Phan Thị Bích Hằng thích thời trang 'nghĩa địa'!
Cập nhật lúc 08:21, Thứ Tư, 10/11/2010 (GMT+7)
Phan Thị Bích Hằng nổi tiếng trong vai trò của một nhà ngoại cảm. Nhưng với hầu hết những người biết chị từ trước, Phan Thị Bích Hằng của đời thường lúc nào cũng hạnh phúc trong vai trò làm vợ, làm mẹ cùng công việc là cán bộ trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
TIN BÀI KHÁC:
Tôi biết Bích Hằng từ khi cả hai chúng tôi còn là học sinh trung học phổ thông. Hai mươi năm qua, tôi ít gặp Bích Hằng nhưng luôn dõi theo cuộc sống của Hằng, cuộc sống đặc biệt của một nhà ngoại cảm.
Lần này gặp lại, không chỉ có Hằng mà còn được gặp cả mẹ, chị, em gái và hai cậu con trai kháu khỉnh nhân dịp Hằng đưa cả nhà đi Đại Nam – Bình Dương chơi cuối tuần.
Chào Bích Hằng, đã lâu không gặp, thấy Hằng bữa nay trẻ và đẹp ra rất nhiều? Mình có thể trao đổi đôi chút về cuộc sống của Bích Hằng?
Rất sẵn lòng!
Là một phụ nữ, gánh trên vai trách nhiệm của một công chức nhà nước, trách nhiệm với gia đình, lại có một công việc hết sức đặc biệt của người có khả năng ngoại cảm, cân bằng cuộc sống có phải là điều quá khó?
Cảm ơn chị đã quan tâm đến cuộc sống của Hằng. Hiện nay Hằng là cán bộ của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, có một gia đình với hai con trai ngoan ngoãn.
Chị có phải là người nổi tiếng?
Đó là “danh hiệu” mà mọi người, bạn bè hay nói về tôi. Tôi thì không nghĩ vậy, tôi chỉ là người có chút khả năng đặc biệt.
Một vài điều chia sẻ về công việc của chị ở trường Đại học?
Tôi là một người có quỹ thời gian eo hẹp nhưng luôn muốn làm tốt công việc của mình. Tôi ham học và luôn có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nên không bỏ qua bất cứ khóa học nâng cao trình độ nào do trường tổ chức, từ các khóa nâng cao khả năng sư phạm, nâng cao kỹ năng sống, nâng cao trình độ chuyên môn.
Chị có được ưu đãi gì từ nhà trường, nơi chị công tác, và có sự chia sẻ nào từ đồng nghiệp, khi chị còn phải thực hiện rất nhiều việc của một nhà ngoại cảm?
Rất nhiều! Tôi có quan điểm sống: Việc gia đình để lại sau cánh cổng nhà, việc cơ quan để lại sau cánh cổng trường nhưng khi đã làm việc thì làm hết sức mình. Chỉ có công việc tìm mộ liệt sỹ là đôi khi phải chen cả vào quỹ thời gian của cơ quan, của gia đình.
Cụ thể là gì?
Mỗi khi đi làm tôi phải mang theo một vài bộ hồ sơ liệt sỹ, nhiều khi đang làm việc phải bỏ ra ngoài để nghe điện thoại, hướng dẫn tìm mộ liệt sỹ.
Điều đó có ảnh hưởng đến công việc?
Các đồng nghiệp của tôi rất cảm thông. Môi trường làm việc của tôi là môi trường tri thức, mọi người hiểu ý nghĩa công việc tôi làm nên rất tạo điều kiện.
Việc hoàn thành thiên chức làm dâu, làm vợ, làm mẹ của chị có gì đặc biệt?
Cha mẹ là những người rất hiểu tôi, tự hào về tôi và luôn giúp đỡ tôi. Mẹ là người chia sẻ, giúp đỡ tôi nhiều nhất. Gia đình chồng tôi là một gia đình Hà Nội gốc, có nếp sống quy chuẩn, khép kín, lại có một cô con dâu liên tục phải tiếp khách bất kể giờ giấc nên lúc đầu cũng có đôi chút xáo trộn, nhưng dần rồi cũng quen, bố mẹ chồng rất cảm thông. Khi hàng ngày chứng kiến những việc tôi làm, gặp gỡ tiếp xúc với những gia đình liệt sỹ, các cụ thấy tự hào, bao nỗi ấm ức về sự phiền toái tan biến
Còn ông xã, có bao giờ ông xã bị phiền lòng?
