221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
154985
Phần 1: Khi đĩa lậu làm chủ thị trường
1
Article
null
Nhức nhối đĩa lậu cuối năm
Phần 1: Khi đĩa lậu làm chủ thị trường
,
 
Đĩa chép thống lĩnh  thị trường VN.

(VietNamNet) - Nhạc sĩ Thanh Tùng đã từng nói đại ý thế này: "Âm nhạc cũng giống như con người vậy, sau thời kì ăn để chống đói thì con người sẽ có nhu cầu ăn để thưởng thức”. Nếu lấy câu nói đó để suy vào thực tế thì tình hình âm nhạc của chúng ta hiện giờ đang ở thời kì nào? Chưa thể khẳng định được, vì với thực trạng băng đĩa lậu tràn lan rộng khắp như hiện nay thì dường như con người đang thưởng thức âm nhạc với món… cơm độn. VietNamNet xin giới thiệu loạt bài "Nhức nhối đĩa lậu cuối năm" để các bạn hiểu thêm về bi kịch của thị trường CD âm nhạc hiện nay với phần 1 nhan đề: Khi đĩa lậu làm chủ thị trường

  

Những ngày cuối năm làm thử một vòng các tiệm đĩa lớn ở thành phố, không khó để nhận thấy hầu hết các album mới nhất của các ca sĩ nổi tiếng đều đã có dưới dạng CD chép. Từ “Giọt nước mắt cho đời“ của Đàm Vĩnh Hưng, “Đánh mất giấc mơ“ của Đan Trường, “Hoa có vàng nơi ấy“ của Quang Dũng, “Một ngày mới” của Hồng Nhung… cho đến “Life for rent“ của Dido, “Get rich or die tryin’“ của 50 Cent hay “In the Zone” của Britney Spears… Tất cả, từ bìa đĩa cho đến màu sắc trang trí đều y như CD gốc và giá cũng gần như là cho không: 9.000đ/CD, thậm chí nhiều nơi còn khuyến mãi mua 5 tặng 1. Tất cả đều bày bán công khai và dường như những CD gốc trên kệ đĩa cũng chỉ có chức năng gần giống với 1 bản thông báo về những album mới nhất vừa ra lò, và mọi người đổ xô đi mua nó dưới dạng… CD chép.

 
 
"In the zone" của Britney: Nạn nhân mới nhất của băng đĩa chép tại VN.

Có một thực tế phải thấy rằng, các cửa hàng đĩa hiện nay khi lấy những CD gốc về bán thường gặp hiện tượng khó khăn khi xoay xở tìm đầu ra. Nếu là những mẫu nổi tiếng và được nhiều người biết đến thì may ra vẫn còn bán được, nhưng nếu là những album đầu tay của những ca sĩ chưa tên tuổi, hay những ca sĩ không hợp thời thì cầm chắc đọng vốn. Nếu 1 CD trên thị trường hiện nay có giá trung bình 35.000đ thì khi mua của hãng đĩa với số lượng nhiều, đa chủng loại thì các cửa hàng đĩa sẽ được giảm giá còn khoảng 28.000 - 30.000đ, lời 5.000 - 7.000đ/đĩa, nhưng có thể họ sẽ bị ngâm hoặc đọng vốn vì có khi cả ngày không bán được 1 CD nào. Thế nhưng với đĩa chép họ sẽ được bỏ với giá gối đầu khoảng 4.500đ/CD (có khi thấp hơn), bán ra với giá 9.000đ, vốn ít, xoay vòng nhanh, tiêu thụ mạnh. Mỗi ngày chỉ cần bán 10 chủng loại album, mỗi album khoảng 10 đĩa thì họ đã có thể vừa thu hồi vốn nhanh, vừa cất túi gần 500.000 đồng tiền lãi, dễ dàng hơn nhiều khi mỗi ngày chỉ bán tròm trèm vài CD gốc với lãi không đủ chi.

