- Với không chỉ người dân Hà Nội, không gian Hồ Gươm luôn được quan tâm đặc biệt. Nhưng ứng xử thế nào cho "phải" với hồ Gươm lại là điều không dễ. Phải chăng vì thế mà các phương án dự thi "Quy hoạch hồ Gươm và vùng phụ cận" vừa được tổ chức trưng bày lấy ý kiến khá khác nhau trong quan niệm ứng xử với không gian này.
Đã nhiều năm là Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, nhiều lần lên tiếng bảo vệ hồ Gươm, ông có thể cho biết quan niệm của mình về không gian này?
KTS Nguyễn Trực Luyện
- Với diện tích mặt hồ không nhỏ, lại nhiều cây xanh, với nhiều điểm đến mang tính tâm linh gắn với người Hà Nội (đền Ngọc Sơn, chùa Vũ Thạch, đền bà Kiệu, chùa Bà Đá, Nhà thờ Lớn), Hồ Gươm là vùng không gian tĩnh, lắng đọng trong lòng một đô thị lớn đang ngày càng ồn ào. Đến với Hồ Gươm là để tìm cảm xúc thảnh thơi, thư giãn, để suy ngẫm về những giá trị văn hóa tinh thần của chốn lịch sử này.
Chưa kể Hồ Gươm còn mang trong lòng câu chuyện truyền thuyết lịch sử thiêng liêng gắn với vua Lê Thái Tổ, hiện thân thành những công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc và cụ Rùa Hồ Gươm. Đó là giá trị đặc biệt mà ít đô thị ở ta cũng như trên thế giới có được
Để giữ được hồn cốt ấy của Hồ Gươm, phải quan niệm đây là một không gian văn hóa cần được bảo tồn và nâng cao giá trị. Vì thế, không thể chất thêm vào không gian xung quanh hồ những công trình kiến trúc quy mô lớn, đông người sử dụng. Lý tưởng nhất là tạo thêm ở đây những không gian xanh, không gian mở cho người dân thư giãn và giao tiếp.
Vậy ông nhận xét thế nào về những phương án "táo bạo", phá đi rất nhiều công trình kiến trúc xung quanh Hồ Gươm? Ông đánh giá thế nào về hai phương án được chọn để "đồng" trao giải nhì?
Hồ Gươm. Ảnh: Lê Anh Dũng
- Tôi quan niệm, với không gian quanh Hồ Gươm không thể can thiệp thô bạo bằng con dao bầu. Phá đi những công trình đang có để xây các tòa nhà cao to dành cho thương mại đương nhiên không thể chấp nhận. Nhưng kể cả để dành diện tích cho văn hóa mà phá bỏ những công trình có ý nghĩa đánh dấu kiến trúc của một giai đoạn, hay mang ý nghĩa lịch sử, cũng không phải cách ứng xử hợp lý. Nét cảnh quan kiến trúc mềm mại quen thuộc, gần gũi với người Hà Nội cũng là một giá trị của hồ Gươm cần được gìn giữ.
Vì thế, tôi có cảm tình với phương án của công ty "1+1>2". KTS Hoàng Thúc Hào và nhóm thực hiện đã hiểu hồ Gươm, và tinh tế trong ứng xử theo hướng bảo tồn gắn với phát triển, phát triển trong lòng bảo tồn nhằm nâng thêm hàm lượng văn hóa của không gian bao quanh hồ. Với những công trình như trụ sở UBND, nhà bưu điện thành phố, trụ sở báo Hà Nội mới... thì chỉnh trang kiến trúc, sửa lại mặt đứng cho hài hòa thống nhất với không gian. Bộ mặt phố thương mại quanh hồ Gươm (phố Hàng Khay, đoạn cuối phố Đinh Tiên Hoàng) cũng sẽ được sửa sang cho văn minh, sạch sẽ. Ý tưởng tạo mảng xanh với sân biểu diễn ngoài trời (ở góc của Sở VH - TT và khu điện lực hiện tại), cũng như mở thông lại khoảng cây xanh trong khuôn viên báo Nhân dân kéo đến tượng Lê Thái Tổ sẽ mở rộng một cách đáng kể không gian hồ, tạo được cảm giác thoáng đãng, lắng đọng.
Cùng được trao giải nhì, nhưng tôi không mấy đồng tình với phương án của Nikken Sekkei (Nhật Bản), vì lại chất thêm công trình vào khu vực vốn đã rất nhạy cảm này.
Để tạo dựng không gian văn hóa chung cho Hà Nội, một số cơ quan nhà nước sẽ phải hy sinh. Liệu họ có phản đối?