Có ba câu nói của ông xã vào ba thời điểm và hoàn cảnh khác nhau về công việc của tôi làm tôi nhớ mãi. Một là, khi cùng tôi đi tìm mộ ở Sông Đà, thấy thời tiết quá khắc nghiệt, đang đi nước lũ tràn về, anh nói: “Đi như thế này nhỡ có chuyện gì rủi thì ai tính công cho em?”. Đến Quảng Trị, anh nói: “Vợ có đi hết cả cuộc đời cũng chưa xoa dịu hết vết thương chiến tranh, hết những nỗi đau của thân nhân liệt sỹ”.
Còn câu thứ ba?
Khi tôi đến Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc, trước khi đi, anh nói đưa tôi đi nốt lần này, rồi về không để vợ đi xa nữa, nhưng khi tới nơi, thấy các cựu chiến binh đón tiếp nồng hậu từ sân bay, và quan trọng hơn là các cựu chiến binh cao tuổi vào rừng, đi không hề run rẩy, cuốc cật lực để tìm đồng đội, anh nói: “Nếu giữ vợ thì thấy thật xấu hổ!”. Tôi tin là anh hiểu tôi.
Các con có hiểu công việc chị đang làm?
Con trai đầu của tôi được ông nội, ông ngoại chăm sóc và trò chuyện nhiều nên cháu không thắc mắc về chuyện mẹ hay đi xa, con trai thứ hai không được gần hai ông vì cả hai ông đều đã không còn, lúc còn nhỏ rất sợ mẹ mặc quần áo thể thao, nai nịt gọn gang, chỉ thích mẹ mặc váy và đi giày cao gót, bởi với bé, mẹ mặc váy đồng nghĩa với việc sáng đi tối về.
Có lần đang xem tivi, thấy mẹ, bé chạy lại ôm lấy tivi đòi mẹ, mọi người nói mẹ đang đi tìm mộ liệt sỹ, bé gào to: “Con không thích tivi, con chỉ thích mẹ!”. Lúc đó cháu ba tuổi. Giờ thì ổn rồi, cả Tiến – con lớn và Trung – con nhỏ đều quen và rất chịu đựng khi mẹ hay phải xa nhà.
Chị đã làm gì để bù đắp cho các con?
Mỗi khi có dịp là tôi lại đưa các con đi chơi cùng. Tôi dạy con tính tự lập.
Các con của chị được gì khi có người mẹ đặc biệt như chị?
Lòng nhân ái, tính nhân văn. Đó là những điều các cháu sớm có khi hàng ngày chứng kiến mẹ làm việc. Các cháu biết ân cần chia sẻ với những người khách đến nhà. Tất cả những người khách khi tìm đến tôi, họ đều đang hướng tới một cõi tâm linh thiêng liêng nhất, trong sáng nhất. Các cháu được tiếp xúc với họ vào những khoảnh khắc ấy. Nhiều khi con trai tôi thấy những người từ vùng nông thôn ra, trông khắc khổ, các cháu hỏi mẹ có cần cho tiền người ta không. Điều đó làm tôi cảm động.
Còn thiệt thòi?
Không được mẹ dành thời gian, không được vỗ về mỗi khi ngủ. Tôi bắt đầu công việc tìm hiểu hồ sơ liệt sỹ từ 23 giờ đến 1 giờ sáng mỗi ngày. Tôi đóng kín cửa để làm việc, sấm nổ bên tai cũng không nghe. Các con tôi phải tự lên giường đi ngủ, từ bé! Các cháu chỉ được nghe lời ru, lời kể chuyện của mẹ đã thu sẵn trong băng cassette, đặc biệt là lúc tôi phải xa nhà.
Công việc tìm mộ liệt sỹ có chiếm nhiều thời gian của chị?
Như tôi đã nói, mỗi ngày tôi nghiên cứu hồ sơ từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng. Còn tiếp khách thì bất kể lúc nào. Sáng nào thức dậy cũng đã có 5, 7 người chờ. Mỗi chiều đi làm về, đón tôi là một sàn dép (của những người đang ngồi trong nhà đợi gặp tôi). Lúc tôi nấu ăn, khách đứng bên cạnh, khi tôi ngồi ăn, khách ngồi bên bàn ăn. Nhà tôi la liệt các loại ghế cho khách ngồi chờ, cốc chén uống nước đủ loại vẫn không đủ, không gian sinh hoạt bị đảo lộn. Lúc đầu tôi còn tiếp khách bằng nước trà, sau này chỉ có thể tiếp bằng nước suối.
Chị dành thời gian cho riêng mình như thế nào?
