Dạy khiêu vũ trong trường phổ thông là trang bị cho các em những kiến thức cơ bản nhất về khiêu vũ, âm nhạc, tăng cường khả năng giao tiếp, tự tin, cởi mở, hồn nhiên của các em, không quá chú trọng đến kỹ thuật, biểu diễn hay trang phục. Nhà trường có thể tổ chức các cuộc thi khiêu vũ trong các khối, toàn trường...sao cho ở hoạt động nào trong trường như khai giảng, bế giảng, trại hè, các ngày lễ...đều có âm nhạc và khiêu vũ. 
 
Khi tốt nghiệp, các em đều đã có kiến thức phổ thông về các điệu nhảy, có thể tự tin tham dự vào mọi cuộc vui, sinh hoạt với bạn bè trong nước cũng như quốc tế. Khiêu vũ dễ dàng biến đổi một học sinh đang từ rụt rè, e ngại, thụ động trở nên tự tin, thích giao lưu, tiếp xúc...Đây là những tố chất quan trọng góp phần tạo nên tính cách nhanh nhạy, năng động cho cuộc sống của các em sau này.
 
Hiện nay ở xã hội ta, các câu lạc bộ khiêu vũ khá phát triển. Thanh niên rất thích những buổi ca nhạc có nhảy Hiphop. Các câu lạc bộ tập thể dục nhịp điệu (Aerobic), một dạng của nhảy tự do cũng có ở khắp nơi, trong thế giới mạng các bài hát có nhảy Audition cũng rất hấp dẫn các bạn trẻ. Các đơn vị bộ đội nơi có ít các cô gái lại là các đơn vị hay tổ chức thi những đôi nhảy đẹp nhất.
 
Phong trào học nhảy Dance-sport cũng đã bắt đầu phát triển ở Việt Nam. Chúng ta đã có cặp nhảy đi thi quốc tế khá nổi tiếng như Chí Anh - Khánh Thi. Dance-sport cũng đã được đưa vào thi đấu ở Seagame và đang được xem xét để thành môn thi tại Olympic. Như vậy không khí và trào lưu xã hội Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới đang thuận cho việc dạy khiêu vũ trong trường phổ thông.
 
Nếu việc này được thực hiện sẽ là một cách góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, thể chất của những con người Việt Nam mới, đủ năng lực để có thể theo kịp và hội nhập với thế giới đang phát triển nhanh trong thế kỷ 21.
 
        Vũ Mạnh Tiến

Ý kiến đóng góp và bài vở gửi cho Thư Thăng Long - Hà Nội xin liên hệ với địa chỉkyduyen@vietnamnet.vn

PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ:

Ho ten: Uyenpt
Dia chi: HN
E-mail: emcos76@...
Tieu de: Góp ý
Noi dung: Theo cháu, các trường có thể đưa bộ môn khiêu vũ thể thao vào hoạt động giáo dục thể chất. Cháu thấy ở nước ngoài trong hoạt động giáo dục thể chất, nhà trường thường đưa ra nhiều bộ môn: bóng rổ, bóng chày, thể dục nhịp điệu...trong đó có cả khiêu vũ để học sinh có thể tự chọn bộ môn mình yêu thích và theo học rồi lấy điểm giáo dục thể chất. Cháu chỉ nghĩ nếu đơn giản là không ép buộc học sinh vào một bộ môn nào đấy thì các em cũng sẽ hào hứng và tham gia nhiệt tình thôi. Chứ không phải học và thi đối phó như bây giờ. Mà hoạt động này có thể cho các khóa trong cùng một trường, các trường cùng tập trong cùng một phòng học khiêu vũ. Như thế có tính chất tự nhiên hơn. Nếu để cháu cặp đôi với bạn cùng lớp chắc cháu sẽ ngượng và không hào hứng lắm. Về nhạc nhảy, cháu nghĩ thanh niên bây giờ cũng cởi mở lắm, không nhất thiết phải là nhạc Việt Nam đâu. Nhưng nếu mà tìm được những bản nhạc Việt Nam mà được phối âm phối khí lại để phù hợp với điệu nhảy đó thì nhất. Còn nếu không có, thì những bản nhạc nhảy (ball room) của nước ngoài rất tuyệt vời, không có gì là xa lạ đối với thanh niên bọn cháu đâu ạ.

