Đừng để toán học đẹp, cao xa, nhưng... vô ích
Cập nhật lúc 09:09, Thứ Hai, 30/08/2010 (GMT+7)
Ngô Bảo Châu và Vũ Hà Văn là hai tài năng trẻ về toán học đều đã được phát hiện và bồi dưỡng tại hệ thống trường THPT chuyên tại Việt Nam từ khi còn nhỏ và đều được phong hàm giáo sư trẻ nhất Việt Nam.
TIN BÀI KHÁC |
|
---|---|
Dù sống và làm việc ở nước ngoài nhiều năm, cả hai anh vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Nhân sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa được vinh danh qua giải thưởng Fields – giải thưởng tầm cỡ nhất trong lĩnh vực Toán học của thế giới, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Vũ Hà Văn.
Vũ Hà Văn (phải) cùng cha mình - nhà thơ Vũ Quần Phương (Nguồn: Gia đình Vũ Hà Văn). |
- Xin anh cho biết cảm xúc của mình khi biết Giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng Fields, hai anh có quan hệ thân thiết với nhau không?
GS Vũ Hà Văn: Giáo sư Châu là bạn tôi, tôi rất phấn khởi khi nghe tin này. Mặc dầu "tin đồn" cũng đã có từ lâu trong giới toán học, nhưng khi biết chắc chắn vẫn vui hơn.
- Có ý kiến cho rằng các tài năng toán học thường không chọn nghiên cứu ở trong nước? Anh thấy thế nào?
GS Vũ Hà Văn: Các tài năng trẻ, không chỉ riêng toán mà trong các môn khoa học nói chung, cần có môi trường tốt (giáo sư hướng dẫn, đồng nghiệp, hệ thống thư viện,...) mới có thể phát triển hết khả năng.
Chẳng hạn hướng Giáo sư Châu nghiên cứu là một lĩnh vực mạnh của toán học Pháp. Hiện nay ở Việt Nam ta chưa có được một môi trường như vậy.
Một phần nữa, lương bổng của người làm khoa học ở Việt Nam cũng chưa cho phép họ có thể tập trung toàn bộ thời gian vào nghiên cứu.
- Anh nghĩ sao về việc dạy môn toán tại trường phổ thông ở Việt Nam? Phải làm sao để học sinh thấy môn toán hấp dẫn?
GS Vũ Hà Văn: Tôi xin nói rộng hơn một chút, cả về việc dạy toán sau phổ thông. Tôi cảm thấy nhà trường chú trọng nhiều về việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm toán hơn là việc xây dựng tư duy toán học. Kỹ năng tự đặt vấn đề và tư duy phản biện của học sinh ta chưa mạnh.
Nếu môn học được gắn với thực tế thì nó sẽ hấp dẫn và dễ hiểu hơn rất nhiều. Quan trọng hơn nữa, nó sẽ thực sự có ích cho sinh viên sau khi ra trường, kể cả khi họ không làm toán. Họ sẽ không thấy toán học là một cái gì cao xa, đẹp nhưng vô ích, mà là một bộ phận thiết thực của cuộc sống.
Đáng tiếc ở những môn mang tính ứng dụng cao và hiện đang rất được chú trọng ở Âu Mỹ, như xác suất thống kê, toán máy tính... lực lượng chuyên môn ở Việt Nam còn mỏng, chưa phát huy được nhiều.
- Với những tài năng toán học cần có cách bồi dưỡng thế nào để phát triển tốt nhất?
GS Vũ Hà Văn: Câu này liên quan trực tiếp đến câu hỏi về các lý do chính khiến các tài năng toán học chưa chọn nghiên cứu ở trong nước. Tôi rất khâm phục những bạn trẻ theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu ở Viêt Nam trong điều kiện hiện nay. Họ cần có sự quan tâm xứng đáng để bớt đi gánh nặng vật chất.
Tạo ra mối giao lưu với các nhà nghiên cứu quốc tế cũng giúp ích cho họ rất nhiều. Hiện thỉnh thoảng vẫn có những nhà khoa học hàng đầu tới thăm Việt Nam , nhưng họ chỉ ở một thời gian ngắn, nên hiệu quả không cao.
Tôi hy vọng trong thời gian tới, việc mở ra một trung tâm toán học quốc tế sẽ mang tới nhiều thay đổi lớn. Mong dự án này được triển khai nhanh. Nếu thành công, nó sẽ là mô hình rất tốt cho những ngành khoa học khác.
- Trong tương lai, anh có định đưa gia đình về nước để sinh sống và tiếp tục nghiên cứu?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tôi và gia đình về Việt Nam tương đối thường xuyên và mỗi dịp như vậy tôi đều kết hợp nghiên cứu và giảng dạy ở Viện Toán và trường Đại học Khoa học tự nhiên. Nhưng việc về nước lâu dài thì tôi chưa tính được trong tương lai gần.
- Trân trọng cảm ơn Giáo sư Vũ Hà Văn!
- Có ý kiến cho rằng các tài năng toán học thường không chọn nghiên cứu ở trong nước? Anh thấy thế nào?
