221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1057359
ĐD Tất Bình: Tôi có họ với… Thái sư Trần Thủ Độ!
1
Article
null
ĐD Tất Bình: Tôi có họ với… Thái sư Trần Thủ Độ!
,

- Cứ cho Hòa Bình được đồi núi nhưng nếu quay cảnh đô thị phố xá, hay cảnh Hà Nội thế kỷ 19 lại đập cả quả núi đi để dựng bối cảnh à ? – ĐD Tất Bình.

 

Trong khi hai dự án phim lớn Lý Thái Tổ và Trần Thủ Độ đang dang dở với nhiều tranh cãi, đặc biệt trong vấn đề bối cảnh và trường quay. Dự án trường quay quốc gia Cổ Loa lại được rục rịch khởi động sau mấy chục năm bị bỏ hoang khiến cho vấn đề trường quay vốn đã bức xúc lại càng được hâm nóng. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng đạo diễn Tất Bình, Giám đốc Hãng phim truyện I, đơn vị thực thi dự án phim Trần Thủ Độ xoay quanh những vấn đề này.

 

Bối cảnh phim Trần Thủ Độ sẽ linh hoạt

 

Đạo diễn Tất Bình
Đạo diễn Tất Bình
Việc xây dựng trường quay cho phim Trần Thủ Độ đang được triển khai tới đâu thưa ông?

 

- Tôi nghĩ chúng ta cần phân biệt rõ giữa “trường quay” đang (trong kế hoạch) xây dựng tại Cổ Loa, và bối cảnh phim cụ thể. Bối cảnh phim Trần Thủ Độ được lựa chọn ở nhiều nơi, cả ở Việt Nam và Trung Quốc, tất cả đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong dự toán sẽ trình Hà Nội tuần tới.

 

Những chuyên gia nào sẽ tham gia quá trình xây dựng bối cảnh có can thiệp từ nước ngoài?

 

- Hiện chúng tôi phải chờ Hà Nội duyệt dự toán đã, khi xong chúng tôi mới tiến hành làm. Phải mời chuyên gia nào, trong nước hay ngoài nước lúc đó chúng tôi mới tính cụ thể. Hiện vẫn chưa biết hạng mục nào được duyệt hoặc không. Có những bối cảnh đơn giản các chuyên gia trong nước hoàn toàn có thể làm được. Trường hợp quá khó chúng tôi mới mời chuyên gia nước ngoài.

 

Trong kế hoạch trình duyệt, Hãng vẫn giữ nguyên mô hình trường quay kết hợp làng du lịch như đã từng đề cập trước đây không?

 

- Mô hình này quá lớn, nằm ngoài phạm vi của chúng tôi. Nó phải do Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch quy hoạch và chỉ đạo. Hiện chúng tôi chỉ lên kế hoạch cho bối cảnh phim Trần Thủ Độ sẽ được bấm máy sắp tới. Các bối cảnh này cũng không được xây dựng kiên cố mà theo phương pháp lắp ráp, dễ xử lý linh hoạt theo yêu cầu công việc.

 

Một trường quay tiêu chuẩn như điện ảnh Hàn Quốc, tại sao không?

 

Theo quan điểm của riêng ông, đâu là lý do chính về tình trạng một nghành điện ảnh – truyền hình đã có tuổi đời mấy chục năm nhưng vẫn không có một trường quay đúng nghĩa?

 

TIN LIÊN QUAN
- Tại 1001 lý do: chúng ta không có tiền, không có điều kiện để làm, chưa có đất, chưa có người tài, tóm lại là chưa có gì để làm.

 

Tuy nhiên cũng đừng quên rằng cách đây 40 năm ta cũng đã có Trường quay Cổ Loa, vì  nhiều  lý do khách quan nó không được duy trì, tu bổ để sử dụng  nên mới  sa vào  tình trạng hiện nay.

 

Thêm nữa cũng cần hiểu rằng, một trường quay xây dựng từ cách đây 4 thập kỷ, cho dù bây giờ còn hoạt động được thì e cũng không phù hợp với yêu cầu trong công nghệ làm phim hiện đại. Cổ Loa trước đây chỉ đơn thuần là một trường quay nội cảnh, mà phim bây giờ đòi hỏi ngoại cảnh ghê lắm!

