221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1129553
Những phát hiện mới nhất về Hoàng thành Thăng Long
1
Article
null
Những phát hiện mới nhất về Hoàng thành Thăng Long
,

Phát hiện được loại gốm cao cấp nhất từ thế kỷ 15 của Việt Nam được sản xuất tại Thăng Long với một kỹ thuật rất cao, mỹ thuật hoàn hảo. Đây cũng chính là gốm sứ cao cấp xuất khẩu đi các nước Đông Nam Á và một số nước khu vực châu Á...

LBT- Cuộc hội thảo quốc tế mang tên "Nhận diện giá trị khu di tích Hoàng Thành Thăng Long sau 5 năm nghiên cứu so sánh (2004 - 2008)" sẽ diễn ra tại Hà Nội từ 24 đến 25/11. Sau 5 năm phát hiện, tầm vóc, quy mô và giá trị của di tích Hoàng thành Thăng Long càng ngày càng được khẳng định rõ bởi những khám phá có giá trị khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. VietNamNet đã phỏng vấn PGS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cố học Việt Nam, Chủ nhiệm dự án Hoàng thành Thăng Long về vấn đề này.

PGS Tống Trung Tín

Những phát hiện bất ngờ...

Viện Khoa học xã hội Việt Nam chọn thời điểm này để tổ chức Hội thảo quốc tế "Nhận diện giá trị khu di tích HTTL sau 5 năm nghiên cứu so sánh (2004 - 2008)", ngoài mốc thời gian 5 năm, còn những mục tiêu gì?

- Hội thảo lần này có ba mục tiêu rất quan trọng:

Sau 5 năm thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng giao (tại công văn số 1288 VPCP - VX 19/3/2004 và công văn số 84/TB - VPCP 19/4/2004) triển khai các công việc khai quật, chỉnh lý, tổ chức nghiên cứu đánh giá giá trị khoa học của khu di tích, đồng thời đề xuất các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của khu di tích. Cần sự đánh giá khoa học xem giá trị di tích đến đâu, ta đã làm được gì, chuẩn bị bước sang giai đoạn 2 như thế nào.

Chỉ còn chưa đầy 700 ngày nữa sẽ đến đại lễ 1000 năm, ta sẽ công bố những gì với trong nước và quốc tế, có giải pháp cấp bách phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của công chúng,

Hồ sơ di sản đã được đệ trình UNESCO để công nhận Khu di tích trung tâm HTTL là di sản văn hóa thế giới, bên cạnh giá trị tự thân của di tích, hội thảo sẽ đưa đến nhận thức sâu sắc hơn về giá trị khoa học, tuyên truyền quảng bá với cả trong nước và quốc tế, từ đó có những bước đi đúng để vận động cho Khu di tích chính thức trở thành di sản nhân loại.  

Chân cột và các di vật HTTL
 
Sau 5 năm tập trung nghiên cứu, giới khoa học đã đạt được những kết quả gì để có thể tự tin khẳng định giá trị của Khu di tích HTTL?

- Quá trình nghiên cứu còn lâu dài, nhưng đến nay đã chứng minh rõ hơn và đầy đủ hơn về những nhận định khái quát đã đưa ra trước đây. Đã có sự xác định rõ ràng về niên đại của các di tích, di tích nào của thời Đại La (TK 7-9), thời của các vương triều Lý - Trần - Lê - Nguyễn kéo dài suốt lịch sử 1300 năm. Cũng đã tiến tới phân loại, làm tiêu chí để xác định niên đại cho hệ thống di vật ở đây, đã rõ các loại di vật như gạch ngói, gốm sứ... qua các thời kỳ khác nhau có đặc điểm gì?