Ho ten: Đức Tuấn
Dia chi: Long An
E-mail: Tuan46@...
Tieu de: Nên đưa việc dạy khiêu vũ vào chiến lược GDVN 2010-2020
Noi dung: Đây là ý kiến rất hay của tác giả Vũ Mạnh Tiến được nhiều người ủng hộ. Mong Bộ GD và ĐT đưa ý kiến này vào dự thảo chiến lược GDVN 2010-2020. Chiến lược càng cụ thể rõ ràng càng tốt, tránh chung chung, tôi chưa thấy trong dự thảo nói về việc này.

Ho ten: Huy Thắng
Dia chi: Hải Phòng
E-mail: huythangnt@...
Tieu de: Sau khi đọc các góp ý
Noi dung: Sau khi đọc các góp ý về bài viết dạy khiêu vũ cho học sinh phổ thông, tôi rất hy vọng được đọc một ý kiến của một giáo viên hoặc một người nào đó công tác ở Bộ GD và ĐT. Nhưng tuyệt nhiên không có, mặc dù bài viết đã được đăng từ lâu. Không biết những thành phần đó không có Internet để đọc hay họ quá thờ ơ với ý kiến được nhằm vào lĩnh vực của họ.

Ho ten: Nhật Thu
Dia chi:  Đồng Nai.
E-mail: hoanglastic@...
Tieu de: Mơ ước tuổi thơ
Noi dung: Nên dạy khiêu vũ khi hoc sinh lên lớp 10. Cháu cũng thích học khiêu vũ lắm nhưng việc học đã chiếm rất nhiều thời gian và làm căng thẳng tâm lý học sinh chúng cháu. Vì thế cháu chỉ mong ngành GD có chủ trương này trong các nhà trường, chắc chắn học sinh chúng cháu rất hoan nghênh. Đó cũng là một hình thức dung dưỡng tâm hồn, học hỏi cách giao lưu văn hóa và xả street sau những giờ học, bài học nặng nề, căng thẳng và rất mệt mỏi.

Ho ten: Trần Văn Hiếu
Dia chi: Quảng Nam
E-mail: hieutv67@...
Tieu de: Ý kiến hay
Noi dung: Sau khi đọc được bài của tác giả Vũ Mạnh Tiến về vấn đề “ Xình... chát... chát... xình ... chát”, tôi muốn cảm ơn tác giả đã đưa một vấn đề mà xã hội lâu nay vẫn còn không ít định kiến không đúng. Theo tôi, khiêu vũ là một sự kết hợp có tính biện chứng giữa môn Thể dục và môn Âm nhạc mà lâu nay chúng ta “ Biết rồi,khổ lắm, nói mãi" mà chẳng thể thực hiện. Theo tôi đây cũng có thể là một tiểu luận ( không dám nói trở thành một luận án tốt nghiệp cho một sinh viên nào đó ) để giảm stress cho mọi lứa tuổi - Khi mà trẻ con cứ chúi đầu vào học hoặc chúi mũi vào màn hình Internet, người lớn rỗi thì buôn dưa lê hoặc tầm phào trong các quán nhậu - mà không có một không gian giải trí nào cho sinh hoạt tập thể hiện đại cả. Người Kinh chúng ta hay khoe khoang, nhưng lại biết dấu dốt nên càng ngày càng lạc hậu so với các dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam về môn khiêu vũ tập thể. Trong các buổi lễ ( hội ),trên khắp đất nước Việt Nam này các dân tộc ( trừ người Kinh ) đều có điệu múa ( khiêu vũ) riêng cho dân tộc mình, chỉ có người Kinh chúng ta là không có mà thôi. Theo tôi Bộ GD và ĐT nên nghiên cứu đưa môn học này vào nhà trường để giáo dục thể chất, tâm hồn lành mạnh và sự năng động, tự tin cho học sinh.

