Nguyên Bộ trưởng GD kể lại giáo dục ngày đầu Độc lập
Cập nhật lúc 10:45, Thứ Sáu, 03/09/2010 (GMT+7)
Nhân dịp Quốc khánh 2/9, chúng ta hãy cùng nhìn lại chặng đường giáo dục của nước nhà sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công qua ký ức của các cựu HS - SV thời diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
TIN BÀI KHÁC |
|
---|---|
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước ta đứng trước nhiều khó khăn và thử thách. Cả nước có 95% người bị mù chữ. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân ra sức thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ trọng đại là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm.
Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Quốc khánh 2/9, các cựu học sinh, sinh viên (HSSV) thời đó đã nhớ lại việc học tập, giảng dạy cũng như hệ thống giáo dục những năm đầu đất nước độc lập.
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: "Tôi nghẹn ngào nghe thư Bác"
Năm 1945, tôi vừa học hết lớp 4. Cách mạng đến, có chính quyền mới với cờ đỏ sao vàng. Tôi rất vui vì có đội thiếu nhi Tháng Tám, có mũ ca nô và trống ếch. Ngày khai trường năm đó, Bác Hồ viết bức thư đầu tiên gửi cho học sinh. Tôi xúc động và nghẹn ngào khi nghe thư của Bác. Sau này, tôi được biết, trong năm học đó, Bác đã làm việc với một số cán bộ giáo dục về cuộc thi tốt nghiệp PTTH và thi vào ĐH. Bác ra chỉ thị, bài thi được làm bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp để học sinh hiểu được.
Lễ khai giảng ĐH Việt Nam - nền Đại học mới của một nước độc lập - ngày 15/11/1945 được tổ chức rất to ở số 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Hôm đó, Bác Hồ chủ trì, còn ông Nguyễn Văn Huyên đọc diễn văn.
Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Quốc khánh 2/9, các cựu học sinh, sinh viên (HSSV) thời đó đã nhớ lại việc học tập, giảng dạy cũng như hệ thống giáo dục những năm đầu đất nước độc lập.
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: "Tôi nghẹn ngào nghe thư Bác"
Năm 1945, tôi vừa học hết lớp 4. Cách mạng đến, có chính quyền mới với cờ đỏ sao vàng. Tôi rất vui vì có đội thiếu nhi Tháng Tám, có mũ ca nô và trống ếch. Ngày khai trường năm đó, Bác Hồ viết bức thư đầu tiên gửi cho học sinh. Tôi xúc động và nghẹn ngào khi nghe thư của Bác. Sau này, tôi được biết, trong năm học đó, Bác đã làm việc với một số cán bộ giáo dục về cuộc thi tốt nghiệp PTTH và thi vào ĐH. Bác ra chỉ thị, bài thi được làm bằng hai thứ tiếng Việt và Pháp để học sinh hiểu được.
Lễ khai giảng ĐH Việt Nam - nền Đại học mới của một nước độc lập - ngày 15/11/1945 được tổ chức rất to ở số 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Hôm đó, Bác Hồ chủ trì, còn ông Nguyễn Văn Huyên đọc diễn văn.
Bác Hồ thăm các cụ tham gia lớp bình dân học vụ. Ảnh: Tư liệu. |
Nếu trước 1945, giảng viên ĐH chủ yếu là người Pháp và chỉ có một ít người Việt thì từ 15/11/1945 có 100% giảng viên người Việt như giáo sư (GS) Nguyễn Văn Huyên, GS Nguyễn Mạnh Tường, một số người học ở Pháp về như GS Ngụy Như Kontum, GS Nguyễn Văn Thiêm, GS Đào Duy Anh, GS Đỗ Xuân Hợp, GS Hồ Đắc Di, GS Đỗ Tất Lợi, GS Đặng Vũ Hỷ.
GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch hiệp hội các trường ĐH Ngoài công lập: "Thiêng liêng, thầy cô che bom cho học sinh!"
