221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1103106
Trần Thị Thuỳ Dung giành vương miện HHVN 2008
1
Article
null
Trần Thị Thuỳ Dung giành vương miện HHVN 2008
,

- Trần Thị Thuỳ Dung (Đà Nẵng) đã giành vương miện Hoa hậu Việt Nam 2008; Á hậu 1 là Phan Hoàng Minh Thư (Lâm Đồng), Á hậu 2 thuộc về người đẹp Nguyễn Thuỵ Vân (Hà Nội)...  

 

Hoa hâụ Trần Thị Thùy Dung; Á hậu 1 Phan Hoàng Minh Thư và Á hậu 2 Nguyễn Thụy Vân. Ảnh: Phúc Chu.

Lần đầu tiên sau 10 lần tổ chức, vương miện HHVN thuộc về một người đẹp đến từ miền Trung. Với lợi thế về chiều cao (1m78 - là thí sinh cao nhất cuộc thi), vẻ đẹp thuần khiết, mộc mạc, câu trả lời ứng xử chân thật, không "vẽ vời", lại được thi đấu "gần nhà", Thùy Dung đã lên ngôi trong sự bất ngờ của những khán giả vốn "đinh ninh" rằng Người ứng xử hay nhất sẽ là Hoa hậu (như hàng loạt những cuộc thi HHVN trước đó). Ưu điểm của việc tôn vinh Thùy Dung là tôn vinh sự giản dị, chân thật, dường như đang khá vắng bóng trong các cuộc thi Hoa hậu gần đây. Nhưng đi liền theo đó lại là sự băn khoăn, bởi sự "non nớt" mộc mạc, giao tiếp có phần nhút nhát, của Thùy Dung sẽ không là ưu thế trong những sân chơi quốc tế mà Dung sẽ phải tham gia trong thời gian tới.

Hoa hậu: Trần Thị Thuỳ Dung (SBD 087)

Á hậu 1: Phan Hoàng Minh Thư (SBD 964)

Á hậu 2: Nguyễn Thụy Vân (SBD 789)

Các giải phụ:

Hoa hậu ảnh thuộc về Thạch Thị Hồng Nhung (SBD 510)

Hoa hậu biển thuộc về Lâm Thu Hằng (SBD 018)

Hoa hậu thân thiện thuộc về Đậu Thị Hồng Phúc (SBD 302)

Người mặc áo dài đẹp nhất thuộc về Lê Thị Mây (SBD 158)

Người đẹp được bình chọn nhiều nhất thuộc về Vũ Thị Hoàng Điệp (SBD 737)

Người đẹp ứng xử hay nhất thuộc về Nguyễn Thụy Vân  (SBD 789) 

Với phần thi ứng xử, mặc dù BTC thông báo có hẳn một cuộc thi tuyển câu hỏi để chọn ra những câu hỏi hay nhất đưa vào phiếu bốc thăm nhưng 5 câu hỏi thể hiện tại cuộc thi không tạo đất cho trí thông minh đâm chồi nảy lộc. Có câu hỏi quá chung chung như "thái độ của bạn đối với sự nghèo đói..." có câu hỏi lại quá trực diện, sát ván như "đã bao giờ bạn tỏ ra là người thiếu thân thiện..." Một điểm đáng chú ý nữa là với phần thi ứng xử, các thí sinh không bị giới hạn thời gian trả lời, nghĩa là thiếu một điều kiện thể hiện sự công bằng giữa các thí sinh.

Câu trả lời của Thụy Vân được trao giải ứng xử hay nhất, theo đúng "mô tuýp" quen thuộc của những cuộc thi trước: câu trả lời dài nhất, có những khoảng dừng theo đúng phong cách chuyên nghiệp. Thụy Vân còn cố gắng mở rộng câu trả lời (hỏi về Hội An nhưng trả lời thêm cả Mỹ Sơn), đưa cả thơ vào phần ứng xử... Nhưng cảm giác rõ nhất của người nghe là Thụy Vân trả lời khôn khéo chứ không sắc sảo. Chẳng thể trách Thụy Vân, bởi câu trả lời như thế mới dễ... đoạt giải.

Ngay sau danh sách top 10, BTC chọn luôn Top 5 thí sinh đẹp nhất tham gia phần thi ứng xử: Phan Hoàng Minh Thư; Đậu Thị Hồng Phúc; Nguyễn Thụy Vân; Lâm Thu Hằng; Trần Thị Thùy Dung. Vậy là sẽ có 5 người đẹp chưa kịp vui đã phải buồn vì dừng cuộc chơi.

