Từ Ngô Bảo Châu, miên man nghĩ đến bóng đá VN
Cập nhật lúc 07:34, Thứ Bảy, 21/08/2010 (GMT+7)
Từ chuyện của GS Ngô Bảo Châu, bỗng nhớ đến bóng đá Việt Nam. Nhớ đến lời than thở của Huỳnh Kesley.
12 giờ 55 ngày 19-8-2010, có lẽ những người Việt Nam đều vỡ òa hạnh phúc khi tại Đại hội Toán học thế giới diễn ra ở Hyderabad (Ấn Độ) đã xướng danh Giáo sư Ngô Bảo Châu - một trong bốn nhà toán học thế giới được trao giải Fields - một giải được ví như “Nobel toán học” (bởi Nobel không có giải dành cho toán). Có thể nói đây là một sự kiện lịch sử diễn ra đúng ngay trong ngày cả đất nước VN kỷ niệm 65 năm ngày Tổng khởi nghĩa.
Theo dõi buổi lễ vinh danh GS Ngô Bảo Châu tại Ấn Độ (qua trang web CIM 2010 truyền hình trực tiếp), có một chi tiết mà không ít người thắc mắc: Đó là ngay sau tên của GS Ngô Bảo Châu, đã đề chữ France (Pháp) chứ không phải là Việt Nam.
Theo dõi buổi lễ vinh danh GS Ngô Bảo Châu tại Ấn Độ (qua trang web CIM 2010 truyền hình trực tiếp), có một chi tiết mà không ít người thắc mắc: Đó là ngay sau tên của GS Ngô Bảo Châu, đã đề chữ France (Pháp) chứ không phải là Việt Nam.
Tại sao vậy? Hiện nay, GS Ngô Bảo Châu mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam. Chính vì vậy nên không chỉ có Chủ tịch, Thủ tướng nước ta gởi thư chúc mừng GS, mà cả Tổng thống Pháp cũng chúc mừng. Chuyện này, thời bây giờ chẳng có gì lạ. Bởi, Pháp không phủ nhận được Ngô Bảo Châu là người Việt Nam, được sinh ra và nuôi dưỡng bởi đất nước hình chữ S. Thậm chí, khi Ngô Bảo Châu rời đất nước đi du học, khi ấy trong hành trang của anh cũng đã có hai HCV Olympic toán học thế giới.
Còn phần mình, chúng ta cũng không thể phủ nhận được công lao của nền toán học Pháp đã đưa Ngô Bảo Châu lên hàng đỉnh của thế giới. Cụ thể, đó là anh đã được một vị giáo sư danh tiếng của toán học Pháp, toán học thế giới - ông Laumon dẫn dắt. Không ai phủ nhận được công lao của gia đình, của các thầy dạy Châu học toán khi anh còn là học sinh lớp chuyên toán trường ĐH Tổng hợp Hà Nội; và cũng không ai phủ nhận được việc tài năng của Ngô Bảo Châu đã phát triển rực rỡ bởi môi trường khoa học của nước Pháp.
Vì vậy nên, thời nay người ta mới nói nhiều đến cụm từ “Thế giới phẳng”.
Từ chuyện của GS Ngô Bảo Châu, bỗng nhớ đến bóng đá Việt Nam. Nhớ đến lời than thở của Huỳnh Kesley.
Vâng, trong danh sách triệu tập đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho Cúp bóng đá 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sắp tới đây, lại tiếp tục không có một gương mặt cầu thủ VN gốc nước ngoài nào, dù trong thực tế đã có đến trên chục người tham gia ở V-League, ở hạng Nhất. Trong đó, đáng nói nhất là Huỳnh Kesley. Anh là một tiền đạo có hạng tại V-League, anh đã nhập quốc tịch, lấy vợ Việt, sinh con, học tiếng Việt và quyết định chọn VN làm quê hương thứ hai. Vậy mà, Huỳnh Kesley vẫn không được ngó ngàng khi lên danh sách đội tuyển.
Chuyện ấy đáng để giật mình lắm chứ, khi nghĩ đến sự kiện GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields với hai quốc tịch.
Vì vậy nên, thời nay người ta mới nói nhiều đến cụm từ “Thế giới phẳng”.
Từ chuyện của GS Ngô Bảo Châu, bỗng nhớ đến bóng đá Việt Nam. Nhớ đến lời than thở của Huỳnh Kesley.
Vâng, trong danh sách triệu tập đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho Cúp bóng đá 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sắp tới đây, lại tiếp tục không có một gương mặt cầu thủ VN gốc nước ngoài nào, dù trong thực tế đã có đến trên chục người tham gia ở V-League, ở hạng Nhất. Trong đó, đáng nói nhất là Huỳnh Kesley. Anh là một tiền đạo có hạng tại V-League, anh đã nhập quốc tịch, lấy vợ Việt, sinh con, học tiếng Việt và quyết định chọn VN làm quê hương thứ hai. Vậy mà, Huỳnh Kesley vẫn không được ngó ngàng khi lên danh sách đội tuyển.
Chuyện ấy đáng để giật mình lắm chứ, khi nghĩ đến sự kiện GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields với hai quốc tịch.
- Theo Công An TP HCM
,