221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
536058
Quyền nhân thân ngày càng được pháp luật bảo vệ
1
Article
null
Quyền nhân thân ngày càng được pháp luật bảo vệ
,

(VietNamNet) - Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có một số quyền mà trong đó các quyền nhân thân là bộ phận quyền ngày càng trở nên quan trọng. “Quyền nhân thân” (Personality rights) là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín

 

Soạn: AM 177631 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Luật sư Tiến sĩ Phan Đăng Thanh. Ảnh Thanh Chung

Nói chung, quyền nhân thân là thứ quyền để bảo vệ cái “danh” của mỗi con người bao gồm nhiều khái niệm danh dự, danh vị, danh tiếng, danh hiệu, thanh danh, bút danh… Khi nói đến quyền nhân thân người ta thường quan tâm đến các quyền cụ thể như quyền: Quyền đối với họ, tên; quyền đối với hình ảnh của mình; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền được bảo vệ bí mật đời tư…

 

Một xã hội càng tiến bộ bao nhiêu, nền tự do dân chủ càng được mở rộng bao nhiêu, thì con người càng được tôn trọng bấy nhiêu, và do đó các quyền nhân thân càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn cùng với những biện pháp bảo vệ ngày càng có hiệu quả. Ví dụ: Ở nước ta, trước đây các quyền nhân thân được pháp luật quy định chưa nhiều, trong cuộc sống thường ngày, tên họ, hình ảnh, đời tư của cá nhân công dân dễ bị bêu riếu trên mặt báo với nhiều động cơ khác nhau; người bị xúc phạm dù chịu rất nhiều khó khăn khổ sở, nhục nhã mà không biết làm cách nào để tự vệ, buộc người vi phạm chấm dứt hành vi xúc phạm đến bản thân mình, gia đình mình. Thường khi người bị xâm phạm chỉ được đền bù tượng trưng bằng cách xin lỗi, chứ không có biện pháp nào để bồi thường thoả đáng về những thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần cho người đó.

 

Gần 10 năm nay, cùng với những thành quả của công cuộc đổi mới, sự ra đời của Bộ luật dân sự (có hiệu lực từ 1/7/96), nhiều quyền nhân thân của công dân đã được Nhà nước long trọng công nhận và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ. Cụ thể như vấn đề họ tên, hình ảnh (bao gồm ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh do quay phim, tượng), bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đã được pháp luật quy định ở nhiều văn bản, qua nhiều ngành pháp luật khác nhau.

 

Nhiều vụ án đã được tòa án thụ lý xét xử, buộc người vi phạm dù là cá nhân hay tổ chức, dù là tư nhân hay Nhà nước, đều phải có nghĩa vụ xin lỗi và bồi thường bằng tiền cho công dân bị xâm phạm. Từ các cơ quan nhà nước tiến hành tố tụng (khởi tố, giam giữ, xét xử…) gây oan sai; từ báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống; từ việc cá nhân, tổ chức đạo văn, ăn cắp nhạc, xâm phạm bản quyền: từ việc tự ý sử dụng họ tên, hình ảnh của công dân trên các mẫu quảng cáo, in lịch mà không hỏi ý kiến và không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của họ (nếu họ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự). Có lần 1 ca sĩ đã “bị” 1 nhà xuất bản tự ý lấy hình của anh in lên lịch, anh đã khiếu kiện nhà xuất bản ra toà.

 

Soạn: AM 177585 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Một cảnh trong phim Lục Vân Tiên bị phát tán bằng điện thoại di động và internet.

Qua sự kiện này cho thấy hành vi xâm phạm quyền nhân thân của công dân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại cho cá nhân công dân đó mà kể cả trường hợp người bị xâm phạm không bị thiệt hại gì, thậm chí có khi còn có lợi cho họ, nhưng về nguyên tắc hễ không có sự đồng ý của họ thì đã bị coi là vi phạm.

 

Biện pháp nào để bảo vệ quyền nhân thân? Hiện nay, pháp luật dân sự quy định các biện pháp bảo vệ và khôi phục các quyền nhân thân của công dân. Theo đó, người xâm phạm quyền nhân thân của người khác thì dù  cố ý hay vô ý thì đều có nghĩa vụ phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai; nếu xâm phạm danh dự nhân phẩm, uy tín thì phải bồi thường bằng một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm. Nếu chỉ xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì bồi thường thiệt hại tinh thần tối đa bằng 10 tháng lương tối thiểu (Do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ, hiện nay là 290.000 đồng/tháng). Nếu việc xâm phạm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thiệt hại tính mạng, người bị xúc phạm lo lắng, buồn phiền sinh ra bệnh tật, tự tử… thì riêng mức bồi thường thiệt hại tinh thần có thể đến tối đa 60 tháng lương tối thiểu.

 

Đó là trách nhiệm pháp lý giữa người với người – giữa người vi phạm với người bị xâm phạm; còn đối với xã hội nói chung thì Nhà nước đại diện cho xã hội sẽ xử phạt họ. Việc xâm phạm quyền nhân thân của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu ở mức độ thấp, tính nguy hiểm chưa đáng kể thì có thể bị Nhà nước xử lý hành chính; nếu nguy hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể  thì người thực hiện hành vi ấy có thể bị xử lý hình sự theo các tội danh quy định  trong Bộ luật hình sự như: tội làm nhục người khác (Điều 121), tội vu khống (Điều 122), tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226), tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy (Điều 253)…

 

  • Luật sư TS Phan Đăng Thanh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,