22h22, công bố danh sách 10 thí sinh đẹp nhất đêm chung kết: Phan Thị Diễm Châu (SBD 051); Phan Hoàng Minh Thư (SBD 9640); Trịnh Thị Minh Huệ (SBD 089); Nguyễn Linh Chi (SBD 437); Đậu Thị hồng Phúc (SBD 302); Nguyễn Thụy Vân (SBD 789); Võ Thị Lệ Thu (SBD 632); Nguyễn Hồng Nhung (SBD 063); 018 Lâm Thu Hằng; Trần Thị Thùy Dung (SBD 087).

21h55, phần thi Trang phục dạ hội cũng diễn ra y như phần thi áo dài và áo tắm: Lần lượt cả 30 thí sinh phô diễn với lời giới thiệu thí sinh không có gì khác biệt: tên thí sinh, bao nhiêu tuổi, đến từ đâu, hiện đang làm gì... Cách làm này gây hiệu quả ngược: không tạo được độ nóng, hấp dẫn mà còn tạo cảm giác nhàm chán, đơn điệu. Khán giả xem qua truyền hình khó mà phân biệt nổi cả 30 thí sinh một lúc. Nên chăng sau 2 phần thi đầu, 10 người đẹp nhất cuộc thi được công bố luôn, để chỉ 10 thí sinh đó trình diễn trang phục dạ hội, như cách nhiều cuộc thi đã làm.

Kết thúc phần thi áo dài chuyển sang phần thi hấp dẫn nhất: thi trang phục áo tắm. Tông màu cánh sen, áo tắm liền mảnh và một tấm khăn mỏng làm đạo cụ các thí sinh tự tin khoe dáng "rõ ràng trong ngọc trắng ngà" trong tiếng vỗ tay cổ vũ nồng nhiệt của công chúng.

Rút kinh nghiệm đêm tổng duyệt, Tổng đạo diễn, NSND Trần Bình đã giảm số tiết mục múa xuống còn một nửa! Các cựu hoa hậu Bùi Bích Phương, Nguyễn Diệu Hoa, Ngọc Khánh, Hà Kiều Anh và Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 Ngô Phương Lan cũng đã lên sân khấu trổ tài hát mừng những người đẹp dự thi đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam 2008. Vậy là chỉ có 5 trong số 10 Cựu Hoa hậu có mặt đêm nay. Hoa hậu Mai Phương Thúy không trở lại, cũng không có phần thưởng dành cho "Hoa hậu hoạt động từ thiện hiệu quả nhất" như BTC đã... hứa.

20h57 phần thi trang phục áo dài bắt đầu với thí sinh Nguyễn Thị Chúc Anh đến từ Cần Thơ. Ánh sáng dịu nhẹ, sân khấu thoáng với những chiếc đèn lồng cách điệu và nền nhạc dân ca Bắc bộ trữ tình như nâng bước chân các thiếu nữ uyển chuyển phô dáng áo dài đài các.

Đang thi áo dài mà nhạc nền cứ thủ thỉ giai điệu "cởi áo cho nhau" đến là đắm đuối... May mà sau đó, nhạc nền đã đổi điệu sang "Gót hồng"; "Một thoáng quê hương"... Tiếc rằng, bao nhiêu cuộc thi mà phần nhạc nền cho trang phục áo dài vẫn chỉ... luẩn quẩn có vài bài đó.

Màn chào hỏi của 30 thí sinh cũng đặc biệt ngắn gọn và cứ như theo mẫu định sẵn: xin chào, tôi là...tuổi là... đến từ...

Như mọi sự kiện văn hóa từ trước tới nay, mở đầu đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam 2008 là một màn múa thể hiện bản sắc văn hóa Việt. Sau màn múa, 2 MC Anh Tuấn và cựu hoa hậu Ngọc Khánh đọc danh sách giới thiệu các vị chức sắc tới dự...

 

                                            Phần thi ứng xử

Thái độ của bạn trước sự nghèo đói?

Phan Hoàng Minh Thư: - Nghèo đói hiện nay đang là một gánh nặng, không chỉ ở riêng Việt Nam mà ở cả các nước phát triển như Mỹ, Anh... Vấn đề đặt ra là tại sao chúng ta lại nghèo và làm cách nào thoát khỏi sự nghèo đói? Theo tôi, để thoát khỏi sự nghèo đói, chúng ta phải lao động hết sức mình với sự giúp đỡ của cộng đồng.

