221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1036199
Phim Lý Công Uẩn có không chỉ 2 ông đạo diễn?
1
Article
null
Phim Lý Công Uẩn có không chỉ 2 ông đạo diễn?
,

-  Người "chỉ đạo" không phải người "trực tiếp" thực hiện công tác, nên không thể coi là Tổng Đạo diễn được. Vì tôi có nghề đạo diễn, nên trong các trường hợp cần thiết, có thể trực tiếp thực hiện một số công viêc cụ thể để thúc đẩy tiến độ và chất lượng phim – Ông Lê Đức Tiến.

 

Sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng đoàn làm phim Thái tổ Lý Công Uẩn đã chính thức được thành lập. Các chức danh chính thức đã được bổ nhiệm. Quyết định Thành lập Đoàn làm phim Thái tổ Lý Công Uẩn đã được ông Lê Đức Tiến, Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, đồng thời là Giám đốc dự án ký ngày 15/2/2008. Tuy nhiên, cơ cấu của đoàn làm phim này khá đặc biệt. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi nóng về Quyết định này.

 

Ông Lê Đức Tiến
Ông Lê Đức Tiến
Tại sao Hãng phim truyện Việt Nam lại đưa ra quyết định chọn hai đạo diễn và một Chỉ đạo nghệ thuật mà không phải là một Tổng đạo diễn như cách làm phim từ trước tới nay?

 

- Bộ phim Thái tổ Lý Công Uẩn là một phim lớn của Điện ảnh Việt Nam mà từ trước tới nay chúng ta chưa từng làm, do vậy cần huy động nhân lực và trí lực các nhà điện ảnh tham gia.

 

Về đạo diễn cũng vậy, chúng ta chưa có một đạo diễn có nhiều kinh nghiệm làm phim lịch sử với quy mô lớn, huy động nhiều nhân lực và phương tiện kỹ thuật, nhiều chuyên gia, bối cảnh quay tại nhiều địa điểm, trong nước, nước ngoài...

 

Có lúc nhiều công việc phải tiến hành song song, tại các địa điểm khác nhau nên để có thể triển khai tốt phim này, đảm bảo chất lượng nghệ thuật, kỹ thuật, quy mô, tiến độ sản xuất... cần một tập thể đạo diễn, cả ở trong và ngoài Hãng.

 

Tuy nhiên, theo Quyết định, thì trách nhiệm công tác đạo diễn thuộc về 2 người, Lưu Trọng Ninh và Đỗ Minh Tuấn, trong đó Lưu Trọng Ninh  phụ trách chính và Đỗ Minh Tuấn phụ trách các cảnh kỹ xảo và chiến tranh. Chúng tôi có thể mời thêm một đạo diễn nữa dàn dựng các cảnh võ thuật trong phim.

 

Và như vậy không có chức danh Tổng đạo diễn. Cũng như đối với các phim lớn của nước ngoài, chỉ có chức danh đạo diễn.

 

Chúng ta nên học cách điều hành sản xuất phim của nước ngoài, trong đó vai trò Giám đốc sản xuất rất quan trọng. Hãng sản xuất và cá nhân Giám đốc Hãng là người chịu trách nhiệm cuối cùng, toàn diện về bộ phim.

 

Từ khi dự án này được chuyển giao về Hãng phim truyện Việt Nam đã có ý kiến xì xào về khả năng ông sẽ là Tổng đạo diễn. Đến nay ông khẳng định “vai trò Giám đốc sản xuất rất quan trọng” và “Hãng sản xuất và cá nhân Giám đốc Hãng là người chịu trách nhiệm cuối cùng, toàn diện về bộ phim”, cũng như việc ông đảm nhận luôn vai trò Chỉ đạo nghệ thuật, có thể coi lời đồn đoán kia đã trở thành sự thật?

 

- Người "chỉ đạo" không phải người "trực tiếp" thực hiện công tác, nên không thể coi là Tổng Đạo diễn được. Vì tôi có nghề đạo diễn, nên trong các trường hợp cần thiết, có thể trực tiếp thực hiện một số công viêc cụ thể để thúc đẩy tiến độ và chất lượng phim. Nhưng đấy là các trường hợp "không mong muốn". Tôi nghĩ trách nhiệm Giám đốc sản xuất cũng đã rất nặng nề. Tôi tin các đạo diễn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

 

Quyết định Thành lập Đoàn làm phim Thái tổ Lý Công Uẩn Quyết định Thành lập Đoàn làm phim Thái tổ Lý Công Uẩn
Quyết định Thành lập Đoàn làm phim Thái tổ Lý Công Uẩn

 

Hai đạo diễn Lưu Trọng Ninh – Đỗ Minh Tuấn, với những cá tính và sở trường rất khác nhau, sẽ cùng làm việc như thế nào?