GS Vũ Hà Văn: Các tài năng trẻ, không chỉ riêng toán mà trong các môn khoa học nói chung, cần có môi trường tốt (giáo sư hướng dẫn, đồng nghiệp, hệ thống thư viện,...) mới có thể phát triển hết khả năng.
Chẳng hạn hướng Giáo sư Châu nghiên cứu là một lĩnh vực mạnh của toán học Pháp. Hiện nay ở Việt Nam ta chưa có được một môi trường như vậy.
Một phần nữa, lương bổng của người làm khoa học ở Việt Nam cũng chưa cho phép họ có thể tập trung toàn bộ thời gian vào nghiên cứu.
- Anh nghĩ sao về việc dạy môn toán tại trường phổ thông ở Việt Nam? Phải làm sao để học sinh thấy môn toán hấp dẫn?
GS Vũ Hà Văn: Tôi xin nói rộng hơn một chút, cả về việc dạy toán sau phổ thông. Tôi cảm thấy nhà trường chú trọng nhiều về việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm toán hơn là việc xây dựng tư duy toán học. Kỹ năng tự đặt vấn đề và tư duy phản biện của học sinh ta chưa mạnh.
Nếu môn học được gắn với thực tế thì nó sẽ hấp dẫn và dễ hiểu hơn rất nhiều. Quan trọng hơn nữa, nó sẽ thực sự có ích cho sinh viên sau khi ra trường, kể cả khi họ không làm toán. Họ sẽ không thấy toán học là một cái gì cao xa, đẹp nhưng vô ích, mà là một bộ phận thiết thực của cuộc sống.
Đáng tiếc ở những môn mang tính ứng dụng cao và hiện đang rất được chú trọng ở Âu Mỹ, như xác suất thống kê, toán máy tính... lực lượng chuyên môn ở Việt Nam còn mỏng, chưa phát huy được nhiều.
- Với những tài năng toán học cần có cách bồi dưỡng thế nào để phát triển tốt nhất?
GS Vũ Hà Văn: Câu này liên quan trực tiếp đến câu hỏi về các lý do chính khiến các tài năng toán học chưa chọn nghiên cứu ở trong nước. Tôi rất khâm phục những bạn trẻ theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu ở Viêt Nam trong điều kiện hiện nay. Họ cần có sự quan tâm xứng đáng để bớt đi gánh nặng vật chất.
Tạo ra mối giao lưu với các nhà nghiên cứu quốc tế cũng giúp ích cho họ rất nhiều. Hiện thỉnh thoảng vẫn có những nhà khoa học hàng đầu tới thăm Việt Nam , nhưng họ chỉ ở một thời gian ngắn, nên hiệu quả không cao.
Tôi hy vọng trong thời gian tới, việc mở ra một trung tâm toán học quốc tế sẽ mang tới nhiều thay đổi lớn. Mong dự án này được triển khai nhanh. Nếu thành công, nó sẽ là mô hình rất tốt cho những ngành khoa học khác.
- Trong tương lai, anh có định đưa gia đình về nước để sinh sống và tiếp tục nghiên cứu?
Giáo sư Vũ Hà Văn: Tôi và gia đình về Việt Nam tương đối thường xuyên và mỗi dịp như vậy tôi đều kết hợp nghiên cứu và giảng dạy ở Viện Toán và trường Đại học Khoa học tự nhiên. Nhưng việc về nước lâu dài thì tôi chưa tính được trong tương lai gần.
- Trân trọng cảm ơn Giáo sư Vũ Hà Văn!
Vũ Hà Văn sinh ra tại Hà Nội, Việt Nam, anh vốn là học sinh chuyên toán trường Chu Văn An và Hà Nội - Amsterdam, Vũ Hà Văn thi đỗ điểm rất cao vào khoa Điện tử-Tin học của Đại học Bách khoa Hà Nội và được tiêu chuẩn theo học ở nước ngoài. Anh tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Eotvos, Budapest, Hungary năm 1994, đỗ tiến sĩ tại Đại học Yale, Mỹ, năm 1998. Vũ Hà Văn làm việc tại Đại học California ở San Diego, với tư cách trợ lý giáo sư, phó giáo sư và giáo sư. Từ mùa thu năm 2005, ông trở thành giáo sư Khoa Toán Đại học Rutgers. Anh là thành viên Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton . Năm 2008, giáp sư Vũ Hà Văn là người duy nhất được giải thưởng Polya về những ứng dụng của lý thuyết tổ hợp. Tính đến nay, số nhà toán học được tặng Giải thưởng Polya vẫn còn rất ít, và họ đều là những nhà toán học hàng đầu. Hiện giáo sư Vũ Hà Văn đã công bố hơn 80 công trình - một con số rất đáng nể; có những công trình được in trên các tạp chí toán học đỉnh cao thế giới như Annals of Mathematics (Niên giám toán học), Journal of AMS (Tạp chí của Hội Toán học Mỹ)... Các bài báo của anh được trích dẫn nhiều, tức là đạt chỉ số ảnh hưởng (impact index) cao. |
- Theo TTXVN
,