221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1073490
Lại chuyện lằng nhằng của phim Lý Công Uẩn
1
Article
null
Lại chuyện lằng nhằng của phim Lý Công Uẩn
,

- Tôi chỉ tha thiết muốn gửi tới anh Tiến một thông điệp: Nếu anh đọc những gì tôi phát biểu hôm nay, anh hãy tự xem xét lại bản thân mình, tôn trọng người khác, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp – Họa sĩ Vũ Huy.

 

LTS - Sau một đợt sóng gió cùng con số 200 tỷ tổng dự toán, tưởng rằng dự án phim Thái tổ Lý Công Uẩn đã bị ngừng lại. Nhưng thực tế nó vẫn đang được người trong cuộc triển khai với những diễn biến ngày càng phức tạp. Chúng tôi đã trao đổi với họa sĩ Vũ Huy, một trong những thành phần tham gia dự án, và thấy họa sĩ Vũ Huy đưa ra nhiều nhận xét, chi tiết mà chỉ có người trực tiếp tham gia mới biết được. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng những ý kiến này cùng bạn đọc.

 

Dự án chậm vì sự trì trệ có chủ ý?

 

Anh có thể cho biết tình trạng hiện nay của dự án Thái tổ Lý Công Uẩn?

 

Họa sĩ Vũ Huy
Họa sĩ Vũ Huy
- Tôi là một trong những người nằm trong thành phần sản xuất phim. Với tư cách là Xưởng trưởng Xưởng thiết kế mỹ thuật nên tôi cũng được tham gia vào các khâu chuẩn bị và thiết kế dự án phim Thái tổ Lý Công Uẩn, cũng như các cuộc họp với Ban giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam và Ban chuẩn bị dự án. Là người trong cuộc nhưng chính tôi cũng thấy ngạc nhiên trước tiến độ bộ phim bị trì trệ như thế này. Tôi cũng đã đặt câu hỏi vì sao? và tự rút ra được câu trả lời: vì nguyên nhân chủ quan của những người thực hiện nó.

 

Lúc đầu tôi nghĩ dự án chậm vì chúng ta thiếu trình độ nghiệp vụ,  thiếu nhiệt huyết và nhiều lý do khác. Nhưng đến giờ phút này, cá nhân tôi cũng như các anh chị em nghệ sĩ của Hãng nhận ra một điều rằng sự chậm trễ này là có chủ ý, cụ thể là chủ ý của Giám đốc Lê Đức Tiến.

 

Ngay từ lúc đầu anh Tiến, với cương vị của người điều hành, đã có tham vọng mình là đạo diễn bộ phim này, đồng thời cũng lại vừa là Giám đốc sản xuất dự án. Trong khi trên thực tế, sự xuất hiện của anh Tiến sau đạo diễn Lưu Trọng Ninh và Đỗ Minh Tuấn cả năm trời. Nói cách khác, Giám đốc Lê Đức Tiến đã dùng quyền lực quản lý của mình để chen ngang vào dự án lẽ ra được trao cho hai đạo diễn Tuấn – Ninh.

 

Chính vì sự chen ngang này nên anh Tiến đã cố tình trùng trình làm tiến độ dự án bị chậm lại để tạo tình huống và điều kiện để anh đạt được mục đích. Cách đây 3 hôm (6/6), anh Lê Đức Tiến đã chính thức tổ chức cuộc họp gồm có Đảng uỷ, Ban giám đốc Hãng và nói rằng sẽ là Tổng đạo diễn của phim này, đồng thời tuyên bố đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã rút khỏi dự án. Tuy nhiên khi tôi gọi điện thoại riêng cho Lưu Trọng Ninh, anh Ninh khẳng định không có chuyện anh rút lui. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cũng rất bức xúc trước việc này.

