Hà Nội phát hiện mộ cổ cách đây 4000 năm
Cập nhật lúc 11:20, Thứ Hai, 05/07/2010 (GMT+7)
Các cán bộ của Viện khảo cổ học Việt Nam vừa phát hiện được 2 ngôi mộ từ cách đây khoảng 4000 năm tại Đình Tràng, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ngày 1/7, trên báo Công an Nhân dân, PGS. TS Nguyễn Lân Cường cho biết: một trong 2 ngôi mộ này, di cốt còn khá nguyên vẹn, chôn theo tư thế nằm ngửa, 2 tay đặt xuôi dọc theo thân, đầu nghẹo sang phía vai trái. Trên đùi và hông trái có một đồ gốm tuỳ táng thuộc văn hoá Phùng Nguyên, đã bị vỡ, có dấu vết người xưa rắc thổ hoàng trên xương chày trái.
Qua nghiên cứu sơ bộ thấy di cốt trong ngôi mộ là một phụ nữ khoảng 35-40 tuổi, cao 1m55. Sọ có hình trứng và thuộc loại dài. Hốc mắt có hình chữ nhật và thuộc loại thấp, mũi rộng. Đặc biệt, di cốt có đặc điểm nhổ răng cửa.
Theo TS Lại Văn Tới, hai ngôi mộ này thuộc văn hoá Phùng Nguyên.
Trong khi đó, tại Maroc, các nhà khảo cổ học cũng vừa tìm thấy 7 bộ xương người sống cách đây 5000 năm.
“Đây là lần đầu tiên các bộ xương người có niên đại từ cuối thời kỳ đồ đá đến đầu thời kỳ đồ đồng được phát hiện tại Ma-rốc”- Yousef Bokbot, trưởng nhóm khai quật cho biết. Việc khai quật được bắt đầu từ năm 2006 trong một hang động cách Khemisset 18km.
“Bảy bộ xương và bốn ngôi mộ sẽ cho phép chúng tôi xác định rất chính xác các nghi thức tang lễ của văn hoá Beaker”, Bokbot nói về khám phá này.
“Các cổ vật bằng đồng mà chúng ta tìm thấy đã xác định sự tiến hoá của nhân loại trong giai đoạn phát triển từ đồ đá đến kim loại, một sự chuyển biến thực sự”, các nhà khảo cổ học cho biết thêm.
Ảnh: Middle East Online |
“Đây là lần đầu tiên các bộ xương người có niên đại từ cuối thời kỳ đồ đá đến đầu thời kỳ đồ đồng được phát hiện tại Ma-rốc”- Yousef Bokbot, trưởng nhóm khai quật cho biết. Việc khai quật được bắt đầu từ năm 2006 trong một hang động cách Khemisset 18km.
“Bảy bộ xương và bốn ngôi mộ sẽ cho phép chúng tôi xác định rất chính xác các nghi thức tang lễ của văn hoá Beaker”, Bokbot nói về khám phá này.
“Các cổ vật bằng đồng mà chúng ta tìm thấy đã xác định sự tiến hoá của nhân loại trong giai đoạn phát triển từ đồ đá đến kim loại, một sự chuyển biến thực sự”, các nhà khảo cổ học cho biết thêm.
- Phương Linh (Tổng hợp)
,