Tôi còn nhớ khi đó ở trong Nam, thầy cô giáo thường đào nhiều hầm tránh bom xung quanh lớp học. Trong buổi học nghe tiếng máy bay là học sinh phải sơ tán ngay xuống hầm. Nhiều lúc quá vội, thầy cô nằm trên nắp hầm che chở cho học trò của mình. Giờ nhớ lại những hình ảnh đó, thật thiêng liêng làm sao. Còn tại miền Bắc, học trò thường được thầy cô cho đội nón rơm. Khi đó cũng đâu có bàn ghế, trường lớp như bây giờ. Lấy cây đóng thành thanh ngang, rồi học trò ngồi trên đó học, đặt giấy lên đùi viết bài.
PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Lớp học treo nhiều nông cụ
GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch hiệp hội các trường ĐH Ngoài công lập: "Thiêng liêng, thầy cô che bom cho học sinh!"
Tôi còn nhớ khi đó ở trong Nam, thầy cô giáo thường đào nhiều hầm tránh bom xung quanh lớp học. Trong buổi học nghe tiếng máy bay là học sinh phải sơ tán ngay xuống hầm. Nhiều lúc quá vội, thầy cô nằm trên nắp hầm che chở cho học trò của mình. Giờ nhớ lại những hình ảnh đó, thật thiêng liêng làm sao. Còn tại miền Bắc, học trò thường được thầy cô cho đội nón rơm. Khi đó cũng đâu có bàn ghế, trường lớp như bây giờ. Lấy cây đóng thành thanh ngang, rồi học trò ngồi trên đó học, đặt giấy lên đùi viết bài.
PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Lớp học treo nhiều nông cụ
Trước năm 1945, hệ thống giáo dục phổ thông là 13 năm (bậc tiểu học 6 năm, trung học 4 năm; trung học phổ thông bậc một là hai năm và bậc hai là ba năm); hệ cao đẳng ba năm và hệ ĐH 4 - 6 năm. Thời kỳ đó, số lượng và quy mô trường lớp nhỏ. Trung bình một huyện có 20 xã chia làm 3 - 4 tổng, mỗi tổng có một trường tiểu học bậc một gồm ba lớp, 25 đến 30 học sinh mỗi lớp (để thi lấy bằng yếu lược), sau đó ba năm nữa thi lấy bằng tiểu học. Tại các làng cũng có những ông giáo tốt nghiệp bằng sơ cấp yếu lược tổ chức lớp dạy cho trẻ con chữ a, b, c, nhân chi sơ tính bản thiện.
Ngày đó, trong tổng của tôi có ngôi trường cấp một Thuận An. Trường là ngôi nhà cấp bốn có ba phòng học và một phòng hiệu trưởng, bàn của học sinh được kê thành hai dãy, mỗi bàn bốn chỗ ngồi. Điều ấn tượng nhất với tôi đó là phía dưới các lớp học thường có một cái giá kê phía dưới lớp dùng để treo những đồ nông cụ nhỏ trong gia đình (cối xay lúa, xe quay nước, thúng, mủng, dần, sàng, bát, đũa, chén…) được cha mẹ và học trò tự làm để phục vụ cho việc thực hành ở lớp. Ngày đó, trường tổ chức học hai buổi mỗi ngày, mỗi học trò đều mang cơm theo để buổi trưa ăn và nghỉ ngay tại lớp học.
Khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến và trong kháng chiến, hệ thống giáo dục của nước ta vẫn duy trì như trước. Đến năm 1950, Chính phủ có cuộc cải cách giáo dục, hệ tiểu học giảm còn bốn năm, trung học ba năm và THPT hai năm. Đến năm 1956, hệ THPT tăng thêm một năm thành ba năm (lớp 8, 9, 10) và kéo dài đến khi giải phóng miền Nam. Sau giải phóng miền Nam, hệ thống giáo dục của hai miền Nam - Bắc hợp nhất gồm cấp một (5 năm), cấp hai (bốn năm), cấp ba (ba năm).