Mục tiêu của chúng tôi là sẽ nhận thức đến tận cùng giá trị di tích, di vật; với di tích là quy mô, đặc điểm, loại hình, tiến tới nhận thức tổng thể; di vật cũng sẽ đi rất sâu để nghiên cứu từng thể loại, nguồn gốc, đưa vào hệ thống bảng biểu thống kê, lập hồ sơ khoa học. Ví dụ, với các loại hình di vật đồ gốm sứ sẽ phân loại rõ ràng đâu là gốm sản xuất tại Thăng Long, đâu là gốm sản xuất ở các vùng khác trong nước như Hải Dương, đâu là gốm sứ Trung Quốc, thậm chí phân biệt rạch ròi các loại gốm Trung Quốc đó đến từ vùng nào (Quảng Đông, Quảng Tây, có loại ở Triết Giang, Phúc Kiến)...

Những công đoạn như chụp ảnh, rập hoa văn, lập biểu mẫu thống kê và phiếu đăng ký các loại hình di vật... để xây dựng hồ sơ khoa học, phục vụ cho việc nghiên cứu, lưu trữ hồ sơ mẫu vật và phát huy giá trị lâu dài.

Ngoài ra có nghiên cứu rất sâu quá trình hình thành địa chất môi trường, cụ thể như các loại đất được sử dụng trong việc đắp nền để xây dựng các công trình kiến trúc ở đây. Ví dụ nữa là việc phân tích hóa học các chất liệu để lại trên di vật gốm sứ, gạch ngói nhằm tìm hiểu thành phần chất liệu để từ đó phân định đặc trưng, xác định nguồn gốc và niên đại.

Song song với việc nghiên cứu, chúng tôi rất lưu tâm việc bảo quản di tích, di vật ngoài trời, có khu vực khó bảo tồn đã được lấp cát lại, những di vật lấy lên thì bảo quản trong kho tạm và xử lý bảo quản theo quy trình khoa học phối hợp giữa các chuyên gia Viện Khảo cổ học với Bảo tàng lịch sử VN, có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế...

Kỹ thuật 3D cũng bước đầu được sử dụng, tiến tới tái hiện những công trình kiến trúc gốc, dựa trên kết quả nghiên cứu so sánh.

So với những nhận định ban đầu, kết quả nghiên cứu nào khiến Viện Khảo cổ học bất ngờ nhất?

Dấu vết nền cung điện thời Lý - Hố A20
- Có quá nhiều kết quả giá trị, tôi chỉ đưa ra vài ví dụ. Về mặt bằng kiến trúc, ở khu C có những mặt bằng bê tông nhà hiện đại rất kiên cố, ban đầu mọi người tưởng dưới đó di tích đã bị phá hủy hết, nhưng khi kiên trì khai quật đến tận tầng Sinh thổ - tầng cái theo quy định khảo cổ học - đã tìm ra những kiến trúc Bát giác thời Lý rất độc đáo, chưa từng phát lộ và công bố trước đây. Với vị trí, quy mô lớn, kiên cố của mặt bằng bát giác đó, mặc dù bị phá hủy nhiều, các chuyên gia Việt - Nhật phán đoán nhiều khả năng đây là loại công trình kiến trúc kiểu điện Thiên Khánh (nơi Vua nghe chính sự) ghi trong chính sử.

Một phát hiện nữa nhờ sự tham gia của chuyên gia Nhật Bản nhiều kinh nghiệm nghiên cứu kinh thành, họ tìm ra được thước sử dụng trong xây dựng thời Lý, tính toán tất cả những dấu tích kiến trúc để lại trên tổng thể khu vực đã khai quật, thấy rõ rằng việc xây dựng so với thước đó đạt tính thống nhất cao. Dẫn tới kết luận quan trọng, mặt bằng kinh đô thời Lý có quy hoạch rất rõ ràng, quy củ trước khi tiến hành xây dựng.

Một ví dụ về di vật, TS Bùi Minh Trí nhận ra được loại gốm cao cấp nhất của TK15 của Việt Nam được sản xuất chính tại Thăng Long với một kỹ thuật rất cao, mỹ thuật hoàn hảo. Đây cũng chính là gốm sứ cao cấp xuất khẩu đi các nước Đông Nam Á và một số nước khu vực châu Á... ví dụ như mảnh gốm hoa lam trang trí trên kiến trúc đền thờ Hồi giáo Indonesia TK 15.

