221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
128247
Truyện tranh và những khoảng cách
1
Article
null
Truyện tranh và những khoảng cách
,

Truyện tranh là loại hình xuất bản không chỉ cuốn hút riêng đối tượng trẻ em. Dù vậy, trong lĩnh vực truyện tranh, giữa nhu cầu và xuất bản còn nhiều khoảng cách. Trước hiện trạng đó, bài viết dưới đây đã cố gắng tìm ra câu trả lời.

Từ năm 1990 trở lại đây, hoạt động xuất bản nở rộ, trong đó có mảng truyện tranh mà NXB Kim Đồng và NXB Trẻ (TP.HCM) là 2 đơn vị xuất bản tiêu biểu, thì đồng thời cũng xuất hiện các bộ truyện tranh nước ngoài trên thị trường Việt Nam. Chiếm thị phần lúc đó là truyện tranh Nhật Bản, mà tiên phong là NXB Kim Đồng với loạt Đô Rê Môn. Sự xuất hiện loại truyện tranh này tạo nên những luồng tâm lý trái ngược. Trong khi trẻ em thích thú đón nhận thì các bậc phụ huynh lại lo ngại trước sự hấp dẫn của chính nó. Sự lo ngại về hiệu quả, ý nghĩa giáo dục của bộ sách trên là có thật và còn phổ biến ngay trong tâm lý các bậc phụ huynh tại Nhật Bản - quê hương của ấn phẩm.

Truyện tranh cuốn hút trẻ em bởi sự "bắt mắt" của ngôn ngữ hình tượng (tranh), phù hợp với đối tượng bạn đọc luôn tò mò, háo hức, luôn muốn tiếp cận nhanh cốt truyện. Một số NXB đã nhạy bắt tâm lý bạn đọc ra đời một số sản phẩm chỉ mang yếu tố "câu khách", thiếu tính giáo dục. Thực trạng cho thấy sự "buông lỏng trận địa văn hoá đặc biệt" này của đội ngũ các nhà văn, hoạ sĩ Việt Nam. Và trên hết là sự định hướng, đầu tư, điều tiết kế hoạch chưa kịp thời của cơ quan quản lý xuất bản các cấp. 

Dù vậy, trong thời gian qua, NXB Kim Đồng thu hút bạn đọc thiếu nhi bằng nhiều bộ truyện tranh như: Danh tác thế giới (gồm các truyện: 80 ngày vòng quanh thế giới, 3 người lính ngự lâm, Romeo & Juliette...), Danh nhân khoa học thế giới... Một nỗ lực của NXB là việc ấn hành loạt truyện tranh song ngữ Việt - Anh, Việt - Pháp, có bìa cứng và đĩa CD kể chuyện với các truyện: Từ Thức gặp tiên, Tấm Cám, Tìm mẹ... Sự kết hợp đẹp này đã kiến tạo một "dung nhan" mới, tươi tắn trong lĩnh vực truyện tranh ở Việt Nam, giúp lớp thiếu nhi biết chữ và lứa nhi đồng chưa biết đánh vần cơ hội thưởng thức sớm những tích truyện dân gian mang cảnh sắc tiên bồng.

Với NXB Trẻ, cùng với bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh được khẳng định trong nhiều năm qua, bộ sách Thần đồng đất Việt đã được bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Nhưng bộ sách này vẫn còn những "hạt sạn" phản giáo dục. Theo kế hoạch, NXB Trẻ trong năm 2003 lần lượt ấn hành các bộ truyện tranh Kỳ bí đất phương Nam, Tuyển tập các truyện tranh hay,
Dấu ấn Lạc Hồng...

Gần đây, Trung tâm Ngôn ngữ và Văn minh Pháp tại Hà Nội (nay là Trung tâm Văn hoá Pháp) đã tiến hành một số lớp tập huấn vẽ tranh truyện cho một số hoạ sĩ NXB Kim Đồng và Hà Nội. Sự hợp tác văn hoá quốc tế này tạo thêm khoảng rộng mở cho lĩnh vực truyện tranh Việt Nam tiếp cận với ngôn ngữ truyện tranh hiện đại của thế giới, cho cả đội ngũ sáng tạo và bạn đọc. Với thành tựu và nội lực, lực lượng xuất bản truyện tranh Việt Nam vẫn cần đổi mới chất lượng và thị phần truyện tranh ở nước ta. Đồng thời, nhà nước cần có những khuyến khích về kế hoạch đầu tư, chính sách giá giấy, nhuận bút thoả đáng để các NXB và đội ngũ văn nghệ sĩ dành nhiều hơn tâm huyết của mình với lĩnh vực xuất bản truyện tranh.

(Theo Lao Động)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,