Ho ten: Quốc Huy
Dia chi: Bà Rịa- Vũng Tàu
E-mail: minhanh@...
Tieu de: Ý kiến của Bộ GD và ĐT thế nào?
Noi dung: Thư Thăng Long- Hà Nội và báo VNnet đã cho đăng rất nhiều ý kiến hay của người dân đối với Bộ GD và ĐT . Tuy nhiên chưa bao giờ Bộ có ý kiến phản hồi nhân dân. Nhân việc có bài viết về đề xuất dạy khiêu vũ trong trường phổ thông, mong quý báo VNnet  gửi tới Bộ GD và ĐT, và xem ý kiến của Bộ thế nào. Dân nói cho nhau nghe, còn Bộ GD và ĐT cứ "làm lơ"?...

Ho ten: Hồng Phan 
Dia chi: Quảng Ninh 
E-mail: Hongphan.78@... 
Tieu de: Hay, hay! 
Noi dung: Tôi là thế hệ 7X từng là cán bộ đoàn chuyên trách và bây giờ vẫn đang là cán bộ đoàn. Đọc bài viết của tác giả Vũ Mạnh Tiến tôi rất đồng tình. Trước đây tại tỉnh của tôi khi tôi còn là học sinh phổ thông, trong hoạt động đoàn- đội đã có phong trào học khiêu vũ, các điệu nhảy quốc tế và có thi giữa các trường với nhau trong kỳ Hội khoẻ Phù Đổng tại địa phương. Đến thời tôi làm cán bộ đoàn cũng đã từng đi dạy nhảy cho các em học sinh, đây là việc làm có sự thống nhất giữa Đoàn thanh niên và phòng GD địa phương. Nhưng đây chỉ là phong trào của địa phương mà rất hữu hiệu. Bộ GD và ĐT nên xem xét để đưa bộ môn lành mạnh này vào chương trình dạy và học cho các em học sinh để nâng cao tính chân- thiện- mỹ.

Ho ten: Bình An
Dia chi: T/p Hồ Chí Minh
E-mail: Binhan@...
Tieu de: Dạy khiêu vũ cho hoc sinh
Noi dung: Lâu nay tôi thấy suốt ngày báo chí, truyền thông rồi Bộ GD và ĐT nói đến cải cách GD - loay hoay mấy bài toán, bài lý ...rồi thi đi, thi lại...không có gì mới mẻ cả trong tư duy và suy nghĩ. Việc đề xuất dạy khiêu vũ trong trường phổ thông theo tôi là đề xuất mới mẻ và đúng đắn như bài viết đã phân tích. Mong rằng Bộ GD và ĐT không đề ra được cái mới thì cũng nên biết lắng nghe và cho áp dụng những cái mới. Mới với ta nhưng quá cũ với thế giới và đồng bào các dân tộc thiểu số VN.

Ho ten: Huy Tuấn
Dia chi: Hải phòng
E-mail: abc146@...
Tieu de: Nên dạy khiêu vũ cho học sinh phổ thông
Noi dung: Anh Tiến đã nói rất đầy đủ, cụ thể, chi tiết về việc nên dạy khiêu vũ cho học sinh phổ thông VN. Mong Bộ GD và ĐT sớm cho triển khai việc này, không phải nghiên cứu gì nữa, đồng bào dân tộc có truyền thống hát múa cả trăm năm rồi. Còn người Kinh chúng ta, đến thế kỷ 21 mà vẫn phải bàn về vấn đề này, buồn quá. Rất mong nhận được nhiều ý kiến của các thầy cô giáo và học sinh trong cả nước. Hình như tất cả các trường học, học sinh, giáo viên lúc nào cũng chỉ chăm chắm vào học ôn thi mà thôi, khổ thật.

