,
221
1341
Tin nổi bật
tinnoibat
/tinnoibat/
563320
Tiếp tục các nỗ lực cứu trợ nạn nhân sóng thần
1
Article
null
,

Tiếp tục các nỗ lực cứu trợ nạn nhân sóng thần

Cập nhật lúc 10:26, Thứ Bảy, 08/01/2005 (GMT+7)
,

Những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm giảm nhẹ nỗi đau do thảm họa động đất và sóng thần gây ra ở các nước Nam Á và Đông Nam Á đang tiếp tục được đẩy mạnh. 

TTK LHQ Kofi Annan thăm khu vực bị thiệt hại nặng nề ở Banda Aceh (Indonesia) ngày 7/1 - (Reuters)

Ngày 7/1, bộ trưởng tài chính 7 nước công nghiệp phát triển đã ra tuyên bố chung đề nghị hoãn nợ cho các quốc gia bị tàn phá bởi động đất và sóng thần ngày 26/12.Các bộ trưởng G7 cũng đề nghị các thành viên khác của Câu lạc bộ Paris, gồm các quốc gia chủ nợ chính, tham gia việc hoãn nợ.Họ cũng cam kết sẽ xem xét "tất các biện pháp thích hợp để tăng thêm sự trợ giúp" và ủng hộ xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm "hiệu quả" ở Ấn Độ dương.

Bản tin nhanh của Lầu Năm Góc ngày 7/1 dẫn lời quan chức phụ trách các vấn đề công cộng của Lầu Năm Góc, Đại tá Gary Keck cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang chi khoảng 6 triệu USD mỗi ngày cho hoạt động của 17 tàu chiến cùng 13.000 quân nhân Mỹ tham gia công tác cứu hộ ở vùng bị động đất và sóng thần tàn phá ở Nam và Đông Nam Á. Đây là đợt hoạt động cứu trợ nhân đạo lớn nhất của quân đội Mỹ.

Chi phí lớn nhất là cho hoạt động của đội tàu USS Abraham Lincoln, với 17 máy bay trực thăng trên boong. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Thomas Fargo cho biết chi phí cho hoạt động của đội tàu này vào khoảng 2,5 triệu USD/ngày. Nhóm hoạt động lớn thứ hai là đội tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard với 1.300 lính thủy đánh bộ đi cùng.

Liên quan đến hoạt động cứu trợ của quân Mỹ, bản tin trên cho biết tàu bệnh viện dã chiến USNS Mercy đã rời San Diego đi Nam Á và dự kiến tới khu vực này trong vòng 30 ngày tới. Tàu Mercy trước mắt triển khai 250 giường bệnh và có thể mở rộng ra 1.000 giường, nếu có đủ nhân viên y tế. Tổ chức nhân đạo "Dự án Hope" đã ngỏ ý cung cấp nhân viên y tế cho tàu Mercy.

Tàu USS Fort McHenry với 400 lính thủy đánh bộ và 6 máy bay trực thăng CH-46 cũng đang trên đường tới Đông Nam Á và dự kiến sẽ tới ngoài khơi Inđônêxia trong vài ngày tới. Ngày hôm qua 7/1, một đơn vị tiền trạm lính thủy đánh bộ Mỹ thuộc Đơn vị lính thủy đánh bộ số 15  đã đổ bộ lên tỉnh Aceh của Inđônêxia bị sóng thần tàn phá để chuẩn bị cho một cuộc triển khai lớn nhằm tăng cường cho hoạt động cứu trợ của quân đội Mỹ tại khu vực này.Đơn vị này sẽ tiến hành đánh giá tình hình và phối hợp với Chính phủ Inđônêxia và sứ quán Mỹ tại Giacácta để quyết định cần phải làm những gì và xác định những nơi nào cần cứu giúp nhất.

