221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1309021
Học trò "chiến" nhau đẫm máu, vì đâu nên nỗi?
1
Article
null
Học trò 'chiến' nhau đẫm máu, vì đâu nên nỗi?
,

Do áp lực của ’bệnh’ thành tích, thi cử, nên các nhà trường, thầy cô giáo lâu nay chỉ tập trung cho công việc giảng dạy các môn văn hóa mà ’lờ’ việc giáo dục đạo đức.

 TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

 

Dư luận đang hết sức bức xúc khi xem clip một nữ sinh ở thành phố Vinh, Nghệ An bị đánh đập dã man được tung lên mạng hôm 15.9. Ngoài vụ bạo lực này, trước đó còn rất nhiều những vụ bạo lực học đường khác. Phải chăng bạo lực học đường tăng cũng là do sự lơ là của nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh?

Trong năm 2009, có tất cả 1.600 vụ học sinh đánh nhau, 700 em bị đuổi học, trung bình 5 vụ một ngày. Tính từ năm 2003 đến 2009, trung bình mỗi năm có 10.000 trẻ vị thành niên phạm tội hình sự. Hai số liệu đó quả thật quá nhức nhối bởi theo thống kê sơ bộ của các tổ chức quốc tế, chỉ có vài nước ở châu Phi mới có "kỷ lục" tương tự như thế.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã từng gợi ý nên phát động phong trào "Nói không với học sinh đánh nhau". Đây là một gợi ý hay, nhưng để làm đến nơi đến chốn, không dễ chút nào. Trong khi công tác giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách học sinh tại nhà trường cũng còn nhiều điều chệch choạc, bất ổn.

Hiện nay, chương trình, sách giáo khoa từ lớp 1 tới lớp 12 không thiếu những bài học, câu chuyện hay có ý nghĩa giáo dục đạo đức. Nhưng có điều, nhiều thầy cô, nhất là thầy cô dạy môn đạo đức, giáo dục công dân lại truyền đạt còn quá sơ sài, làm cho độ nhận thức, hiểu biết về đạo đức, ứng xử, pháp luật... của học sinh bị mất mát, hạn chế.

Trên giấy tờ, văn bản, chương trình, các diễn đàn, hội nghị của ngành giáo dục thì nói rất mạnh đến việc giáo dục đạo đức, giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhưng thực tế, khi áp dụng, triển khai thì vấn đề đạo đức học sinh thường bị các nhà trường phớt lờ, xem nhẹ. Do áp lực của "bệnh" thành tích, thi cử, nên các nhà trường, thầy cô giáo lâu nay chỉ tập trung cho công việc giảng dạy các môn văn hóa.

Với những học sinh cá biệt nhiều giáo viên chủ nhiệm thường bỏ mặc, muốn làm gì thì làm. Có cô giáo tâm sự  "trường em, nếu làm tốt, nhiệt tình, trách nhiệm, có biện pháp giáo dục hiệu quả thì cũng chẳng được gì". Sự thật khen thưởng của ngành giáo dục là một minh chứng. Lâu nay chỉ khen, tôn vinh những giáo viên dạy giỏi, chứ chưa bao giờ biểu dương các thầy cô giáo dục, chủ nhiệm tốt, học sinh ngoan, có phẩm chất đạo đức tốt đâu.

Giáo dục đạo đức học sinh là một việc lớn, dài lâu, cần có sự đồng thuận, quyết tâm cao, phối hợp tốt, thường xuyên giữa ba nhân tố: gia đình - nhà trường - đoàn thể, chính quyền địa phương. Song, thiết nghĩ, nhà trường, thầy cô giáo phải là nhân tố quan trọng hàng đầu. 

(Theo: Đất Việt)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,