 

Với tư cách là người đã từng tham gia nhiều cuộc họp do Giám đốc Lê Đức Tiến chủ trì, tôi đã nhiều lần nghe anh Tiến tuyên bố: Tôi không bao giờ làm đạo diễn phim, tôi chỉ làm Giám đốc sản xuất. Quan điểm lúc đầu như vậy tôi ủng hộ, mặc dù cá nhân tôi cũng có suy nghĩ để điều hành một dự án lớn như thế này, anh Lê Đức Tiến chưa đủ kinh nghiệm.

 

Nay anh Tiến lại có ý định nhảy vào làm đạo diễn tôi càng không thể chấp nhận. Trước đây tôi đã có dịp cộng tác cùng anh Tiến trong phim Đất nước đứng lên nên tôi biết. Cũng đã lâu quá rồi anh Tiến rời bỏ vai trò đạo diễn để tập trung cho công tác quản lý, rất khó cho công tác chuyên môn, đặc biệt với một dự án phim sử thi hoành tráng như thế này.

 

Với những gì anh Tiến đang làm, tôi có vài suy nghĩ sau: 

  • Khi Hà Nội và Nhà nước đã giao một trọng trách cho Hãng phim truyện Việt Nam, Giám đốc phải là người điều hành sản xuất, tổ chức và tập hợp anh em nghệ sĩ và phát huy sức mạnh tập thể. Giám đốc phải là người rất khách quan, cả trong chuyện tài chính và nghề nghiệp. Anh Tiến đã không làm được điều đó. Thay vào đó, anh đã làm cho mọi việc rối bời lên khiến những người trong cuộc cũng như công luận bất bình. Tôi thấy việc cần làm hiện nay là chúng ta cần quy trách nhiệm cá nhân, không thể nói chung chung là Ban giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, mà đây phải cụ thể là Giám đốc Lê Đức Tiến đã làm bộ phim bị chậm tiến độ khiến dự án bị trì trệ đến như vậy.
  • Thứ hai, anh Tiến đã vi phạm một điều không kém phần quan trọng: đạo đức nghề nghiệp. Trong giới nghề nghiệp với nhau, khi các đồng nghiệp đang làm việc phải than phiền anh Tiến ăn cắp chất xám, không tôn trọng nghệ sĩ. Tôi thấy đạo đức nghề nghiệp của anh Tiến thực sự có vấn đề. Không một người tự trọng nào lại nhảy xổ vào dự án của đồng nghiệp với cương vị Giám đốc
  •  
  • Thứ ba, anh Tiến không tôn trọng các nghệ sĩ còn lại trong Hãng, trong đó có cá nhân tôi, trong việc luôn tự ý thay đổi quyết định của mình. Hôm trước anh quyết định anh là Giám đốc sản xuất, bây giờ lại tuyên bố anh là đạo diễn. Nếu điều này là sự thật, tôi, với tư cách họa sĩ của bộ phim, tôi sẽ rút lui và tẩy chay dự án này. Anh Tiến không đủ tầm làm phim này. Mặt khác tôi cũng không thể làm việc với một người đã vi phạm luật chơi.

Tại sao anh Tiến có thể thoải mái làm những việc trên? Tôi thấy chúng ta cần bàn đến vai trò của những cấp trên nữa. Ngay việc anh Tiến về làm Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, tôi thấy còn thiếu trách nhiệm và sự quan tâm thật sự từ Vụ kế hoạch tổ chức, Bộ VH-TT-DL đến vai trò, chất lượng và trách nhiệm của cán bộ, cụ thể ở đây là Giám đốc Lê Đức Tiến.

 

Nay dự án phim Lý Thái Tổ đang rối bời khi thời gian không còn nhiều, anh Tiến lại đang có ý định chuyển chức danh Giám đốc sản xuất cho một PGĐ để mình ngồi vào ghế đạo diễn, đồng nghĩa mọi việc gần như phải làm lại từ đầu.