Trong khi đó, ngày 7/1, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã tới thăm các khu vực của Xri Lanca bị sóng thần tàn phá và tuyên bố Mỹ sẵn sàng viện trợ thêm, ngoài khoản cam kết 350 triệu USD dành cho các nước bị ảnh hưởng bởi thảm họa sóng thần vừa qua.Ngoại trưởng Powell nói: "Thực sự chúng tôi vẫn còn khoản tín dụng để sử dụng, và nếu số tiền 350 triệu USD vẫn chưa đủ trong kế hoạch tổng thể (giúp các nước bị sóng thần tàn phá) thì tôi tin rằng Tổng thống Bush sẽ cân nhắc xem Mỹ cần làm thêm những gì".

Tại Nga, người phát ngôn quân sự, Đại tá Alexander Drobyshevsky cho biết một chiếc máy bay vận tải thuộc Lực lượng không quân Nga ngày 7/1 đã bay tới Thái Lan chở theo 30 tấn hàng viện trợ trong đó có các thiết bị lọc nước, thuốc men, thức ăn cho các nạn nhân sóng thần ở Thái Lan. Dẫn lời người phát ngôn này hãng tin Nga Ria-Novosti cho biết trong vài ngày tới sẽ có 20 chuyến bay khác chở theo thiết bị cho các bệnh viện lưu động tại những khu vực bị sóng thần tàn phá. Trong khi đó một chiếc máy bay vận tải quân sự Antonov-124 chở 100 tấn hàng cuối ngày 7/1 sẽ cất cánh bay đi Indonesia.

Lực lượng Hải quân Mỹ tham gia cứu trợ

Ngày 7/1, Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng gửi tới 1.000 binh sỹ để giúp các nạn nhân sóng thần tại châu Á. Nếu số binh sỹ này được triển khai, đây sẽ là hoạt động quân sự lớn nhất của Nhật Bản kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.Phát biểu trước khi tới thăm các nước bị sóng thần tàn phá, Cục trưởng Phòng vệ Nhật Bản Yoshinori Ono nói: "Hiện (các nước bị sóng thần tàn phá) đang cần được giúp đỡ về giao thông, y tế và ngăn ngừa dịch bệnh. Chúng tôi sẵn sàng phái khoảng 1.000 binh sỹ tới đó".Nhật Bản đang cố gắng đóng một vai trò nổi bật trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng trên và cũng đã cam kết viện trợ 500 triệu USD cho các nước bị sóng thần tàn phá đồng thời đề nghị chia sẻ hệ thống cảnh báo sóng địa chấn của mình với các nước.

Thiệt hai về nhân mạng vẫn tiếp tục tăng

Kết quả các nỗ lực xác định danh tính nạn nhân trong những ngày qua đã nâng tổng số người thiệt mạng do thảm họa động đất và sóng thần ở châu Á lên hơn 165.000 người.

Riêng ở Indonesia, số người chết đã tăng thêm hơn 20.000 người lên 113.306 người. Các nước bị sóng thần tàn phá nặng nề cũng thông báo thêm số người chết, trong đó Sri Lanka là 30.680 người, Ấn Độ 9.986 người, Thái Lan 5.288 người với gần một nửa là khách du lịch nước ngoài. Hiện vẫn còn hàng chục nghìn người mất tích và nhiều khả năng những người này đã chết.

Phát biểu tại một cuộc họp báo khi tới khu nghỉ mát Phuket của Thái Lan ngày 7/1, Ngoại trưởng Anh Jack Straw cho biết khoảng 440 người Anh có thể đã thiệt mạng trong thảm họa sóng thần ở châu Á, tăng gấp đôi so với những ước tính trước đây. Theo ông Straw, ngoài 49 người được xác nhận đã chết, hiện 391 người Anh vẫn đang mất tích và rất nhiều khả năng đã trở thành những nạn nhân của sóng thần. Trong số 49 người Anh được xác nhận đã thiệt mạng nói trên, 36 người tử nạn tại Thái Lan, 10 người ở Sri Lanka và ba người tại Maldives.

(Theo Reuters, AP, AFP)

,
,