Tôi cũng rất chú ý đến việc chăm sóc bản thân, tôi thường dành thời gian xem tivi cùng cả nhà khi có thể. Tôi cũng thích shopping. Tôi thích sắm thời trang công sở, thời trang picnic và cả thời trang “nghĩa địa” nữa (cười!).
Thời trang nghĩa địa?
Là tôi nói vui, thực ra đó là các trang phục để tôi có thể nai nịt gọn gang khi đi tìm mộ liệt sỹ. Đó phải là giày bệt, áo quần vải dày chống gai, đá nhọn, “kín cổng cao tường” để chống muỗi, là túi khoác tiện dụng và mũ cơ động.
Cứ như là đi picnic?
Bạn bè đùa tôi hay đi picnic, tôi nói tôi được đi picnic ở bất kỳ nơi nào có liệt sỹ, có chiến tranh đi qua! Những nơi hiểm nguy, có thú dữ, có rắn rết, côn trùng, được vào rừng sâu núi thẳm, được trèo đèo lội suối, ai thích tôi cho theo!
Chị có thời gian dành cho bạn bè?
Rất hiếm, nhiều khi bị mếch lòng vì bạn bè không hiểu. Cũng đành chịu thôi.
Cuộc sống của chị có áp lực?
Có! Áp lực công việc lớn, áp lực tâm lý vô cùng nặng nề!
Chị có bao giờ buồn không?
Không thể không buồn khi bị dư luận để ý quá nhiều và mình trở thành chủ đề của những câu chuyện trà dư tửu hậu. Bản thân quỹ thời gian của tôi có hạn, sức khỏe cũng có hạn mà nhu cầu của xã hội cần đến khả năng của tôi lại nhiều. Những người tôi giúp, được việc thì vui vẻ, không ít người chưa được hoặc không được giúp lại không thông cảm, thậm chí còn oán trách, dẫn đến suy nghĩ thiếu khách quan.
Chị mơ ước điều gì?
Một buổi sáng thức dậy, không có người đợi mình, một buổi chiều đi làm về, chỉ có vài ba đôi dép trước thềm chứ không phải là một sàn dép! Đó là khi không còn nhiều liệt sỹ chưa tìm thấy mộ!
Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị này. Chúc chị sớm thực hiện được ước mơ giản dị trên!
Cùng "khám túi" nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng:
Lần này gặp lại, không chỉ có Hằng mà còn được gặp cả mẹ, chị, em gái và hai cậu con trai kháu khỉnh nhân dịp Hằng đưa cả nhà đi Đại Nam – Bình Dương chơi cuối tuần.
Tổ ấm hạnh phúc của Phan Thị Bích Hằng |
Chào Bích Hằng, đã lâu không gặp, thấy Hằng bữa nay trẻ và đẹp ra rất nhiều? Mình có thể trao đổi đôi chút về cuộc sống của Bích Hằng?
Rất sẵn lòng!
Là một phụ nữ, gánh trên vai trách nhiệm của một công chức nhà nước, trách nhiệm với gia đình, lại có một công việc hết sức đặc biệt của người có khả năng ngoại cảm, cân bằng cuộc sống có phải là điều quá khó?
Cảm ơn chị đã quan tâm đến cuộc sống của Hằng. Hiện nay Hằng là cán bộ của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, có một gia đình với hai con trai ngoan ngoãn.
Chị có phải là người nổi tiếng?
Đó là “danh hiệu” mà mọi người, bạn bè hay nói về tôi. Tôi thì không nghĩ vậy, tôi chỉ là người có chút khả năng đặc biệt.
Một vài điều chia sẻ về công việc của chị ở trường Đại học?
Tôi là một người có quỹ thời gian eo hẹp nhưng luôn muốn làm tốt công việc của mình. Tôi ham học và luôn có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nên không bỏ qua bất cứ khóa học nâng cao trình độ nào do trường tổ chức, từ các khóa nâng cao khả năng sư phạm, nâng cao kỹ năng sống, nâng cao trình độ chuyên môn.
Con trai nhỏ Thành Trung |
Chị có được ưu đãi gì từ nhà trường, nơi chị công tác, và có sự chia sẻ nào từ đồng nghiệp, khi chị còn phải thực hiện rất nhiều việc của một nhà ngoại cảm?
Rất nhiều! Tôi có quan điểm sống: Việc gia đình để lại sau cánh cổng nhà, việc cơ quan để lại sau cánh cổng trường nhưng khi đã làm việc thì làm hết sức mình. Chỉ có công việc tìm mộ liệt sỹ là đôi khi phải chen cả vào quỹ thời gian của cơ quan, của gia đình.
