221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
215883
Trưng bày cổ vật Hoàng thành Thăng Long tại TP.HCM
1
Article
null
Trưng bày cổ vật Hoàng thành Thăng Long tại TP.HCM
,
Uyên ương trang trí đầu mái.

(VietNamNet) - Hơn 320 cổ vật (chọn trong hàng triệu hiện vật tìm thấy dưới đất sâu từ 1 đến 4 mét rưỡi) trong đợt khai quật di tích Hoàng thành Thăng Long ở khu vực Ba Đình (Hà Nội) cùng với 40 hình ảnh các hiện vật chưa có điều kiện giới thiệu sẽ được trưng bày tại tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP.HCM, số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, từ 25/2 đến 30/5/2004.

Phát biểu tại cuộc họp báo chiều 24/2 về việc trưng bày cổ vật Hoàng thành Thăng Long, bà Nguyễn Thế Thanh - PGĐ Sở VH-TT TP.HCM cho biết: "Tại TP.HCM, những tin tức về sự phát hiện dấu tích kinh thành xưa của đất nước được thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã dấy lên một luồng dư luận phấn khởi, sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân TP với hy vọng sẽ được tận mắt nhìn thấy kinh thành Thăng Long huyền thoại "bằng xương, bằng thịt" dù chỉ là dấu tích. Nhằm đáp ứng tình cảm và nguyện vọng của người dân TP cũng như các tỉnh phía Nam được tìm hiểu về Thăng Long xưa và cũng để tiến tới kỷ niệm 29 năm ngày giải phóng miền Nam và 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ... Cuộc trưng bày chuyên đề: "Cổ vật Hoàng thành Thăng Long mới phát hiện" là một cố gắng, nỗ lực không nhỏ của chính quyền TP.HCM..."

Bình gốm men nâu thời Trần.

Theo PGS.TS Tống Trung Tín - Phó Viện trưởng Viện khảo cổ học, Chủ nhiệm dự án khai quật khu di tích: "Chuyên đề này phản ánh phần nào diện mạo của Hà Nội xưa và trực tiếp công bố đến công chúng phía Nam những bằng chứng quý giá về sự tồn tại của kinh thành Thăng Long trong lịch sử, theo các chủ đề:

1/ Sưu tập vật liệu kiến trúc qua các thời kỳ: gồm Gạch các loại thế kỷ VII - IX, thời Đinh - tiền Lê, gạch thềm, gạch xây có chữ Chăm thời Lý Trần, gạch thông gió thời Lê sơ; Ngói các loại như ngói uyên ương, ngói chim phượng, ngói mũi hài, ngói hoa sen, ngói lá đề, ngói yếm; Vật liệu trang trí khác ở chân tháp, phù điêu, đầu máng xối, bậc cửa, hoặc trang trí nền móng ở bậc cấp, chân cột bằng đá.

2/ Sưu tập gốm dùng trong Hoàng thành từ thế kỷ VII về sau, như đồ dùng thời Đinh - tiền Lê; các thạp, bình, lọ, hũ, vò, chậu với men trắng, men ngọc, men hoa nâu thời Lý; các ống nhổ, liễn, đậu, đĩa chồng dính, bình vôi với men hoa nâu và xanh trắng thời Trần; lư hương, chén, hộp thời Lê; bình hoa, liễn và nhiều đồ đựng bằng gốm tráng men thời Nguyễn.

3/ Sưu tập gốm các nước như bát chiết yêu, đèn dầu tứ giác của Trung Quốc, mảnh bát mảnh đĩa của Nhật Bản...

4/ Sưu tập hiện vật kim loại như mũi tên hoặc đoản kiếm thời Trần, đồ gia dụng như ổ khóa thời Lê. Nhiều hình ảnh di cốt và cổ vật khác, nhiều bản đồ cổ, bản vẽ giả định về cung điện thời Lý với cách thức trang trí trên mái điện (dựa vào bằng chứng khảo cổ học mới nhất) cũng sẽ trưng bày minh họa vào sáng 25/2...".

Súng thần công thời Lê

Ngoài các cơ quan, ban ngành đóng trên địa bàn TP.HCM còn có một số đơn vị ở các tỉnh thành phía Nam đến tham dự buổi lễ khai mạc phòng trưng bày! Trong thời gian diễn ra trưng bày Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sẽ có người minh cho du khách về lịch sử các cổ vật và chiếu phim tư liệu về khai quật Hoàng thành Thăng Long để phục vụ khách tham quan!

  • Võ Tiến

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,