 

Từ góc độ một người làm phim, ông hình dung một trường quay tiêu chuẩn phải như thế nào. Dự án Cổ Loa sắp được triển khai, ông có ý kiến thế nào?

 

- Đương nhiên tôi rất ủng hộ và mong đợi dự án sớm được triển khai. Tôi hy vọng Nhà nước ủng hộ anh em bên đó nhiệt tình để dự án sớm được thực thi. Thế hệ chúng tôi có thể chưa được sử dụng cái trường quay quốc gia ấy,   nhưng đời con cháu chúng tôi được hưởng, thế là sung sướng lắm rồi.

 

Chúng tôi nhận được một tin mà ai cũng khấp khởi hy vọng: một đoàn quan chức  Hàn Quốc do ông Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Lim Chae Jung dẫn đầu đã tới thăm trường quay Cổ Loa sáng 22/4. Hiện chúng tôi vẫn chưa có thông tin cụ thể về kết quả chuyến thăm, nhưng Giám đốc trường quay Cổ Loa Nguyễn Văn Nhiêm, là một người bạn của tôi tỏ ra rất phấn khích, vui mừng.

 

Chúng ta hoàn toàn có lý do để lạc quan. Các bạn bên ngoài cũng rất quan tâm. Tất nhiên, để làm được còn nhiều vấn đề lắm: nào giải tỏa mặt bằng, nào vốn đầu tư, đương nhiên nhà đầu tư nào chẳng tính lợi ích lâu dài.

 

Nghĩa rằng chúng ta có quyền hy vọng một trường quay đạt tiêu chuẩn như điện ảnh Hàn Quốc trong tương lai gần?

 

- Tôi nghĩ nếu đạt được thỏa thuận từ phía Bộ VH – TT- DL của Việt Nam họ sẽ đầu tư. Nhưng cái khó là chúng ta chưa có mặt bằng cho họ. Trường quay chuẩn không thể nằm trên mảnh đất 20ha của Cổ Loa mà phải là 200ha. Khi đề cập vấn đề này trong một cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã nhất trí và ủng hộ rồi, nhưng tìm đâu ra được một mặt bằng như vậy lại là chuyện khác.

 

Thôi thì trong lúc chờ đợi “trường quay Hàn Quốc” 200ha, ta hãy trông đợi vào trường quay Cổ Loa đã, nếu chỉ vì lý do “đầu tiên” vậy Nhà nước hãy cho huy động vốn xã hội hóa?

 

- Đương nhiên phải xã hội hóa rồi, nhưng còn bao nhiêu vấn đề khác: nhân tài, vật lực… Ngay điện ảnh Hàn Quốc cũng cần 30 năm để bắt đầu từ những góc phố, ngôi nhà nhỏ rồi dần mới thành những trường quay hiện đại như bây giờ, phải dần dần, không đốt cháy giai đoạn được.

 

Vạn sự khởi đầu nan, nếu người ta cần trưng cầu ý kiến chuyên môn từ những nhà làm phim, anh sẽ đóng góp gì cho dự án Cổ Loa sắp tới?

 

- Theo tôi làm được cái gì thì cứ làm! Có ý kiến cho rằng không nên xây dựng trường quay ở Cổ Loa vì địa thế không hợp, không có núi có sông. Sao ta không xem công trình Đại Nam quốc tự của anh Dũng trong Bình Dương xem. Từ một mảnh đất bằng, họ đắp thành núi, làm được chứ sao không. Cổ Loa cũng thế, giả sử cần núi chúng ta đắp núi, cần sông chúng ta đào sông, cứ phải đi mới tới đích được, đừng ngồi do dự suông.

 

Mặt khác, theo tôi với địa hình hoàn toàn bằng phẳng dựng trường quay còn dễ hơn. Có người lại ý kiến: sao không lên Hòa Bình xây trường quay? Cứ cho Hòa Bình được đồi núi nhưng nếu quay cảnh đô thị phố xá, hay cảnh Hà Nội thế kỷ 19 lại đập cả quả núi đi để dựng bối cảnh à?

