(VietNamNet) - Đâu cứ phải lên mặt trăng mới quay được cảnh mặt trăng, miễn là làm thế nào khán giả tin được đó là mặt trăng là được rồi. Phim Lý Công Uẩn cũng vậy thôi! Có thể chúng tôi quay ở Trung Quốc hay ở bất kỳ đâu. Nhưng khi lên phim khán giả tin đấy là cảnh Việt Nam, người Việt
> Phim Lý Công Uẩn: Bấm máy sớm tại phim trường Trung Quốc?
> Phim Lý Công Uẩn: Để không xấu hổ với tiền nhân
> NBK Thiên Phúc: Quyết tử cho Cụ Lý Thái Tổ quyết sinh?
> Phim Lý Công Uẩn: Gà cúng cần phải để nguyên con!
> Phim Lý Công Uẩn: Càng bàn càng rối!
> Phim Lý Công Uẩn: Sáng tạo chán lại quay về “truyền thống”!
> Tranh cãi xung quanh kịch bản phim Thái Tổ Lý Công Uẩn
> Phim 1000 năm Thăng Long: Làm lấy được may ra thì kịp!
> Kịch bản phim 1000 năm Thăng Long có bị bỏ quên?
> Phim lịch sử 1000 năm Thăng Long: 2 dòng nhưng 1 chuẩn?
> Sẽ có một "mùa" phim lịch sử Việt Nam?
Khâu chuẩn bị cho dự án phim Lý Công Uẩn đã xong phần phác thảo bối cảnh, mô hình và sẽ đưa ra duyệt công khai vào cuối tháng 11. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với họa sĩ điện ảnh Vũ Huy, người trực tiếp tham gia dự án này.
Sẽ “Việt
Phần bối cảnh, trang trí cho bộ phim hiện đã được triển khai đến đâu?
- Chúng tôi đang thực hiện phần dựng phác thảo và mô hình. Cuối tháng 11 sẽ tổ chức sơ duyệt phần phác thảo này. Sau khi khảo sát tại Trung Quốc về chúng tôi đã phần nào định hình được quy mô và phong cách trang trí cho phim. Khi phác thảo bối cảnh, đạo cụ, phục trang hoàn thành và được duyệt, chúng tôi sẽ chuyển mẫu sang Trung Quốc thực hiện. Bên đó có những xưởng may và chế tác đạo cụ chuyên nghiệp chuyên phục vụ việc làm phim.
Họa sĩ Vũ Huy. Ảnh: HH
Sao ta không tổ chức thực hiện tại Việt
- Điều này không khả thi, vì muốn làm được như họ chúng ta phải có cơ sở. Sau đó phải đào tạo nhân lực. Trong khi thời gian và điều kiện của ta hiện nay chưa thể làm được việc đó. Cơ sở sẵn có của phim trường Trung Quốc thừa điều kiện để ta sản xuất phim Lý Công Uẩn.
Vấn đề của chúng tôi chỉ làm sao để “Việt
Tìm thấy điểm tương đồng
Tư liệu, sử liệu thời Lý và kiến trúc phim trường Trung Quốc có độ vênh khá lớn, xử lý vấn đề này như thế nào?
- Thực ra chúng tôi chỉ sử dụng những phần sườn chính. Còn phần tiền cảnh và trang trí chính vẫn theo đúng chuẩn của Nhà Lý Việt
Chỉ cần lợp lại mái ngói và trang trí, bối cảnh này sẽ biến thành nhà Thời Lý Việt Nam? Ảnh: Lê Đức Tiến
Phần phục trang những của những diễn viên chính sẽ được thiết kế tại Việt
Vậy chúng ta có đường nét văn hóa xuyên suốt nào để thể hiện đó là một bộ phim Việt
- Có chứ! Thời Lý chúng ta có rất nhiều sử liệu. Đặc trưng văn hóa cũng rất rõ nét. Ngay khi khai quật Hoàng Thành chúng ta đã thu được rất nhiều di sản kiến trúc. Những chân cột, phù điêu, đầu rồng, đồ sứ Thời Lý.. là những di sản văn hóa quý báu để chúng tôi tham khảo. Hơn nữa, văn học cũng đã nói khá rõ: Điện Kiền Nguyên Thời Lý được xây dựng như thế nào, các hành lang đông tây, sân chầu ra sao.. đã được mô tả khá kỹ. Từ những đầu đao, chân cột .. khai quật được cùng với những mô tả trong sử sách, chúng tôi sẽ tạo dựng nên một hoàng thành cụ thể, giống như các nhà khoa học dựng lại con khủng long từ vài mảnh xương hóa thạch.
1 phần sử liệu, 3 phần hư cấu?
Phần bối cảnh thì như vậy, còn phục trang sẽ được định dạng như thế nào?
- Bản thân tôi không tham gia trực tiếp vào việc nghiên cứu và thực hiện phục trang. Nhưng như tôi biết, về định dạng, phục trang phim sẽ được dựa trên cơ sở họa tiết các đình chùa miếu mạo Thời Lý như Chùa Một Cột và Đền Quán Thánh tại Hà Nội, cũng có thể tham khảo thêm họa tiết trên những đồ gốm sứ cổ.
Phục trang của hai nước có nhiều nét tương đồng? Ảnh: Lê Đức Tiến
Trên cơ sở đó các nghệ sĩ sẽ hư cấu thêm. Còn trang phục thiết triều tôi nghĩ rằng với sự giao lưu văn hóa qua lại, trang phục của vua Lý gần giống với trang phục đời Đường, Tống của Trung Quốc. Cũng giống như các nguyên thủ thời nay đều mặc comple vậy.
