221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1031819
Đạo diễn Oliver Stone và …cái chợ ở Sơn Mỹ
1
Article
null
Đạo diễn Oliver Stone và …cái chợ ở Sơn Mỹ
,

Ông không muốn "ồn ào" về chuyến đi rất đặc biệt này, dù mối quan tâm đầu tiên của ông khi đặt chân đến "Pinkville" (Làng Hồng-Mỹ Lai) lại là một nơi rất ồn ào: cái chợ!

O.Stone gặp một nhân chứng tại Sơn Mỹ.
To cao lừng lững, khuôn mặt rất “điện ảnh”: Góc cạnh và…hóm, đạo diễn Oliver Stone đã đạt chân đến Sơn Mỹ bằng cái cách chưa từng có trong tiền lệ đối với những ai muốn ghé thăm khu chứng tích này: Lặng lẽ đến mà không phải “báo cáo” với các cơ quan quản lý.

Từ chợ

Dù đây là lần đầu đặt chân đến Sơn Mỹ nhưng Oliver Stone như đã “thuộc” vùng quê này từ lâu lắm rồi. Ông xăm xúi sải những bước thật nhanh về phía tượng đài Sơn Mỹ, để nguyên chiếc nón lá và cúi lạy bằng một động tác rất thuần thục. Sau này tôi mới biết Oliver Stone từng được thọ giáo Thiền sư Thích Nhất Hạnh và ông đã theo dạo Phật mấy chục năm nay. Gặp các nhân viên Nhà chứng tích Sơn Mỹ, sau mấy câu xã giao, ông hỏi ngay: “ Cái chợ đâu rồi?”, như một người xa quê lâu ngày trở lại, chợt thấy vắng đi những kỷ vật thân thuộc.

Anh Phạm Thành Công, Giám đốc khu chứng tích chợt giật thót: “Hay ông này thuộc đại đội của trung úy Caley, kẻ đã gây ra vụ thảm sát?” Anh Công nói nhát gừng: “Dạ…thưa, cái chợ ấy mất rồi!”. Như đọc được mối ngờ vực từ người trả lời, O.Stone vỗ vai anh Công: “Tôi đọc trong các tài liệu liên quan đến vụ thảm sát thì thấy có một cái chợ khá tấp nập tại đây. Tôi muốn đi xem cái chợ ấy cho biết nhưng nó “mất” rồi thì thật là tiếc”. Anh Công cố nén một tiếng thở dài. Một câu hỏi luôn lởn vởn trong đầu mọi người: “Làm phim mà hỏi chợ để làm gì nhỉ?”. Ông đạo diễn lừng danh lên tiếng: “Ồ, tôi không mua bán gì đâu. Tôi sẽ bắt đầu công việc của mình từ cái chợ ấy”.

Theo ông, chợ không chỉ đơn thuần là nơi mua bán hàng hóa. Cái chợ luôn giữ trong “mắt” những điều mà các nhà làm phim sẽ “nhìn” ra: Sự trù phú hay nghèo nàn của vùng quê, chợ càng tấp nập, ồn ào thì vùng quê ấy càng bình yên. Buổi sáng 40 năm trước (16.3.1968), cái chơ Tổng vùng Mỹ Lai ấy cũng đông vui tấp nập người mua kẻ bán. Bỗng im bặt trước một đàn “quạ đen” HU1A của Mỹ. Hàng trăm phụ nữ đã được tập trung trước chợ Tổng này. Những nòng súng đã giương lên. Bỗng, một chiếc trực thăng khác đảo xuống.

Trung úy Hugh C.Thompson, viên phi công người Mỹ này thoát ra khỏi máy bay và chìa bàn tay của mình ra để ngăn cản một cuộc tắm máu, nếu không, số người chết ngày ấy ở Sơn Mỹ sẽ không dừng lại ở con số 504. Ông O.Stone đã nghiền ngẫm hàng nghìn trang tài liệu về vụ thảm sát suốt 17 năm qua và dừng lại ở một cái chợ.

Đến chợ

Cuối năm 2007, tại Quảng Nam, mưa lũ giăng mắc tứ về, bà Phùng Lệ Lý, cố vấn kỹ thuật cho phim Pinkville vừa là bạn thân của O.Stone cùng nhóm làm phim đội mưa trở lại Quảng Ngãi, không phải để chọn cảnh quay phim mà để mua…nón cời và quần áo cũ! Lại vào chợ, nhưng vào chợ TP Quảng Ngãi. Ba trăm chiếc nói mới được đổi thành 300 chiếc nón cời và mua thêm 300 bộ quần áo cũ trong một buổi sáng. Họ không chỉ lùng nón cời mà còn lùng cả nong, nia, giần, sàng, đơm, đó, lờ, nhũi, trã kho cá, nồi hơ lửa bà đẻ…

Hai tấn hàng đã được lùng trong các chợ để lên đường sang Chieng Mai để làm phim Pinkville. “Tôi theo đạo Phật, Sơn Mỹ đã lành vết thương rồi nên tôi không muốn gợi lại cảnh chết chóc ngay trên mảnh đất này nữa”. Bà Lệ Lý dẫn lại lời ông O.Stone nói lý do sao không quay phim tại Mỹ Lai như thế. Ngày 4-12 vừa qua, cú bấm maý đầu tiên được thực hiện tại đây. 46 người nhà của làng Thuận Yên đã được phục dựng. Chắc chắn sẽ có một cái chợ cạnh làng. Ông Oliver Stone sẽ bắt đầu từ cái chợ ấy cho bộ phim thứ 4 làm về chiến tranh Việt Nam.

Người ta kỳ vọng ông đạo diễn nổi tiếng này sẽ một lần nữa “ẵm” giải Oscar từ phim “Làng Hồng” này. Chuyện đó còn phải đợi, song ông O.Stone làm phim chắc chắn không phải chỉ để đoạt giải Oscar. Ông muốn gửi đến mọi người một thông điệp: Hãy để tất cả những cái chợ trên thế gian này cứ ồn ào trong bình yên chứ đừng tắm nó trong máu như ở Sơn Mỹ. 

  •  Trần Đăng (Lao Động)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,