 

Chủ dự án phim quá vô trách nhiệm

 

TIN LIÊN QUAN
  • Loạt bài Chat với Cụ Lý Công Uẩn của ĐD Đỗ Minh Tuấn
  • Phim Lý Công Uẩn có không chỉ 2 ông đạo diễn?
  • Lưu Trọng Ninh là Tổng đạo diễn phim Lý Công Uẩn?
  • Anh đang nói đến vai trò của các cấp trên của anh Tiến trong việc để anh này thoải mái tự tung tự tác như vậy. Anh nghĩ lỗi này thuộc về ai? Hà Nội hay Bộ VH-TT-DL?

     

    - Tôi nghĩ lỗi này thuộc Bộ. Ngay việc anh Tiến được chuyển về làm Giám đốc Hãng PTVN sau khi đã gây ra quá nhiều bê bối tại Hãng phim Giải phóng khiến nhiều nghệ sĩ tên tuổi như đạo diễn Lê Hoàng, Việt Linh, quay phim Phạm Hoàng Nam phải ra đi. Những người ở lại như đạo diễn Hồ Ngọc Xum, Đào Bá Sơn và nhiều anh em khác đều dành cho Giám đốc Tiến những nhận xét không thiện cảm.

     

    Một Giám đốc có lịch sử như vậy, sau đó lại liên tiếp gây ra những việc rắc rối khác: không ngồi ở vị trí của mình để suốt ngày bay đi bay về, nay lại thêm những rắc rối với dự án Lý Thái Tổ. 

     

    Cá nhân tôi cho rằng: anh Tiến có thể làm những bộ phim hài nhẹ nhàng vui vui, nhưng nếu anh Tiến vẫn tham gia dự án này, có lẽ chúng tôi cần xem lại trách nhiệm của Bộ. Như tôi thấy, hai đạo diễn Đỗ Minh Tuấn và Lưu Trọng Ninh đã làm việc hết mình, anh em nghệ sĩ và Hà Nội đều tỏ ra rất muốn làm bộ phim này. Nhưng tất các mong muốn đó bị trì hoãn bởi mục đích làm đạo diễn của anh Tiến.

     

    Chỉ một cá nhân ông Tiến đã làm dự án rối tung lên như vậy, hoàn toàn không có vai trò của các thành phần khác: nhà đầu tư, các cố vấn, nghệ sĩ và nhiều ban bệ khác?

     

    - Thực ra từ nãy giờ tôi nói hơi vòng vèo, giờ tôi xin nói thẳng: Hà Nội đã quá “dân chủ” trong việc điều hành dự án. Tôi nghĩ rằng nếu Nhà nước đã giao trọng trách này cho Hà Nội, sau đó Hà Nội giao cho Hãng PTVN, Hà Nội cũng cần phải lựa chọn và quyết định đạo diễn, không nên để sự “dân chủ” này làm rối tinh mọi việc.

     

    Tôi rất tâm đắc với một câu phát biểu của bà Nguyễn Thị Hồng Ngát: Trong tất cả chúng ta không ai có được tinh thần dời đô quyết liệt của Vua Lý Thái Tổ. Theo tôi thái độ của Hà Nội ở đây còn trên cả sự vô trách nhiệm, ngay cả khi các thành phần tham gia và công luận đã lên tiếng phản ứng.

     

    Đã có nhiều ý kiến nên giải tán dự án này, anh nghĩ sao?

     

    - Tôi nghĩ bộ phim này là một cơ hội quý giá. Nói giải tán rất dễ, làm được mới khó, không có những quyết định mạnh mẽ: nhân loại đã không có những Vạn Lý Trường Thành, Kim tự tháp… Theo tôi vẫn nên làm bộ phim này, chỉ có điều là làm thế nào mà thôi.

     

    Mong GĐ Lê Đức Tiến nghĩ lại...

     

    Anh đã nói nhiều đến những việc làm gây bức xúc của Giám đốc Lê Đức Tiến, nhưng cá nhân anh với tư cách một nghệ sĩ tham gia, cũng như những nghệ sĩ khác của Hãng không lên tiếng phản ứng, góp ý với Giám đốc thì cũng thể hiện một sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm?