 

Chị Phương - chủ một cửa hàng đĩa trên đường Lý Chính Thắng, cho tôi biết: “Đĩa gốc coi vậy chứ khó bán lắm em ơi, chị trưng như vậy chẳng qua để khỏi bị kiểm tra thôi, người ta vào đây đa số vẫn là tìm đĩa chép không à, vừa rẻ mà lại vừa đa dạng”. Người nghe vốn đa dạng và khó tính. Và người đáp ứng được các yêu cầu của người nghe lại chính là các… đầu nậu. Đánh hơi được nhu cầu của thị trường, họ sẽ xúc tiến cả 1 guồng máy chạy hết công suất để để đáp ứng ngay nhu cầu đó. Từ những album mới nhất, nóng nhất ở Việt Nam cho đến những album đang nổi đình đám trên các bảng tổng sắp ở nước ngoài. Thông thường, với những đĩa CD gốc thì nội dung cũng như chất lượng sẽ được kiểm duyệt rất kĩ bởi các cơ quan chuyên môn, còn đĩa chép thì hầu như chỉ được kiểm duyệt bởi… đầu nậu. Họ phát hành đủ các loại, từ nhạc sến, cải lương, nhạc tiền chiến cho đến nhạc trẻ, nhạc nước ngoài, đủ loại hình miễn là công chúng cần. Trong khi những chiếc đĩa CD gốc phải trải qua nhiều công đoạn mới có thể đến tay người nghe, thì những đĩa sao chép có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Chỉ cần có 1 hệ thống ghi đĩa hiện đại (giá khoảng 3.000 - 5.000 USD) thì một ngày một đầu nậu có thể tung ra thị trường hơn 1.000 đĩa với nhiều chủng loại khác nhau. Với nhạc Việt Nam thì quy trình làm đĩa chép rất đơn giản, có 1 CD gốc họ sẽ đánh nguyên bản ra n lần và cuối cùng những đầu nậu sẽ đem n lượng đĩa đó đi bỏ mối cho những cửa hàng quen thuộc.

 

Mua CD gốc là góp phần nâng chất lượng âm nhạc nước nhà.

Với nhạc quốc tế thì quy trình hơi phức tạp hơn một chút, những đĩa đang được công luận chú ý, đang đứng ở những vị trí cao trên bảng tổng sắp ở nước ngoài thì ngay lập tức họ sẽ đặt đĩa trên mạng như Amazon, cdnow, Columbiahouse… và gửi nhanh về Việt Nam hoặc có thể đặt mua tại một vài cửa hàng bán CD xịn ở Việt Nam. Càng nhanh, đĩa đánh ra càng được tiêu thụ nhiều. Tung ra kịp thời, nắm bắt thị trường nhanh chóng là cầm chắc thắng. Chính vì thế mà hiện nay có rất nhiều đầu nậu cạnh tranh nhau gay gắt trong việc chiếm lĩnh thị trường. Trên thị trường hiện nay có thể nêu vài cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực sao chép lậu: Lulennium, U92m, Yoodoo… những “tên tuổi” này bây giờ thuộc hàng đại gia trong việc phân phối thị trường đĩa chép nhạc quốc tế tại TP.HCM (đó là chưa kể những đại gia ẩn danh).

 

Không dừng lại ở việc chép đĩa gốc theo dạng nguyên bản mà họ còn xào xáo nhiều đĩa chung với nhau theo dạng tổng hợp hòng kiếm lợi nhuận cao hơn qua việc tiêu thụ. Đáng lưu ý là gần đây đã thấy lác đác một vài mẫu đĩa được làm dưới dạng đĩa dập, tức là mặt đĩa giống như đĩa gốc, tuổi thọ tốt hơn nhiều so với đĩa chép. Điều này có nghĩa là bắt đầu hình thành cả một công nghệ làm đĩa giả. Chưa biết là đầu nậu đem sang nước ngoài làm và tung trở lại Việt Nam hay là sản xuất ngay trong nước. Nếu đúng như vế sau thì quả thật rất đáng để lo ngại. Ngoài ra, những ngày cuối năm cũng đã bắt đầu thấy một vài cửa hàng ở TP.HCM nhập những CD lậu chất lượng cao của Trung Quốc (được bày bán đầu tiên từ Hà Nội), bán giá 45.000/CD với rất nhiều chủng loại, đây hứa hẹn sẽ là một trận chiến mới giữa băng đĩa chép trong nước và đĩa lậu nước ngoài.

 

(Còn tiếp)           

  • Việt Huyền 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,