 

- Hai đạo diễn với những nhiệm vụ đã rất rõ ràng, không hề dẫm chân lên nhau. Hai anh sẽ phối hợp công tác trên cơ sở những nhiệm vụ chuyên môn cụ thể mà Giám đốc sản xuất phân công.

 

Ngoài việc tôn trọng sự điều hành của Giám đốc sản xuất, hai đạo diễn, với tư cách là nghệ sỹ của Hãng PTVN, có trách nhiệm hoàn thành mọi công tác được Ban giám đốc Hãng giao phó.

 

Nhưng như vậy bộ phim sẽ khó có được một phong cách nghệ thuật thống nhất cũng như  hai đạo diễn này sẽ không có cơ hội tạo dấu ấn riêng của họ trong tác phẩm?

 

- Phong cách phim sẽ là phong cách của cả hai đạo diễn. Tuy vậy đối với phim Thái tổ Lý Công Uẩn có một điểm khác là các anh sẽ không được tự do áp đặt những sở thích, ý muốn chủ quan của mình so với các phim trước đây của hai đạo diễn này. Nghĩa là chất riêng làm nên phong cách, cá tính của đạo diễn sẽ phải điều tiết lại cho phù hợp với Nội dung và Thể loại phim, mang âm hưởng sử thi-anh hùng ca, phù hợp với Đại lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long.

 

TIN LIÊN QUAN

Lưu Trọng Ninh là Tổng đạo diễn phim Công Uẩn?

>>Lê Đức Tiến: Ai cũng có quan điểm riêng là dễ hiểu!

>> ĐD Đỗ Minh Tuấn: Kinh hoàng trước những lời phản biện!

Khi duyệt bản thảo cuối cùng vào 11/2007 kịch bản Thái tổ Lý Công Uẩn Hội đồng "tư vấn duyệt kịch bản phim truyện kỷ niệm ngàn năm Thăng Long-Hà Nội" đã kết luận:

 

"Đây là một kịch bản tốt, về chất lượng đã tương xứng nhu cầu Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long Hà Nội. Hội đồng lưu ý Hãng phim truyện Việt Nam trong quá trình triển khai kịch bản phân cảnh, dự toán, cũng như triển khai dàn dưng sau này cần chỉ đạo đạo diễn và đoàn làm phim giữ nguyên cấu trúc kịch bản, bố cục, tích cách nhân vật, phong cách phim, đảm bảo tính hoành tráng và qui mô bộ phim như kịch bản đã trình duyệt"

 

Trong đoàn làm phim, ngoài chức danh Chỉ đạo nghệ thuật làm nhiệm vụ điều tiết phong cách riêng của từng đạo diễn sao cho hài hòa trong phong cách chung của phim, còn có  một Ban biên tập làm cầu nối giữa kịch bản và phim, để bộ phim  tương lai đảm bảo nội dung và chất lượng theo yêu cầu.

 

Vậy có thể coi Chỉ đạo nghệ thuật là Tổng Đạo diễn phim?

 

- Như đã trình bày trên, bộ phim này không có chức danh Tổng đạo diễn.

 

Hãng Phim truyện VN hoàn toàn an tâm về đội ngũ nghệ sỹ và các nhà chuyên môn đang được Hãng tin cậy giao phó trọng trách  triển khai phim Thái tổ Lý Công Uẩn. Trong quá trình triển khai phim, còn phải huy động nhiều chuyên gia, cố vấn trong và ngoài nước, đòi hòi trách nhiệm và nỗ lực cao nhất của Ban Lãnh đạo Hãng PTVN trong cương vị tổ chức sản xuất bộ phim.

 

Quyết định thành lập Đoàn làm phim Thái tổ Lý Công Uẩn

Ban biên tập: NGND Lê Đăng Thực

                     Nhà sử học Lê Văn Lan

                     Nhà văn Lê Ngọc Minh

                     NSƯT Vũ Xuân Hưng

 

Chỉ đạo nghệ thuật và Giám đốc sản xuất: NSƯT Lê Đức Tiến

 

Đạo diễn: NSƯT Lưu Trọng Ninh

                Đỗ Minh Tuấn (Phụ trách các cảnh Kỹ xảo và Chiến tranh)

 

Quay phim: NSND Nguyễn Hữu Tuấn

                  NSƯT Lý Thái Dũng

 

Thiết kế mỹ thuật và dựng cảnh:  NSƯT Phạm Quốc Trung, Nguyễn Nguyên Vũ

 

Họa sĩ phục trang:  TS Đoàn Thị Tình

 

Họa sĩ phụ trách đạo cụ:    NSƯT Vũ Huy

                                       Nguyễn Dân Nam

 

Chủ nhiệm:  Lê Mạnh Tuấn

                   Lê Hồng Sơn

  

 

  • HoàngHường(Thực hiện)      
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,