 

Hơn nữa, để điện ảnh – truyền hình ngày càng phát triển thì không thể tính chỉ một trường quay mà nhiều trường quay, sẽ có cả mặt bằng, cả núi sông, làng cổ… không thể chỉ có một trường quay Cổ Loa.

 

Tôi có họ với… Thái sư Trần Thủ Độ

 

Trở lại dự án Trần Thủ Độ, có người bình luận rằng: cùng là hai nhân vật lịch sử, và đều là dự án phim trong khuôn khổ 1000 năm Thăng Long, nhưng Thái sư Trần Thủ Độ “may mắn” hơn Thái tổ Lý Công Uẩn khi được “yên thân” hơn, không bị giằng xé dày vò nhiều như Cụ Lý. Phải chăng “vía” cụ Trần cao hơn cụ Lý hay Giám đốc Tất Bình “khôn” hơn Giám đốc Lê Đức Tiến?

 

- Để trả lời câu này chắc phải nói rất dài, nhưng tôi chỉ tóm gọn thế này: Khi đã nhận công việc gì, chúng tôi cũng làm hết mình, tìm hiểu thật thấu đáo, tranh thủ chất xám của tất cả anh em. Ai có ý gì tôi đều trưng cầu và tận dụng, mọi việc đều tính toán chi li, khoa học. Ví dụ: bảng Tổng dự toán chúng tôi sắp trình Hà Nội dày 100 trang. Những sa bàn bối cảnh với tỉ lệ 1/100 đã dựng chiếm nửa trụ sở chúng tôi. Ví dụ thế!

 

Càng chuẩn bị kỹ càng, chu đáo bao nhiêu càng dễ cho các cấp có thẩm quyền phê duyệt bấy nhiêu. Tôi không biết bên Hãng phim truyện Việt Nam làm những gì, tôi chỉ nghĩ rằng đây là những hạng mục sớm muộn cũng phải làm trong quá trình sản xuất, triển khai sớm bao nhiêu tốt bấy nhiêu.

 

Thêm một chi tiết vui nữa nhé! Theo  các cụ nhà tôi nói lại, gốc  của họ  Đặng chính là họ Trần mà ... tôi mang họ Đặng! Vậy sâu xa là tôi với Trần thái sư cùng họ, vì thế mà tiên tổ cũng  khai ân phù hộ độ trì cho công việc của chúng tôi chăng ?!

 

Vấn đề phim “cụ Lý” tắc nhiều nhất ở sử liệu, chứng cứ lịch sử… phải chịu sự phán xét rất nhiều chiều của dư luận. Điều này có xảy ra với phim “cụ Trần”?

 

- Việc phải đi thì cứ đi thôi, tất nhiên chúng tôi là những người đi đầu đương nhiên phải chịu áp lực và sự soi xét của xã hội. Áp lực nặng thì trách nhiệm lớn, công sức lớn. Hơn nữa chúng ta câu nệ quá sẽ mãi mãi chẳng có gì: không có sử liệu cứ liệu, lấy gì ra để bảo là đúng hay sai? Đừng áp đặt nghệ sĩ chỉ đơn thuần làm một công việc truyền bá lịch sử, hãy để cho họ sáng tạo. Làm thế nào để đạo diễn dung hòa được giữa hai vấn đề: sao cho người xem công nhận nhân vật đúng là người Việt Nam , câu chuyện đúng Việt Nam là được.

 

Tôi nghĩ ngay nhiều phim lịch sử Hàn Quốc, Trung Quốc cũng chưa chắc đã chính xác với lịch sử thật của họ. Nhưng khán giả của họ chấp nhận vì đấy là lịch sử được phản ánh qua lăng kính nghệ thuật. Tất nhiên có thể những người làm những phim sử đầu tiên của họ cũng phải chịu áp lực như chúng tôi bây giờ. Nhưng dần dần rồi áp lực ấy cũng sẽ được xã hội giải tỏa và chấp nhận dần, phải có thời gian!

 

Xin cảm ơn ông!

  • Hoàng Hường (Thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,