Những phần khác như chiến thuyền, thành quách, lăng tẩm.. cũng sẽ được định dạng tương tự?
- Riêng về chiến thuyền, đã có nhiều nhà sử học đã tìm ở đâu ra đó và quy định đó là thuyền Thời Lý. Nhưng tôi nghĩ họ lấy ở đâu đó, kiểu như chạm khắc dân gian hay tranh truyện chẳng hạn.
Nhưng cá nhân tôi cho rằng Việt
Tóm lại, chúng tôi sẽ dựa trên tất cả những sử liệu, vật chứng sẵn có để sáng tạo. Không ai có thể nói chính xác định dạng của Thời Lý như thế nào. Trên thực tế, ngay cả định dạng của phim
Kỹ xảo = điện ảnh hiện đại
Những cảnh lớn, sông nước, vua vi hành.. sẽ được thực hiện thế nào khi hầu hết sông hồ, thành lũy đã bị đô thị hóa?
- Chúng tôi sẽ sử dụng kỹ thuật “phông xanh” cho các cảnh nay. Thuyền rồng, xa giá.. sẽ được thực hiện như thật với hàng trăm người ngựa đi lại, giao chiến trước một bức tường xanh cao hàng chục mét, dài bằng cả đoạn phố.
Những cảnh thuyền bè sẽ được làm tại Việt Nam bằng kỹ thuật "phông xanh". Ảnh: Đinh Thiên Phúc
Khi dựng phim phía hậu cảnh sẽ được vẽ thêm hàng ngàn quân phi ngựa tung bụi trắng xóa… Thuyền sẽ được thiết kế trên một hệ thống tròng trành, có máy phun nước, mưa gió.. như thật.
Những đại cảnh khác cũng được làm theo cách tương tự?
- Tôi tưởng tượng sẽ có khoảng 200 diễn viên đánh nhau trước ống kính máy quay..
200 người đâu phải là một đội quân?
- Đằng sau họ sẽ là.. vài nghìn người được các chuyên gia kỹ xảo tạo ra. Phim Mỹ và Trung Quốc cũng được làm theo công thức này. Thực ra 200 diễn viên thật là hơi nhiều. Trong phim Chúa tể những chiếc nhẫn cảnh đội quân ma chạy rầm rập thực tế là chỉ có vài diễn viên đóng ở phần tiền cảnh thôi, phần hậu cảnh là kỹ xảo hết.
Còn hoàng cung, lăng tẩm, thành quách cũng được làm kỹ xảo?
- Cái này phải phụ thuộc vào Hà Nội, vào mức đầu tư và thời gian thực hiện. Theo quan điểm của tôi, chúng ta sẽ xây dựng cung điện Kiền Nguyên của Vua Lý, cùng sân chầu và hành lang dẫn ra hai điện bên cạnh tại Việt
Anh hình dung Vua Lý Thái Tổ sẽ... như thế nào?
- Các vua ngày xưa có tuổi thọ thấp. Vua Lý Thái Tổ trong phim sẽ có độ tuổi chừng 30. Đấy cũng là lứa tuổi đẹp nhất của người đàn ông, vừa thể hiện được sự uy nghi của nhà vua, vừa thể hiện được sự cường tráng sung mãn của người đàn ông trưởng thành…
Thực ra, điều chúng tôi đang băn khoăn nhất là ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm chính trước lịch sử, trước hội đồng chuyên môn, báo chí và dư luận để định hình tất cả những hình tượng và phong cách này.
Ông Tổng đạo diễn?
- Nhưng đây là phim làm theo đơn đặt hàng của Hà Nội. Chúng tôi chỉ là những nghệ sĩ nghiên cứu, sáng tạo ra. Nhưng những người đặt hàng chúng tôi có duyệt không, có đồng ý với sáng tạo của chúng tôi không lại là chuyện khác. Vấn đề ai đứng ra đồng ý và sẵn sàng chịu trách nhiệm về độ chính xác và thông điệp văn hóa - lịch sử trong phim để quyết việc này?
Hồn Việt Nam, xác cũng Việt Nam, chỉ có... xương Trung Quốc!
Có thể nhận thấy để làm bộ phim này chúng ta phải “nhờ vả” quá nhiều vào nước bạn Trung Quốc, liệu có ra một bộ phim “Xác Việt
- Hoàn toàn không! Hồn Việt
"Cây thì ở đâu chẳng giống nhau, sao ta lại chờ... vài chục năm để trồng xong vườn cây cho vua rồi mới làm phim, trong khi Trung Quốc đầy cây" - Họa sĩ Vũ Huy
Cũng giống như cây thì ở đâu chẳng giống nhau, sao ta lại chờ... vài chục năm để trồng xong vườn cây cho vua rồi mới làm phim, trong khi Trung Quốc có đầy cây như vậy?
Điện ảnh thế giới đã có rất nhiều phim làm theo cách này. Thời những năm 1995, rất nhiều phim có bối cảnh
Hơn nữa, những người làm phim còn phải xin phép chính phủ cho chặn đường mấy con phố gần sông
Ngay Hollywood cũng vậy, phim Trời và Đất của đạo diễn Oliver Stone cũng được quay ở Thái Lan. Khi đồng lúa, mái tranh lên phim có ai bảo đấy không phải là Việt
Điện ảnh là thế! Đâu cứ phải lên mặt trăng mới quay được cảnh mặt trăng, miễn là làm thế nào khán giả tin được đó là mặt trăng là được rồi. Phim Lý Công Uẩn cũng vậy thôi! Có thể chúng tôi quay ở Trung Quốc hay ở bất kỳ đâu. Nhưng khi lên phim khán giả tin đấy là cảnh Việt
Cảm ơn anh!
-
Hoàng Hường