- Với sở VH - TT và khu Điện lực, tôi nghĩ sẽ không vấp phải khó khăn gì. Ý định xây dựng khu trung tâm thương mại của EVN (tập đoàn điện lực Việt Nam) đã gây xôn xao dư luận cuối năm ngoái, chứng tỏ ngành Điện đã xác định sẽ di dời khỏi vị trí này.
Khó nhất sẽ là phần trụ sở của báo Nhân dân phải bị dỡ bỏ. Trước đây, khu vực này vốn là mảng xanh với cây đa đẹp nhất Hà Nội. Quy hoạch hồ Gươm được lập đầu những năm 1990 cũng giữ khu vực đó là vườn cây, và mở thông ra hồ. Khi báo Nhân dân làm tòa nhà ba tầng dọc phố Lê Thái Tổ, tôi đã có ý kiến phản đối trong hội đồng kiến trúc - quy hoạch Hà Nội, nhưng rất tiếc công trình vẫn được xây. Tòa nhà này đã xóa sổ ý tưởng mở rộng không gian xanh của bờ hồ phía Tây.
Ông vừa nhắc đến quy hoạch chi tiết hồ Gươm và vùng phụ cận của những năm 1990. Chắc chắn quy hoạch này vẫn đang có hiệu lực. Nhưng giới KTS Việt Nam đã rất nhiều lần phải lên tiếng vì những công trình kiến trúc xây dựng quanh hồ Gươm. Vậy quy hoạch đó... để làm gì?
- Chúng ta làm quy hoạch chi tiết, và quy hoạch này đã được phê duyệt ở cấp cao, nhưng lại không được tôn trọng và không thực hiện theo quy hoạch đó. Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch hồ Gươm đầu những năm 1990, rồi cũng chính Bộ đồng tình việc xây trung tâm thương mại EVN không theo quy hoạch.
Tôi vừa được nghe thông tin Hà Nội quyết định sẽ xây đền thờ Lý Thái Tổ ngay phía sau tượng đài Lý Thái Tổ, phá nhà bát giác (nhà kèn) đi. Đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình của nhiều giới, hội KTS cũng không tán thành ý tưởng này, không hiểu trong quy hoạch hồ Gươm vừa làm nói trên có đề xuất nào "cho phép" công trình này mọc ra tại vị trí đó không?
Với những công trình xây dựng ven hồ Gươm, điểm nhấn đẹp nhất của Hà Nội, lẽ ra phải có những yêu cầu rất khắt khe về diện mạo kiến trúc. Nhưng ngay cả những công trình xuất hiện gần đây như trung tâm thương mại Tràng Tiền plaza, tòa nhà Bảo Việt... cũng rất nhạt nhòa, không tạo được ấn tượng. Ông có thể lý giải điều này?
- Với tòa nhà Bảo Việt và ngân hàng VPBank, chủ đầu tư đã cùng Hội KTS tổ chức cuộc thi, chọn được phương án giải Nhất khá tốt, triển lãm lấy ý kiến của nhân dân cũng được đồng thuận cao. Tiếc là vì những lý do ẩn khuất khó hiểu đã không thực hiện được theo phương án đó. Tòa nhà đã xây khá đồ sộ, như anh em với "Hà Nội vàng" xưa, trở thành vật cản với cảnh quan và không gian hồ Gươm.
Công trình Hàm Cá mập thiết kế không "xấu" như vậy, nhưng chủ đầu tư tự không làm theo mẫu thiết kế để lấn chiếm không gian, nên hồ Gươm mới phải chịu đựng một di vật xấu xí như thế.
Vậy năm mới, ông có tin hồ Gươm sẽ được "nâng niu" đúng với giá trị không?
- Quy hoạch hồ Gươm lần này hy vọng sẽ là việc làm thức tỉnh, để chúng ta nhìn nhận đúng hơn về giá trị đích thực của không gian này. Còn Hà Nội có dùng kết quả cuộc thi làm cơ sở để giữ hồ Gươm hay không thì... thực tiễn chỉ cho phép tôi nhen nhóm hy vọng mà thôi.
-
Khánh Linh
Ho ten: Dương Quốc Tùng.
Dia chi: Kim Bôi - Hoà Bình
E-mail: Traidatviet1503@yahoo.com
Tieu de: Tôi tin ông chủ tịch UBND Hà Nội sẽ biết biết phải làm gì.
