221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1316263
GS Ngô Bảo Châu "khổ" vì bức tượng nhựa?
1
Article
null
GS Ngô Bảo Châu 'khổ' vì bức tượng nhựa?
,
- Sau hàng loạt lời bình luận của bạn bè, GS Châu chỉ than đúng 1 câu: "Không cái khổ nào giống cái khổ nào".
Như VietNamNet đã đưa tin, người dân Bình Dương đã đúc tượng GS Ngô Bảo Châu và một quán cà phê ở thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương đã đặt pho tượng này tại vị trí trang trọng. Pho tượng giáo sư Châu có tư thế nhìn thẳng về phía trước, bàn tay trái đang chỉnh lại kính, trên tay phải cầm quyển sách, vai trái đeo medal giải thưởng Fields mà giáo sư Châu đã nhận tại Ấn Độ vào tháng 8 vừa rồi.

Bức tượng GS Ngô Bảo Châu ở Bình Dương.
Ảnh: CAO.
Một số người bạn của GS Châu cho rằng "sự kiện" GS Ngô Bảo Châu được dựng tượng là "rất hay cho cộng đồng", nó thể hiện sự "ngưỡng mộ với tấm gương hiếu học" và "hướng về những giá trị vững bền".

Còn ông Phùng Minh Tâm, chủ quán cà phê có đặt bức tượng cho hay: "Việc đặt tượng tại quán cũng là để mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ nhìn đó như là tấm gương sáng về tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam"

Nhân sự kiện này, trên blog Thichhoctoan của mình, GS Châu đã đăng bài viết "Cái tượng đất nung" của tác giả Ngô Quang Hưng với lời phi lộ: "
Để đánh lạc hướng dư luận về cái tượng nhựa, tôi mạn phép mượn cái tượng đất nung của bác NQH về treo ở đây".

Trước đây, khi tâm sự với nhà văn Phan Việt, GS Châu chia sẻ: "Từ bé mình đã có cảm giác là mình phải sống thế nào để sau khi mình ra đi thì mình không để lại dấu vết gì về bản thân. Chuyện không để lại dấu vết gì cũng là chuyện quan trọng. Giống như trong cuộc sống bình thường, khi mình rời khỏi nơi nào đó hoặc làm xong chuyện gì thì mình nên thu dọn sạch sẽ để ra đi".
Trang blog của GS Châu. (Ảnh chụp màn hình sáng 26/10)


Một bạn đọc lí giải cho hành động tạc tượng GS Châu như sau: "Do giáo sư lao động trí óc miệt mài và cống hiến cho nhân loại thành quả toán học mà giới khoa học công nhận.... (... ). Và mọi người thấy như vậy là xuất chúng, là uyên bác nên họ tạc tượng ngưỡng mộ vậy là logic. Thôi thì quyền tự do ”tín ngưỡng” của người ta, vài hôm tượng của giáo sư sẽ bóng loáng lên vì nhà nhà, người người tới sờ vào cho học giỏi toán, cho đoạt giải Field... Trót sinh, trót sống, trót cống hiến (một quá trình cực khổ), thì há gì những sân si vui buồn với Tượng NBC".

Bạn đọc dingsq thì viết trên blog của GS Châu đầy cảm thông: "nổi tiếng rồi khổ thế, là người của công chúng rồi mà, đâu phải của riêng mình, của vợ con bố mẹ anh em bạn bè mình nữa đâu".

Sau hàng loạt lời bình luận của bạn bè, GS Châu chỉ than đúng 1 câu: "Không cái khổ nào giống cái khổ nào".
  • Anh Ngọc
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,