221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1297361
Indonesia: Chuộng tiếng Anh, trẻ em quên mất tiếng mẹ đẻ
1
Article
null
Indonesia: Chuộng tiếng Anh, trẻ em quên mất tiếng mẹ đẻ
,
Sự thống trị của tiếng Anh tại đất nước Indonesia khiến ngôn ngữ bản địa bị đe dọa nghiêm trọng. Với một phần lớn người dân ở đất nước này, sự thành thạo tiếng Anh đi cùng với “đẳng cấp”, còn tiếng Indonesia chỉ là thứ ngôn ngữ “hạng hai”.

TIN LIÊN QUAN

Vợ nhốt chồng và cho ăn bánh mì suốt 1 năm trời

Lái xe nổi điên, rồ ga cán chết hàng chục người


Năm 2009, đăng quang ngôi Hoa hậu Indonesia là một cô gái có cha là người Indonesia và mẹ là người Mỹ. Dù lớn lên tại Indonesia, cô vẫn cần tới phiên dịch để dịch các câu hỏi của ban giám khảo.

Sự “phai mờ” của tiếng Bahasa Indonesia xảy ra rất tự nhiên. Trẻ em Indonesia được theo học tại các trường tư, không theo chương trình học quốc gia. Ở những trường này, học phí lên tới hàng ngàn đô la Mỹ một năm và chủ yếu nói tiếng Anh.
Mô tả ảnh.
Trẻ em Indonesia miệt mài học Tiếng Anh (Nguồn ảnh: NY times)

“Một số người sẵn sàng hy sinh ngôn ngữ mẹ đẻ để có được vị trí xã hội cao hơn. Một số người tỏ ra khinh thường những ai không nói được tiếng Anh. Trong gia đình, con cháu cũng không nói chuyện được với ông bà vì không biết tiếng Bahasa Indonesia” - Ushu Riza, chủ một trường tư thục cho biết.
 
“Một số bậc cha mẹ còn tự hào khi con cái họ nói tiếng Indonesia kém”- nhà tâm lý học Anna Surti Arinai cho biết – “Các trường học cũng thường khuyên cha mẹ nói tiếng Anh với con cái khi ở nhà, kể cả khi họ không thành thạo.  Đôi khi các bậc cha mẹ còn yêu cầu vú em không được nói tiếng Indonesia, mà phải nói tiếng Anh”. 

Chính phủ Indonesia gần đây đã yêu cầu cho đến năm 2013 tất cả các trường tư thục phải dạy ngôn ngữ chính thống của đất nước này cho các học sinh Indonesia. Mặc dù vậy, kế hoạch này vẫn còn khá sơ sài.
 
“Các trường tư thục không dạy tiếng Bahasa cho công dân của chúng tôi”, Suyanto, người phụ trách giám sát giáo dục bậc tiểu học và trung học tại Bộ Giáo dục Indonesia cho hay. “Nếu không có quy định cụ thể, về lâu dài, điều đó sẽ gây nguy hiểm cho việc gìn giữ ngôn ngữ của chúng ta”, ông Suyanto nhận xét.
  • Phương Linh (theo New York times)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,