221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
544248
Trường ĐH "đòi" tăng học phí gấp ba lần!
1
Article
null
Trường ĐH 'đòi' tăng học phí gấp ba lần!
,

(VietNamNet) - Theo khảo sát của chúng tôi tại một số trường ĐH trong cả nước, hầu hết đều có chung quan điểm: Cần phải tăng mức học phí để bổ sung nguồn thu còn thiếu hụt trong nhiệm vụ bảo đảm chất lượng đào tạo hiện nay. Và đó cũng là cách để nâng chất lượng giáo dục.

Soạn: AM 194821 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nhiều trường "kêu" không mua được thiết bị hiện đại và giáo trình nước ngoài vì "eo hẹp" về kinh phí

Học phí đã tăng nhưng đối tượng chính sách nhiều

Theo quy định, khung học phí của trường ĐH, CĐ công lập dao động từ 50.000 đồng đến 180.000 đồng/SV/tháng. Từ năm học 2002-2003, trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội)  bắt đầu áp dụng thu học phí ở mức "trần" này. Tuy nhiên, số đối tượng được hưởng chế độ chính sách miễn giảm học phí của trường chiếm 1/3 tổng số SV làm thâm hụt đáng kể nguồn thu. 

Chính phủ đề nghị tăng học phí từ năm 2005

(VietNamNet)- Bộ GD-ĐT đã có chủ trương tăng học phí từ năm 2003 nhưng cứ mỗi lần chuẩn bị thực thi lại vấp phải sự phản đối của dư luận. Còn lần này, nhân trình bày trước Quốc hội báo cáo đánh giá chất lượng giáo dục, Chính phủ đã đề xuất cho phép ban hành chính sách mới về học phí (theo xu hướng tăng lên)

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm học 2003-2004, trường có tới gần 1/3 HSSV được miễn, giảm học phí trong tổng số 5.726 HSSV của trường. Số tiền miễn giảm cho HSSV hệ chính quy năm học này lên đến trên 2,3 tỷ đồng.

Cụ thể, số được miễn học phí hoàn toàn là 1.068 người với tổng số tiền miễn trên 1,9 tỷ đồng. Số đối tượng được miễn 50% học phí là 509 người với tổng tiền gần 442 triệu đồng. Số đối tượng được miễn 25% là 48 SV với tổng tiền là hơn 16 triệu đồng.

Ngoài việc thực hiện chế độ miễn giảm học phí theo quy định, nhà trường còn có chế độ khuyến khích học tập cho đối tượng HSSV là con cán bộ nhân viên trong trường với mức giảm 50% học phí đối với SV ĐH và 25% cho học sinh khối chuyên.

Để có sự điều tiết này, nhà trường đã phải giảm quỹ học bổng để tăng chế độ chính sách khuyến khích SV trong học tập. Song song với việc thực miễn giảm, nhà trường còn có chế độ phụ cấp theo quy định.

Tại trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có khoảng 25% SV được hưởng chế độ chính sách về miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội năm học 2003-2004 với tổng số tiền miễn giảm gần ba tỷ đồng.

ĐH Kinh tế TP.HCM: Ngoài khoản miễn giảm học phí hàng năm cho khoảng 1.000 SV, nhà trường còn bị hao hụt bởi một khoản "nợ khó đòi" là tiền học phí SV nợ. Đến nay, số tiền SV nợ học phí nhà trường đã lên đến 15 tỷ.

Còn ở trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng, TP.HCM, phó Trưởng Phòng Đào tạo Huỳnh Kim Tín cho hay: "Cũng may, mỗi năm số SV đạt loại giỏi và khá của trường không nhiều. Nên chỉ chi khoảng trên 300 triệu đồng cho học bổng. Nếu nhiều hơn, trường không biết lấy đâu để chi".

Tăng học phí để đảm bảo mức chất lượng giáo dục nhất định

Đại diện khối trường sư phạm, được Nhà nước bao cấp kinh phí hoàn toàn, hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội Đinh Quang Báo bày tỏ: 'Từ ngân sách cấp hàng năm, chúng tôi tính tổng chi phí đào tạo trên một SV là 6,3 triệu đồng/năm. Đây được coi là mức cao, nhưng trường cũng phải chi phí rất tiết kiệm mới đảm bảo các điều kiện phục vụ đào tạo.Theo tính toán của trường, khoảng 40% kinh phí Nhà nước cấp dùng trả lương cho cán bộ, số còn lại đầu tư cơ sở vật chất. Tuy nhiên, muốn mua giáo trình từ nước ngoài cũng rất hiếm...".

Nếu đem mức này so với khung học phí mà trường ĐH công lập được thu mức cao nhất là 180.000 đồng/SV, đương nhiên các trường rất khó khăn trong việc bảo đảm mức chất lượng giáo dục nhất định.

Theo ông Báo, muốn nâng chất lượng giáo dục ĐH, ít nhất phải đảm bảo mức chi 6,3 triệu đồng/SV/năm, nghĩa là phải thu của SV gấp ba lần mức học phí cao nhất hiện nay. Như vậy, để đảm bảo mức chất lượng đào tạo nhất định (chưa dám so sánh với Thái Lan, Singapore...) thì Nhà nước phải có chính sách bao cấp hoặc SV sẽ phải đóng thêm học phí. Do đó, tăng thu học phí là cần thiết.