Ho ten: Gia Khánh
Dia chỉ: Hà Nội
Noi dung: Bài viết và các ý kiến của bạn đọc đã nêu trúng một vấn đề rất lành mạnh, cần phải phát triển. Hơn hai mươi năm trước tôi là lưu học sinh. Khi học tập ở nước bạn, mỗi khi có vũ hội, sinh viên Việt Nam (nhất là mới sang nước bạn) ngại nhất là “bị” mời nhảy. Sau mạnh dạn dần, tôi thấy đây là một hình thức giao lưu vô cùng lành mạnh và văn minh, không những chỉ vận động cơ thể như thể thao, phù hợp với mọi lứa tuổi, lại thêm mở rộng các quan hệ xã hội, giúp con người sảng khoái và tự tin. Về nước, tôi đã đến nhiều sàn nhảy nhưng thấy cung cách tổ chức chưa được thực sự chuyên nghiệp như ở nước ngoài. Đã đến lúc cần tổ chức các câu lạc bộ (có sàn nhảy) phục vụ vì lợi ích công cộng, tổ chức sinh hoạt vũ hội có nền nếp, phục vụ mọi tầng lớp nhân dân. Thực ra, ở nước ngoài, biết hay không biết nhảy theo các điệu cơ bản vẫn có thể đến sàn nhảy vui vẻ và tự tin (đây cũng là lý do để điệu nhảy disco lên ngôi ở mọi nơi). Tuy nhiên, để thành phong trào rộng khắp cần rất nhiều thời gian và công sức vì nhảy múa tập thể, trong quan niệm của nhiều người vẫn là “đàn đúm” theo nghĩa không lành mạnh.   

Ho ten: Trần Nhật Kim
Dia chi: Tây Nguyên
E-mail: kimtnmt@...
Tieu de: Đúng là một cách xả street 
Noi dung: Tôi nghĩ hãy phát triển bộ môn khiêu vũ-thể dục này cho toàn dân, nhất là chú trọng phát triển cho đoàn viên thanh niên trước khi sinh hoạt. Bộ môn này giúp con người ta trẻ trung và yêu đời hơn. Còn đối với nhân viên văn phòng như chúng tôi thì khiêu vũ là một cách xả street sau những giờ làm việc căng thẳng.

Ho ten: Bùi Văn Thành
Dia chi: Buôn Ma Thuột-Đăk Lăk
E-mail: bvthanh@...
Tieu de: Bài góp ý có giá trị
Noi dung: Bài góp ý này rất có giá trị để Bộ GD và ĐT xem xét và thay đổi chương trình và giáo trình môn giáo dục thể chất, âm nhạc. Thôi đừng nghiên cứu gì cho lắm, nên bắt tay vào sửa từ những ý kiến như thế này.

Ho ten: Lê Minh
Noi dung: Tôi được kết nạp vào Đoàn TNCSHCM năm 1959 tại Trường phổ thông cấp 3 Việt Đức (cũ), một trong những "tiêu chuẩn" để được kết nạp hồi ấy là phải biết nhẩy. Hồi đó rất "Bôn" (cách nói lóng của từ Bôn sê vích) nhưng không hiểu sao trong sinh hoạt của Đoàn TN người ta lại rất coi trọng khiêu vũ? Tôi nhớ trước khi được kết nạp, mới là "cảm tình Đoàn" thôi và hay được đi dự sinh hoạt Đoàn, bọn tôi phải tập khiêu vũ trước, nếu không thì khi đến sinh hoạt sẽ bị các anh đoàn viên cũ ở lớp trên mời nhảy mà không biết thì ngượng lắm. Hiện nay đã là "cụ" rồi nhưng chúng tôi vẫn tham gia Câu lạc bộ Thái cực quyền ở Cung văn hóa Hữu nghị, mỗi sáng thứ ba hàng tuần, sau bài luyện tập thì đến khiêu vũ. Đó cũng là tập thể dục nhịp điệu mà. Thanh niên bây giờ mà không biết khiêu vũ thì dở lắm.

Ho ten: Maxó
Dia chi: HN
E-mail: chipchipkaka@...
Tieu de: Hay quá.
Noi dung: Ý kiến đề cập dạy khiêu vũ trong trường học là rất hay. Môn dancesport như một môn thể thao làm cho con người ta có sức bền dẻo dai, hơn nữa qua các lần học khiêu vũ, các em sẽ học cách cư xử như trong xã hội có tổ chức. Hy vọng phong trào dancesport sẽ được khôi phục lại tinh thần lành mạnh và hào hứng của nó như mấy năm trước.

    Ý kiến bạn đọc:

 
 
 
 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,