Ông Nguyễn Hữu Danh, Phó chủ tịch Hội Cựu giáo chức TP HCM: Chọn “ngoại ngữ tiếng Việt” để tiếng dân tộc không bị mai một.
Tôi còn nhớ, trước khi Cách mạng Tháng 8 nổ ra, tôi được tham gia đội Thiếu niên tiền phong. Ngoài giờ học tôi còn tham gia các cuộc mít tinh.… Khi ở nhà, lứa học sinh chúng tôi thường tụ tập tại các khu phố, để quan sát việc vận chuyển vũ khí của giặc (chuyển vào nhà dân Pháp). Chúng tôi có thể làm tốt công việc này vì họ không chú ý tới trẻ con. Thời đó, chúng tôi phải học tất cả chương trình học bằng tiếng Pháp. Mỗi học sinh được chọn hai loại sinh ngữ khác ngoài tiếng Pháp để học. Tất cả học sinh Việt Nam ở Sài Gòn khi đó đều chọn ngoại ngữ 1 là tiếng Việt, ngoại ngữ 2 thường là tiếng Anh để học. Làm như vậy mới có thể duy trì vốn tiếng Việt của dân tộc, không để ngôn ngữ của mình bị mai một.
Ngày đó, trong tổng của tôi có ngôi trường cấp một Thuận An. Trường là ngôi nhà cấp bốn có ba phòng học và một phòng hiệu trưởng, bàn của học sinh được kê thành hai dãy, mỗi bàn bốn chỗ ngồi. Điều ấn tượng nhất với tôi đó là phía dưới các lớp học thường có một cái giá kê phía dưới lớp dùng để treo những đồ nông cụ nhỏ trong gia đình (cối xay lúa, xe quay nước, thúng, mủng, dần, sàng, bát, đũa, chén…) được cha mẹ và học trò tự làm để phục vụ cho việc thực hành ở lớp. Ngày đó, trường tổ chức học hai buổi mỗi ngày, mỗi học trò đều mang cơm theo để buổi trưa ăn và nghỉ ngay tại lớp học.
Khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến và trong kháng chiến, hệ thống giáo dục của nước ta vẫn duy trì như trước. Đến năm 1950, Chính phủ có cuộc cải cách giáo dục, hệ tiểu học giảm còn bốn năm, trung học ba năm và THPT hai năm. Đến năm 1956, hệ THPT tăng thêm một năm thành ba năm (lớp 8, 9, 10) và kéo dài đến khi giải phóng miền Nam. Sau giải phóng miền Nam, hệ thống giáo dục của hai miền Nam - Bắc hợp nhất gồm cấp một (5 năm), cấp hai (bốn năm), cấp ba (ba năm).
Ông Nguyễn Hữu Danh, Phó chủ tịch Hội Cựu giáo chức TP HCM: Chọn “ngoại ngữ tiếng Việt” để tiếng dân tộc không bị mai một.
Tôi còn nhớ, trước khi Cách mạng Tháng 8 nổ ra, tôi được tham gia đội Thiếu niên tiền phong. Ngoài giờ học tôi còn tham gia các cuộc mít tinh.… Khi ở nhà, lứa học sinh chúng tôi thường tụ tập tại các khu phố, để quan sát việc vận chuyển vũ khí của giặc (chuyển vào nhà dân Pháp). Chúng tôi có thể làm tốt công việc này vì họ không chú ý tới trẻ con. Thời đó, chúng tôi phải học tất cả chương trình học bằng tiếng Pháp. Mỗi học sinh được chọn hai loại sinh ngữ khác ngoài tiếng Pháp để học. Tất cả học sinh Việt Nam ở Sài Gòn khi đó đều chọn ngoại ngữ 1 là tiếng Việt, ngoại ngữ 2 thường là tiếng Anh để học. Làm như vậy mới có thể duy trì vốn tiếng Việt của dân tộc, không để ngôn ngữ của mình bị mai một.
(Theo Đất Việt)
,