221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1013266
GS Lê Văn Lan "kinh hoàng" trước bối cảnh phim triều Lý
1
Article
null
GS Lê Văn Lan 'kinh hoàng' trước bối cảnh phim triều Lý
,

GS Sử học Lê Văn Lan - đại diện duy nhất của giới Sử học trong đoàn làm phim Thái tổ Lý Công Uẩn, đã trao đổi với báo giới  một vài vấn đề về bối cảnh, đạo cụ và trang phục cho phim.

>>Sơ duyệt bối cảnh phim Thái tổ Lý Công Uẩn

Liệu ông có hơi quá lo lắng vì yếu tố Trung Quốc của phim hơi nhiều, trong khi chúng ta chỉ áp dụng công nghệ kỹ thuật của họ?

- Cũng như chúng ta chỉ ứng dụng công nghệ của Hàn Quốc vào để xây một vùng đô thị - mà họ gọi là “thành phố Sông Hồng”. Bây giờ một quận mới dọc sông Hồng mọc lên toàn những nhà chọc giời, khối sắt thép xi măng kiểu Hàn Quốc như thế thì còn gì là Thăng Long nữa. Thì đấy là một ví dụ để ta thấy cái này.

Xin ông đi cụ thể vào vấn đề?

-  Ví dụ cái xe kia - xe Tàu! Thời Lý, Đại Việt là đất nước trồng lúa nước, Thăng Long là thành phố sông hồ. Cho đến thời Trần, mấy ông vương tước muốn nhập cung còn đi thuyền cơ mà. Thế tức là phương tiện đi lại đúng là thời Lý thì thuyền là chính. Văn hóa ngựa xe ta không có. Ngay việc kiếm một vài con ngựa đúng là chiến mã thì cũng oải rồi...

Cái thuyền kia có chính xác không ạ?

- Sử chép rất rõ vua đi thuyền rồng, và thế nào là thuyền rồng thì đã phải nghiên cứu rất kỹ rồi. Ví dụ cái đầu rồng thế nào, con rồng ấy có râu, có bờm hay không... Không vẽ ào ào ra được.

Ông có nói 3 mẫu vẽ điện Càn Nguyên cần được gom lại?

- Điện Càn Nguyên chắc chắn không có 3 tầng. Và cửa của nó không phải khung hình chữ nhật thế kia... Ba điện Càn Nguyên này tôi nghĩ không phải của Thăng Long do ông Lý Thái Tổ xây vào năm 1010, và bị phá hủy trong cuộc loạn Tam Vương 1028.

Chúng ta có đủ hình tượng về nó- không giống như thế này. Các tác giả vẽ ra đây cũng đã đến làm việc với tôi, và nói sẽ xin ý kiến thầy để làm lại. Ba cái đang khác nhau cần phải được gom lại bằng một bàn tay, một khối óc có tinh thần dân tộc khoa học đại chúng. 

Mẫu phác thảo Điện Càn Nguyên.
Mẫu phác thảo Điện Càn Nguyên.

Chúng ta có đầy đủ những cứ liệu về lịch sử khảo cổ để phục dựng kiến trúc thời đó theo yêu cầu của phim đặt ra?

- Không sẵn ngay đâu, nhưng mà phải nghiên cứu và do đó mới phải huy động chất xám rất kỹ lưỡng sâu sắc, chứ không dễ đâu.

Trong phần phát biểu trước đông đảo quan khách, ông dùng từ khá nặng khi nói đến phục trang cho phim. Nguyên văn: “Tôi rất kinh hoàng khi thấy mẫu trang phục trình ra ở đây đều... cùng thống nhất cảm nhận từ Phan Cẩm Thượng”. (Họa sĩ, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng là cố vấn công tác mỹ thuật cho phim - PV). Dường như ông có điều gì chưa nói hết?

- Tôi kiểm tra rồi - cô ấy (TS Nguyễn Thị Tình-PV) cũng là học trò thôi - cô ấy cũng lại chưa nói ra được hết.

Phải chăng nó cũng hơi thiếu tính Đại Việt?

(Theo TPO)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,