     

    - Khi tôi quyết định phát biểu những lời này nghĩa là tôi đang tác động đến Giám đốc. Anh Tiến là bạn tôi, nhưng tôi vẫn nói rõ: anh Tiến đã không làm tròn chức năng mà Đảng và Nhà nước giao phó. Cá nhân anh không đủ năng lực. Trong các cuộc họp tôi cũng đã từng phát biểu như vậy và nói rằng anh Tiến nên dừng lại ở vị trí Giám đốc sản xuất.

     

    Còn phản ứng của các cán bộ - nghệ sĩ khác trong Hãng ra sao, có ai nói thẳng với ông Tiến những lời như anh vừa nói không, đặc biệt trong cuộc họp gần đây khi ông Tiến tuyên bố muốn làm Tổng đạo diễn?

    - Hiện cuộc họp đó mới dừng lại ở các thành viên BGĐ và Thường vụ Đảng ủy như anh Tiến mong muốn những thành viên này sẽ ủng hộ anh làm Tổng đạo diễn. Nhưng khi tôi hỏi PGĐ Vũ Xuân Hưng, anh Hưng nói việc này anh Tiến phải hỏi ý kiến của các nghệ sĩ trong Hãng. Đặc biệt anh Tiến phải có một cuộc nói chuyện sòng phẳng với hai đạo diễn Lưu Trọng Ninh và Đỗ Minh Tuấn.

     

    Hiện chưa có thông báo chính thức nào trong cơ quan, nhưng như thông tin tôi được nắm chính xác, cách đây 3 hôm có duy nhất kịch bản phân cảnh của anh Lê Đức Tiến được gửi lên Hà Nội duyệt.

     

    Ông Tiến cũng tham gia viết kịch bản phân cảnh, dù vai trò của ông là Giám đốc sản xuất?

     

    - Đúng, anh Tiến đã ngấm ngầm viết kịch bản phân cảnh, bên cạnh việc yêu cầu đạo diễn Ninh – Tuấn cũng viết.

     

    Ông Tiến gửi kịch bản phân cảnh lên Hà Nội với tư cách gì khi chưa chính thức được công nhận là đạo diễn bộ phim?

     

    - Theo những thông tin tôi nắm được thì anh Tiến gửi với tư cách mập mờ, coi như kịch bản phân cảnh của Hãng PTVN, cùng với Tổng dự toán bộ phim (hiện đã được “rút gọn” còn hơn 100 tỷ đồng). Trong giới nghệ thuật tôi chưa gặp trường hợp thế này bao giờ.

     

    Tại sao những người có trách nhiệm ở Hãng không ai lên tiếng?

     

    - Họ chưa lên tiếng được vì đây mới là các quyết định mang tính nội bộ của Hãng.

     

    Trong 4 Phó Giám đốc cũng có những người có uy tín, tên tuổi như đạo diễn Vương Đức, Vũ Xuân Hưng. Nếu họ không phản đối cũng coi như một sự đồng tình?

     

    - Tôi nghĩ nếu anh Vương Đức ủng hộ anh Tiến làm Tổng đạo diễn phim này thì có hai cách hiểu: hoặc vô trách nhiệm, thờ ơ; còn nếu anh Đức ủng hộ thực sự thì dù tôi là bạn nhiều năm của anh Đức, tôi cũng phải xem lại con người anh ấy. Cũng như vai trò quá mờ nhạt của 4 vị Phó Giám đốc Hãng, đấy là lỗi cơ chế rất lớn của chúng ta!

     

    Cuối cùng, tôi chỉ tha thiết muốn gửi tới anh Tiến một thông điệp: Nếu anh đọc những gì tôi phát biểu hôm nay, anh hãy tự xem xét lại bản thân mình, tôn trọng người khác, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng anh em. Khi mình được đặt vào vị trí lãnh đạo phải hết sức khách quan. Hết sức chân thành, tôi mong anh nghĩ lại! 

    • Hoàng Hường (Thực hiện)

    Ý kiến của bạn:

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,