Cụ thể là gì?
Mỗi khi đi làm tôi phải mang theo một vài bộ hồ sơ liệt sỹ, nhiều khi đang làm việc phải bỏ ra ngoài để nghe điện thoại, hướng dẫn tìm mộ liệt sỹ.
Con trai lớn Minh Tiến |
Điều đó có ảnh hưởng đến công việc?
Các đồng nghiệp của tôi rất cảm thông. Môi trường làm việc của tôi là môi trường tri thức, mọi người hiểu ý nghĩa công việc tôi làm nên rất tạo điều kiện.
"Tôi chỉ mơ ước, một buổi sáng thức dậy, không có người đợi mình, một buổi chiều đi làm về, chỉ có vài ba đôi dép trước thềm chứ không phải là một sàn dép" |
Việc hoàn thành thiên chức làm dâu, làm vợ, làm mẹ của chị có gì đặc biệt?
Cha mẹ là những người rất hiểu tôi, tự hào về tôi và luôn giúp đỡ tôi. Mẹ là người chia sẻ, giúp đỡ tôi nhiều nhất. Gia đình chồng tôi là một gia đình Hà Nội gốc, có nếp sống quy chuẩn, khép kín, lại có một cô con dâu liên tục phải tiếp khách bất kể giờ giấc nên lúc đầu cũng có đôi chút xáo trộn, nhưng dần rồi cũng quen, bố mẹ chồng rất cảm thông. Khi hàng ngày chứng kiến những việc tôi làm, gặp gỡ tiếp xúc với những gia đình liệt sỹ, các cụ thấy tự hào, bao nỗi ấm ức về sự phiền toái tan biến
Còn ông xã, có bao giờ ông xã bị phiền lòng?
Có ba câu nói của ông xã vào ba thời điểm và hoàn cảnh khác nhau về công việc của tôi làm tôi nhớ mãi. Một là, khi cùng tôi đi tìm mộ ở Sông Đà, thấy thời tiết quá khắc nghiệt, đang đi nước lũ tràn về, anh nói: “Đi như thế này nhỡ có chuyện gì rủi thì ai tính công cho em?”. Đến Quảng Trị, anh nói: “Vợ có đi hết cả cuộc đời cũng chưa xoa dịu hết vết thương chiến tranh, hết những nỗi đau của thân nhân liệt sỹ”.
Còn câu thứ ba?
Khi tôi đến Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc, trước khi đi, anh nói đưa tôi đi nốt lần này, rồi về không để vợ đi xa nữa, nhưng khi tới nơi, thấy các cựu chiến binh đón tiếp nồng hậu từ sân bay, và quan trọng hơn là các cựu chiến binh cao tuổi vào rừng, đi không hề run rẩy, cuốc cật lực để tìm đồng đội, anh nói: “Nếu giữ vợ thì thấy thật xấu hổ!”. Tôi tin là anh hiểu tôi.
Các con có hiểu công việc chị đang làm?
Con trai đầu của tôi được ông nội, ông ngoại chăm sóc và trò chuyện nhiều nên cháu không thắc mắc về chuyện mẹ hay đi xa, con trai thứ hai không được gần hai ông vì cả hai ông đều đã không còn, lúc còn nhỏ rất sợ mẹ mặc quần áo thể thao, nai nịt gọn gang, chỉ thích mẹ mặc váy và đi giày cao gót, bởi với bé, mẹ mặc váy đồng nghĩa với việc sáng đi tối về.
Có lần đang xem tivi, thấy mẹ, bé chạy lại ôm lấy tivi đòi mẹ, mọi người nói mẹ đang đi tìm mộ liệt sỹ, bé gào to: “Con không thích tivi, con chỉ thích mẹ!”. Lúc đó cháu ba tuổi. Giờ thì ổn rồi, cả Tiến – con lớn và Trung – con nhỏ đều quen và rất chịu đựng khi mẹ hay phải xa nhà.
Chị đã làm gì để bù đắp cho các con?
Mỗi khi có dịp là tôi lại đưa các con đi chơi cùng. Tôi dạy con tính tự lập.
Các con của chị được gì khi có người mẹ đặc biệt như chị?
