Kết luận chi tiết thông tin gãy xương do đeo cặp
Cập nhật lúc 09:00, Thứ Sáu, 01/10/2010 (GMT+7)
Gần đây, thông tin cháu Y.A (9 tuổi, Tp. HCM) bị gãy xương vai do đeo cặp nặng khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lằng, nhất là khi nhiều tờ báo cùng lên án sự việc này. Chúng tôi đã có buổi trò chuyện trực tiếp với vị bác sĩ khám cho em Y.A để tìm hiểu rõ vấn đề này.
Chỉ là kết luận tạm thời!
Theo bác sĩ Huỳnh Bá Lĩnh (Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh) - người trực tiếp khám và điều trị cho em Y. A thì trường hợp của em không xác định được nguyên nhân gây gãy xương. Thông qua lời kể của cháu và gia đình nên các bác sĩ tạm chấp nhận nguyên nhân do đeo cặp. Nhìn bề ngoài, vai của cháu không có bầm tím hay vết thâm gì do bị đánh hay vấp ngã.
TIN BÀI KHÁC |
|
---|---|
Chỉ là kết luận tạm thời!
Theo bác sĩ Huỳnh Bá Lĩnh (Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh) - người trực tiếp khám và điều trị cho em Y. A thì trường hợp của em không xác định được nguyên nhân gây gãy xương. Thông qua lời kể của cháu và gia đình nên các bác sĩ tạm chấp nhận nguyên nhân do đeo cặp. Nhìn bề ngoài, vai của cháu không có bầm tím hay vết thâm gì do bị đánh hay vấp ngã.
Nên cho trẻ mang cặp nặng không quá 10% trọng lượng cơ thể |
Bác sĩ đã tiến hành chụp X – quang và chuẩn đoán gãy xương đòn vai. Sau đó các bác sĩ đã tiến hành đeo đai vai cho cháu. Ngày 28/9 cháu đến khám lại thấy tình hình khá ổn định, phần xương gãy đã có vết bầm (chứng tỏ xương đang liền), cháu đỡ đau hơn. Đến ngày 2/10 cháu tới tái khám, nếu phần xương của cháu không hồi phục, các bác sĩ trong bệnh viện sẽ tiến hành mổ miễn phí cho cháu.
Cơ thể của cháu bé rất gày ốm, cháu 9 tuổi nặng 27kg, cao 1m27 cm cộng với khối lượng cặp nặng đeo trong lâu ngày cũng có thể bị ảnh hưởng đến phần vai nên các bác sĩ kết luận như vậy một phần để khuyến cáo tới tình trạng đeo cặp quá tải như hiện nay của các cháu học sinh.
Chưa có ai gãy xương do đeo cặp!
Đồng tình quan điểm trên, PSG.TS Nguyễn Ngọc Hưng (chủ tịch Hội Chỉnh hình Nhi Việt Nam, trưởng khoa chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho rằng, chưa đủ căn cứ để kết luận việc gãy xương là do đeo cặp. Ông cho biết, cho đến nay, ông chưa gặp trường hợp nào như vậy và trên thế giới chưa có một nghiên cứu nào khẳng định đeo vật nặng có thể làm gãy xương trong khi đó chiếc cặp khoảng 4,5 kg khó có thể làm gãy xương vai.
Theo số liệu năm 2008 của Pháp, học sinh của nước này thường phải đeo cặp sách có trọng lượng bằng 20% trọng lượng cơ thể các em. Theo Học viện Nhi Khoa Hoa Kì khuyến cáo trọng lượng của chiếc ba lô không được vượt quá 20-30% trọng lượng cơ thể của trẻ́.
Tuy nhiên, qua sự việc này, chúng ta cũng cần nhìn nhận lại việc mang vác cặp của học sinh Tiểu học hiện có đang là quá nặng so với các em?
Chưa có ai gãy xương do đeo cặp!
Đồng tình quan điểm trên, PSG.TS Nguyễn Ngọc Hưng (chủ tịch Hội Chỉnh hình Nhi Việt Nam, trưởng khoa chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho rằng, chưa đủ căn cứ để kết luận việc gãy xương là do đeo cặp. Ông cho biết, cho đến nay, ông chưa gặp trường hợp nào như vậy và trên thế giới chưa có một nghiên cứu nào khẳng định đeo vật nặng có thể làm gãy xương trong khi đó chiếc cặp khoảng 4,5 kg khó có thể làm gãy xương vai.
Theo số liệu năm 2008 của Pháp, học sinh của nước này thường phải đeo cặp sách có trọng lượng bằng 20% trọng lượng cơ thể các em. Theo Học viện Nhi Khoa Hoa Kì khuyến cáo trọng lượng của chiếc ba lô không được vượt quá 20-30% trọng lượng cơ thể của trẻ́.
Tuy nhiên, qua sự việc này, chúng ta cũng cần nhìn nhận lại việc mang vác cặp của học sinh Tiểu học hiện có đang là quá nặng so với các em?
(Theo Bee.net)
,