Năm nay cuộc thi HHVN có chủ đề "An sinh xã hội vì người nghèo". Tôi mong muốn mình trở thành Hoa hậu trong đêm nay để trở thành đại sứ của chương trình này.

Bạn có nghĩ rằng với tuổi trẻ tình yêu đôi lứa là một khái niệm quá hẹp? 
Đậu Thị Hồng Phúc: - Tình yêu đôi lứa là một tình cảm thiêng liêng nếu đó là tình yêu chân chính. Tình yêu chân chính giúp con người sống bao dung hơn, sống đẹp hơn, có nhiều nghị lực trong cuộc sống và biết vươn lên đạt được những khát vọng trong cuộc đời.

Bên cạnh tình yêu đôi lứa còn có những tình yêu rất lớn lao như tình yêu dành cho cha mẹ, gia đình, cho quê hương đất nước. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, một tình yêu đôi lứa khi nó ích kỷ, ta chỉ biết nghĩ tới ta mà không biết nghĩ tới người khác thì đó là một khái niệm quá hẹp.

Cảm tưởng của bạn khi đến với Hội An, di sản văn hóa thế giới, nơi đang diễn ra vòng chung kết HHVN 2008? 
Nguyễn Thụy Vân: - Đây là lần đầu tiên tôi tới Hội An, và cảm nhận đầu tiên của tôi với Hội An là Hội An quá đẹp, một vẻ đẹp không chỉ hiện ra ở không gian với Chùa Cầu, phố cổ mà còn có vẻ đẹp của con người, những con người với những nụ cười rất thân thiện.

Người ta thường nói "trăm nghe không bằng một thấy", đến đây tôi mới thấy tại sao Hội An lại trở thành di sản văn hóa thế giới. Và thật tuyệt vời làm sao, đến với Quảng Nam, chúng ta còn có một niềm tự hào nữa là Thánh địa Mỹ Sơn, nơi mà chúng tôi, trong hành trình đã được đến thăm và rất phù hợp với tiêu chí của chương trình, đó là "thân thiện với môi trường". Sau khi đã đến thăm 2 di sản văn hóa này, tôi càng cảm thấy yêu mến hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam và tự nguyện sẽ cố gắng trau dồi để có thể đóng góp một việc làm có ích gì đó bảo vệ cho những di sản văn hóa thế giới.

Tôi chợt nhớ một câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn". Và tôi tin rằng, sau khi trở về với Hà Nội, tôi sẽ nhớ Hội An như một kỷ niệm không bao giờ có thể quên được.

Trong cuộc sống, đã bao giờ bạn tỏ ra là người thiếu thân thiện?

Lâm Thu Hằng: - Sự thân thiện của mỗi người được đánh giá bởi những người xung quanh. Trong cuộc sống, tôi luôn cố gắng sống vui tươi, hòa đồng với tất cả mọi người. Nhưng đôi khi do sự áp lực trong cuộc sống và học tập, tôi tự biết bản thân mình đã thiếu đi sự thân thiện. Mặc dù chưa nhận được lời phê bình nào về điều đó, nhưng tôi cũng sẽ cố gắng trau dồi bản thân để được mọi người yêu mến hơn.

Nếu đêm nay không trở thành hoa hậu, bạn nghĩ gì?

Trần Thị Thùy Dung: - Khi đến với cuộc thi này, tất cả các thí sinh đều mong muốn đạt được ngôi vị cao nhất, trở thành Hoa hậu của cuộc thi. Nếu đêm nay tôi không được trở thành hoa hậu thì đương nhiên tôi cũng sẽ có một chút buồn. Nhưng điều đó không phải điều quan trọng nhất.

Bởi lẽ đến với cuộc thi này, tôi cùng các thí sinh khác đã tham gia vào các hoạt động xã hội có ý nghĩa. Tôi được tham gia vào một sân chơi và học hỏi được rất nhiều điều. Tôi đã hoàn thiện bản thân hơn, trở nên tốt hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Đó là niềm hạnh phúc nhất.
Quan trọng nhất, tất cả các thí sinh đã có những ngày tháng rất vui, những lời tâm sự rất chân thực, đó là những kỷ niệm tuyệt vời đối với tôi.

Nếu như tôi không đoạt ngôi vị hoa hậu, chắc chắn sẽ có một bạn thí sinh khác đoạt được ngôi vị này. Và tôi tin rằng, đó là người xứng đáng. Tôi mừng vì cuộc thi này đã tìm ra được một người xứng đáng nhất.  
 

  • Ban Văn hoá VietNamNet
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;