Lòng nhân ái, tính nhân văn. Đó là những điều các cháu sớm có khi hàng ngày chứng kiến mẹ làm việc. Các cháu biết ân cần chia sẻ với những người khách đến nhà. Tất cả những người khách khi tìm đến tôi, họ đều đang hướng tới một cõi tâm linh thiêng liêng nhất, trong sáng nhất. Các cháu được tiếp xúc với họ vào những khoảnh khắc ấy. Nhiều khi con trai tôi thấy những người từ vùng nông thôn ra, trông khắc khổ, các cháu hỏi mẹ có cần cho tiền người ta không. Điều đó làm tôi cảm động.
Còn thiệt thòi?
Không được mẹ dành thời gian, không được vỗ về mỗi khi ngủ. Tôi bắt đầu công việc tìm hiểu hồ sơ liệt sỹ từ 23 giờ đến 1 giờ sáng mỗi ngày. Tôi đóng kín cửa để làm việc, sấm nổ bên tai cũng không nghe. Các con tôi phải tự lên giường đi ngủ, từ bé! Các cháu chỉ được nghe lời ru, lời kể chuyện của mẹ đã thu sẵn trong băng cassette, đặc biệt là lúc tôi phải xa nhà.
Công việc tìm mộ liệt sỹ có chiếm nhiều thời gian của chị?
Như tôi đã nói, mỗi ngày tôi nghiên cứu hồ sơ từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng. Còn tiếp khách thì bất kể lúc nào. Sáng nào thức dậy cũng đã có 5, 7 người chờ. Mỗi chiều đi làm về, đón tôi là một sàn dép (của những người đang ngồi trong nhà đợi gặp tôi). Lúc tôi nấu ăn, khách đứng bên cạnh, khi tôi ngồi ăn, khách ngồi bên bàn ăn. Nhà tôi la liệt các loại ghế cho khách ngồi chờ, cốc chén uống nước đủ loại vẫn không đủ, không gian sinh hoạt bị đảo lộn. Lúc đầu tôi còn tiếp khách bằng nước trà, sau này chỉ có thể tiếp bằng nước suối.
Chị dành thời gian cho riêng mình như thế nào?
Tôi cũng rất chú ý đến việc chăm sóc bản thân, tôi thường dành thời gian xem tivi cùng cả nhà khi có thể. Tôi cũng thích shopping. Tôi thích sắm thời trang công sở, thời trang picnic và cả thời trang “nghĩa địa” nữa (cười!).
Thời trang nghĩa địa?
Là tôi nói vui, thực ra đó là các trang phục để tôi có thể nai nịt gọn gang khi đi tìm mộ liệt sỹ. Đó phải là giày bệt, áo quần vải dày chống gai, đá nhọn, “kín cổng cao tường” để chống muỗi, là túi khoác tiện dụng và mũ cơ động.
Cứ như là đi picnic?
Bạn bè đùa tôi hay đi picnic, tôi nói tôi được đi picnic ở bất kỳ nơi nào có liệt sỹ, có chiến tranh đi qua! Những nơi hiểm nguy, có thú dữ, có rắn rết, côn trùng, được vào rừng sâu núi thẳm, được trèo đèo lội suối, ai thích tôi cho theo!
Chị có thời gian dành cho bạn bè?
Rất hiếm, nhiều khi bị mếch lòng vì bạn bè không hiểu. Cũng đành chịu thôi.
Cuộc sống của chị có áp lực?
Có! Áp lực công việc lớn, áp lực tâm lý vô cùng nặng nề!
Chị có bao giờ buồn không?
Không thể không buồn khi bị dư luận để ý quá nhiều và mình trở thành chủ đề của những câu chuyện trà dư tửu hậu. Bản thân quỹ thời gian của tôi có hạn, sức khỏe cũng có hạn mà nhu cầu của xã hội cần đến khả năng của tôi lại nhiều. Những người tôi giúp, được việc thì vui vẻ, không ít người chưa được hoặc không được giúp lại không thông cảm, thậm chí còn oán trách, dẫn đến suy nghĩ thiếu khách quan.
Chị mơ ước điều gì?
Một buổi sáng thức dậy, không có người đợi mình, một buổi chiều đi làm về, chỉ có vài ba đôi dép trước thềm chứ không phải là một sàn dép! Đó là khi không còn nhiều liệt sỹ chưa tìm thấy mộ!
Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị này. Chúc chị sớm thực hiện được ước mơ giản dị trên!
Cùng "khám túi" nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng:
Chiếc túi nhỏ chị hay mang theo khi đi tìm mộ |
Điện thoại - Vật bất ly thân. |
Sổ ghi lịch hẹn và những ghi chú cần thiết |
Kính râm. |
Kẹp tóc. |
(Theo Thời trang trẻ)
,