Noi dung: Tôi không sinh ra và lớn lên ở HN nhưng tôi may mắn đựoc làm việc tại HN. Đã từng dạo bước rất nhiều lần ở Hồ Gươm nên tôi rất đồng tình với ý kiến nên để Hồ Gươm thành khu đi bộ, cảm giác thư thái, tĩnh mịch ở Hồ Gươm thật cần thiết cho cuộc sống ồn ào này. Qua những quyết định rất hợp lòng dân của ông chủ tịch như chợ Âm phủ... tôi tin ông lại có những quyết định chính xác để bảo tồn giá trị văn hoá tâm linh, cũng như sự phát triển bền vững của Thủ Đô Hà Nội.Ho ten: Nguyễn Việt Thái
Dia chi: 17/24 Mạc Thị Bưởi, Hà Nội
E-mail: nguyenthai908@yahoo.com.vn
Tieu de: SAO KHÔNG ĐƯA HỒ GƯƠM THÀNH TRUNG TÂM DI BỘ?
Noi dung: Không gian văn hóa của Hồ Gươm ai cũng rõ. Quy hoạch kiếm trúc cần sự hội tụ trí tuệ của nhiều nhà chuyên môn. Là người dân Thủ đô, tôi đề nghị các nhà quản lý suy nghĩ, có thể chuyển toàn bộ khu vực Hồ Gươm thành khu di bộ (không chỉ một phần vào cuối tuần như hiện nay).
Nếu được như vậy, thì chúng ta sẽ có một quảng trường rộng, đẹp, văn hóa, xanh sạch cho người dân Thủ đô và du khách. Để làm điều này, chúng ta không tốn kém gì vê vật chất, mà ngược lại, người dân và Thủ đô sẽ được rất nhiều. Rất mong các nhà quản lý xem xét.Ho ten: Đỗ Văn Sơn
Dia chi: Đà Lạt
E-mail: sdovanson@yahoo.com
Tieu de: Khó Tin
Noi dung: Tôi chỉ tin hồ Gươm sẽ mãi mãi được xác định nâng niu bảo tồn giá trị, tuy nhiên thực tế thì không giữ được vì đất xung quanh hồ là những đống vàng luôn luôn thay đổi các người "canh giữ", những người này vì hoa mắt dần dần xẽ xẻ thịt hết mà thôiHo ten: Hùng
Dia chi: 01 Xuân 68 Huế
E-mail: ngkhhung@yahoo.com
Tieu de: Bảo tồn Hồ gươm là không bàn cãi
Noi dung: Tôi băn khoăn vì sao ta cứ bàn cãi mãi về việc bảo tồn Hồ Gươm như thế nào. Vấn đề có lẽ ở việc chưa có một qui hoạch tổng thể phù hợp
và không mạnh dạn thực hiện các thay đổi lớn đối với hiện trạng. Hãy lấy ví dụ: National Mall ở Washington DC (Hoa Kỳ) có mấy cái hồ (nhân tạo) được người ta làm rất đẹp. Hai bên khu vực này chỉ là những đại lộ và những công sở có chiều cao hạn chế, còn điểm nhấn là các đài tưởng niệm danh nhân Mỹ và chiến tranh...du khách cảm thấy rất dễ chịu khi tới thăm nơi đây.Ho ten: nguyentrung
Dia chi: Hanoi
E-mail: tritrung1963@yahoo.com
Tieu de: Nên phục dựng chùa Báo thiên và Báo ân.
Noi dung: Vì không gian hồ Gươm là không gian văn hoá và tâm linh, thành phố nên dành diên tich đất để phục dựng chùa, tháp Báo thiên và chùa Báo
Ân.Ho ten: Đỗ Hoàng Nam
Dia chi: Phường 2, Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
E-mail: dohoangnam@ymail.com
Tieu de: Vì Hồ Gươm thân yêu
Noi dung: Chúng ta dung túng cho những hành vi xâm hại đến Hồ Gươm nên dùng từ cũng còn rất hoa mỹ là "ứng xử". Lẽ ra phải nghiêm cấm, xử phạt để Hồ Gươm mãi mãi xanh trong, là di tích lịch sử, văn hoá của Quốc gia.Ho ten: trịnh xuan Quang
Dia chi: Yên Mô, Ninh Bình
E-mail: Mythuatxuanquang@yahoo.com
Tieu de: Cai goc la tinh
Noi dung: Tôi nghĩ,trong việc ứng xử với Hồ Gươm là phải thấy đặc tính không gian Hồ Gươm là "tĩnh", "tĩnh" để cân bằng với không gian "động" xung quanh. Bên cạnh đó, Hồ Gươm cũng còn là không gian "tâm linh" với khá nhiều đền miếu xung quanh. Mọi kiến trúc cảnh quan quanh khu vực, không được phá đi đặc tính "tĩnh" và "tâm linh" này để mọi người đến với Hô Gươm là đến với nơi giúp cho tâm hồn mình được thanh tĩnh, "thanh lọc" khỏi những ồn ào của chốn "bụi trần".