Ước vọng của những nhà nghiên cứu

Nhiều người phàn nàn việc nghiên cứu làm quá chậm và có phần "lặng lẽ", rằng đến thời điểm này lẽ ra phải có những giải pháp cụ thể để làm bảo tàng tại chỗ. PGS sẽ phản biện thế nào?

Đợt mưa lụt lớn vừa qua ở Hà Nội, khu di tích HTTL có bị "đe dọa" gì không?

Chúng tôi khẳng định di tích an toàn tuyệt đối. Trên 60 máy bơm và toàn bộ lực lượng hộ vệ di tích làm việc suốt ngày đêm, giữ di tích ở mức khô bình thường, dứt mưa là tiếp tục nghiên cứu ngay.

- Viện Khảo cổ học xây dựng lộ trình nghiên cứu 10 năm với khu di tích HTTL, với các nhà khoa học thì 10 năm là không đủ, các chuyên gia quốc tế còn bảo thời gian đó là quá ngắn. Viện phải vừa nỗ lực làm vừa rút kinh nghiệm và điều chỉnh.

Nghiên cứu bảo tồn di tích tại chỗ hoàn toàn mới mẻ ở VN. Chỉ một số di tích có khai quật và giữ để phát huy giá trị, nhưng chỉ là mái che tạm để bảo vệ di tích. Ta chưa có quy trình khoa học cho việc xây dựng, bảo vệ - bảo quản, duy tu - bảo dưỡng hàng ngày, phát huy... như thế nào?

Đã vậy, diện tích khai quật hiện nay lại khá rộng, tới 19.000 m2. Trên phần diện tích đó, di tích lại quá phong phú, chồng chéo, đan xen, cắt xén lẫn nhau. Theo kinh nghiệm của quốc tế, muốn đề xuất phương án tối ưu thì phải đầu tư nghiên cứu phải rất kỹ, cơ bản, tư liệu hóa toàn bộ di tích đó, trên cơ sở đó mới tính toán xác định khu vực nào có thể phát huy ngay, khu vực nào có thể tạm thời bảo vệ theo biện pháp truyền thống để khi có điều kiện sẽ tiếp tục trở lại nghiên cứu phát huy, đồng thời đề xuất các giải pháp đi kèm. Một số nước phải nghiên cứu vài chục năm rồi mới làm bảo tàng tại chỗ, những nước làm nhanh cũng đều cần thời gian dài tương đối, nhất là với loại di tích kinh thành được đánh giá là rất quý và rất hiếm như HTTL.

Kể cả sau khi nghiên cứu cơ bản, vẫn rất cần lộ trình khoa học, chia thành nhiều giai đoạn, thử nghiệm trên những quy mô vừa phải trước, chứ không thể làm ồ ạt trên cả diện tích lớn.

Với kết quả bước đầu giá trị như vậy, giai đoạn nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung những phần việc gì? Khu di tích HTTL sẽ có vai trò gì trong đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội?

- Giai đoạn tiếp theo sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu để hoàn chỉnh hồ sơ khoa học, làm cơ sở để đề xuất việc bảo vệ, bảo tồn, phát huy, đồng thời có những công bố, giới thiệu với trong nước và quốc tế.

Đến năm 2010, Viện Khoa học xã hội VN đã chỉ đạo Viện khảo cổ học phải có những công bố đầu tiên về kết quả nghiên cứu giai đoạn vừa qua, kịp thời làm tài liệu khoa học cho nghiên cứu quảng bá. Sẽ có hoạt động giới thiệu tham quan theo lộ trình bảo vệ tốt di tích di vật dưới lòng đất, đảm bảo nghiên cứu bình thường. Di vật của khu di tích cũng sẽ kết hợp với di vật đang khai quật trong khu vực Nhà quốc hội, di vật của khu Thành cổ HN để trưng bày, khách đến khi thăm di tích cũng được thăm một phần di vật tiêu biểu, hiểu được bước đầu diện mạo của HTTL.

Ước vọng lớn nhất của giới Khảo cổ học, nhất là những người trực tiếp sống và làm việc với di tích từ những ngày đầu, là đến năm 2010, Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội sẽ được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. 

  •  Khánh Linh (thực hiện)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;