Tại Học viện Tài chính, mức học phí đối với SV hệ chính quy từ 150.000 đến 180.000 đồng/tháng. Đối với hệ tại chức tính theo kỳ khoảng từ 400.000 đến 500.000 đồng/kỳ. Khoảng trên dưới 50% khoản học phí thu được dùng hỗ trợ chi cho ngân sách, còn lại 50% bù vào quỹ tiền lương để phân phối thêm cho cán bộ công nhân viên (ăn trưa, nghỉ lễ...). Như vậy, phần  nửa là bổ sung ngân sách để mua sắm trang thiết bị... còn việc xây dựng cơ bản hoàn toàn do ngân sách Nhà nước cấp.

Giám đốc Học viện Tài chính Vũ Văn Hoá khẳng định: "Mức thu hiện nay chưa đủ để chi, vì chúng tôi muốn trang bị những kiến thức hiện đại hơn!".

Tự chủ tài chính: Không thể không tăng học phí

ĐH Kinh tế TP.HCM là một trong năm trường ĐH sẽ bắt đầu chính sách tự chủ tài chính từ tháng 1/2005. Ông Lê Tuấn, trưởng Phòng Kế hoạch-Tài chính phân tích: "Nếu một lúc mất đi nguồn kinh phí được cấp thì đương nhiên bài toán kinh tế về đời sống của công nhân viên phải tính lại. Lương giáo viên đương nhiên phải hạ xuống. Như thế, chẳng khác nào trường công lập sẽ đẩy những giảng viên giỏi đến các trường dân lập. Vì vậy, trường sẽ áp dụng biện pháp mạnh để thu học phí".

Theo ông Tuấn, mỗi năm trường được cấp khoảng 25 tỷ. Cùng với số tiền thu từ nguồn học phí, trường chi 35% để đầu tư cơ sở vật chất, 10% hỗ trợ giảng viên, SV nghiên cứu khoa học, 20% để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và 35% dành để đầu tư cho giảng dạy (trả lương giáo viên).

Ông Nguyễn Văn Đương, phó Phòng Đào tạo của trường, bổ sung thêm: "Nếu để tự chủ tài chính thì ngoài nguồn thu học phí ra, trường không còn nguồn thu nào đáng giá. Không như những trường thuộc khối kỹ thuật, các nghiên cứu khoa học của trường không mang lại lợi nhuận liền. Mỗi năm trường chi khoảng hai tỷ đồng cho học bổng. Không tăng học phí thì không thể xoay sở được".

Nhiều trường dân lập hiện nay đang thu học phí theo đơn vị học trình. Đa số đều theo quy định 60.000 đồng/đơn vị học trình ở giai đoạn đại cương, và 65.000 đồng/đơn vị học trình ở giai đoạn chuyên ngành. Bình quân, mỗi học kỳ, SV phải đóng từ 1,5-2 triệu đồng tiền học phí.

Trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng hiện có khoảng 8.000 SV đang theo học. Ông Huỳnh Kim Tín đề xuất: "Nếu muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì nên cho phép tăng học phí lên theo vật giá -khoảng 20-30%. Như thế, nhà trường mới có vốn để đầu tư thêm. Với mức thu học phí như hiện nay, chúng tôi phải thật sự khéo léo thu vén mới cân đối được...".

  • Kiều Oanh - Đoan Trúc

Đón đọc bài 2: Nhiều SV lao đao vì học phí!

Thị trường hóa giáo dục: thế nào cho hợp lý?

(VietNamNet) - Mặc dù theo Luật Giáo dục hiện hành, Điều 17 có ghi "cấm mọi hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục" nhưng pháp luật vẫn cho phép các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng các loại hình trường dân lập, tư thục và HSSV vẫn phải trả học phí.

Nguy cơ "giành thị phần" của trường ngoài công lập

(VietNamNet) - Trong khi trường ĐH ngoài công lập tuyển sinh bị "gò bó" bởi chỉ tiêu, điểm sàn, thì trường ĐH Quốc tế khá "rộng" ở đầu vào: chỉ xét tuyển. Với cách thức như vậy, cùng với mác "trường quốc tế", nguy cơ  bị giành "thị phần giáo dục" của các trường ĐH ngoài công lập Việt Nam  không phải là chuyện xa vời.

ĐHQG TP.HCM: Tăng học phí từ tháng 9/2004!

(VietNamNet) - ĐHQG TP.HCM vừa lên kế hoạch áp dụng tăng mức học phí đối với tất cả các SV. Như vậy, từ tháng 9/2004, mức học phí mới sẽ tăng rất cao so với hiện nay.

Tăng học phí - nên hay không?

Sự “eo hẹp” từ nguồn thu từ học phí đã khiến cho các trường không chủ động được nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị và nghiên cứu khoa học. Điều này gây không ít khó khăn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên nếu tăng mức học phí sẽ gây không ít khó khăn cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Quan điểm của bạn về vấn đề này thế nào?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,