221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1309018
GD-ĐT Gia Lai:Chi tiêu vô tư,thất thoát hàng tỷ đồng nhà nước
1
Article
null
GD-ĐT Gia Lai:Chi tiêu vô tư,thất thoát hàng tỷ đồng nhà nước
,

Lợi dụng sự quan tâm của nhà nước, những cán bộ ngành GD-ĐT Gia Lai được giao nhiệm vụ quản lý, thẩm định và quản lý kinh phí đã phớt lờ các quy định của pháp luật gây thất thoát nhiều tỷ đồng…

 TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

 

 

 Các dự án trở thành…“chùm khế ngọt”

Từ năm 2004 Sở Giáo dục-Đào tạo được UBND tỉnh Gia Lai giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư quản lý thực hiện các dự án: Giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn; dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở; phát triển giáo dục THPT và chương trình kiên cố hoá trường học.

 Xây dựng cơ sở vật chất trường học nhiều năm qua được xem như “chùm khế ngọt” của nhiều nhà thầu.

 

 

 

 

Các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai và Thanh tra Bộ Tài chính kiểm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ dự toán, hoàn công, thanh quyết toán thấy có nhiều sai phạm như làm tăng dự toán, thanh quyết toán không đúng thực tế, vi phạm tiến độ ... Đặc biệt có một số hạng mục không thi công vẫn được nghiệm thu, thanh quyết toán cho bên B.

Năm 2006 -2008 nguồn vốn dự án Phát triển giáo dục trẻ em vùng khó khăn do Sở Giáo dục-Đào tạo Gia Lai làm chủ đầu tư, có gói thầu số 1 xây dựng 7 điểm trường ở huyện Chư Păh. Đơn vị lập dự toán là Công ty TNHH tư vấn xây dựng Phú Gia, sở Xây dựng Gia Lai thẩm định dự toán, DN tư vấn thiết kế Đông Phương giám sát, Cty TNHH Thành Châu thi công.

Qua kiểm tra phát hiện thấy dự toán, thẩm định, quyết toán tính sai khối lượng gạch lên đến hơn 43m3, sai thép uốn móc nhà cầu hơn 1,3 tấn, thép móng nền 2,1 tấn tổng sai phạm 64,6 triệu đồng.

Bằng thủ đoạn tương tự, trong những năm sau nhóm đơn vị lập dự toán, thẩm định, giám sát này để đơn vị thi công là Cty TNHH Thành Châu rút ruột gói thầu số 3, số 4, số 5 ở huyện Chư Păh lên đến 333,5 triệu đồng. Có những hạng mục không thi công song vẫn quyết toán khống khối lượng công trình như 5 bể nước số tiền hơn 66,6 triệu đồng, không thi công hạng mục cấp điện khu nhà vệ sinh vẫn quyết toán khống trị giá hơn 11 triệu đồng/gói thầu.v.v…

Quan kiểm tra, cơ quan chức năng cho rằng hầu hết công trình thi công các dự án đều xảy ra sai phạm, tổng giá trị sai phạm về xây lắp của dự án Phát triển giáo dục trẻ em vùng khó khăn là hơn 1 tỷ đồng, dự án phát triển giáo dục THCS hơn 304,7 triệu đồng, dự án phát triển giáo dục THPT là 79,1 triệu đồng… Số tiền các cán bộ quản lý dự án của Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai “biếu không” cho các đơn vị thi công đã lên đến 1.650.850.000đ!

 Tiền dự án giáo dục là để… chi tiêu nội bộ?

Theo điều tra của cơ quan chức năng, bà Nay H’Tuyết, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo kiêm Giám đốc Ban điều hành các dự án giáo dục và phát triển giáo dục suốt thời gian qua đã… “vô tư” cùng thuộc cấp sử dụng kinh phí các dự án giáo dục Tiểu học trẻ em vùng khó khăn… để chi tiêu nội bộ như: chi sai tiền lương cho Ban điều hành, lương cán bộ hợp đồng, chi trùng lương, chi sai tiền ngủ khách sạn.v.v… Tổng số tiền từ năm 2005 đến 2008 tại Ban điều hành tỉnh là 194 triệu đồng.

Nhiều nơi ở Gia Lai lớp học còn tạm bợ

 

 

 

Không dừng lại ở đó, việc quản lý và sử dụng các khoản tiền học phí, lệ phí cũng tồn tại nhiều bất cập sai phạm. Giữa năm 2010 theo kết quả của đoàn thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều cán bộ, nhân viên của Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Gia Lai đã… “mượn” hơn 203 triệu đồng sử dụng vào mục đích cá nhân như Nguyễn Thị Thu Hà “tạm ứng” hơn 28 triệu đồng; Nguyễn Thị Hạnh hơn 23,2 triệu đồng, Nguyễn Hữu Kiêm 19,4 triệu đồng, Bùi Quang Tạo 18 triệu đồng…

Việc chi tiêu kinh phí thuộc chương trình đổi mới nội dung sách giáo khoa cũng có nhiều biểu hiện rất mờ ám. Về nguyên tắc, hàng năm Sở Giáo dục–Đào tạo lập dự toán và danh mục thiết bị cần trang bị cho các trường trình UBND tỉnh phê duyệt. Khi được UBND tỉnh phê duyệt dự toán chi tiết, Sở Giáo dục-Đào tạo tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng và cung cấp thiết bị cho các đơn vị.

Nhưng trên thực tế, từ nhiều năm trở lại đây, nhiều trường học ở cơ sở không đủ thiết bị dạy học nhưng kinh phí đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa vẫn tồn ở tài khoản Sở Giáo dục –Đào tạo Gia Lai. Tiền tồn kết dư đến năm 2008 chuyển qua năm 2009 lên hơn 6,4 tỷ đồng, năm 2009 mới chỉ sử dụng và quyết toán 3,847 tỷ đồng còn lại 2.563 triệu đồng tồn song đến giữa năm 2010 vẫn chưa lập dự toán chi tiết để sử dụng số tiền này.

Nguồn kinh phí thuộc dự án đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trong nhiều năm qua Sở Giáo dục –Đào tạo không chi tiêu hết. Đáng lý ra, lãnh đạo Sở này phải điều chỉnh kinh phí để giảm số cấp phát. Song, không hiểu vì đâu lãnh đạo Sở GD-ĐT không thực hiện điều này mà làm điều ngược lại.

Chẳng hạn như kinh phí dự án đào tạo và bồi dưỡng giáo viên năm 2008 còn tồn đến 510 triệu đồng nhưng năm 2009, lãnh đạo Sở GD-ĐT lại xin cấp tiếp… 400 triệu đồng nhưng chỉ sử dụng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có 165 triệu đồng.

(Theo: Dân Việt)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,