221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1203610
Lặp lại những "khiếm khuyết" của Luật Di sản văn hoá 2001
1
Article
null
Lặp lại những 'khiếm khuyết' của Luật Di sản văn hoá 2001
,

- Khiếm khuyết trong xây dựng luật năm 2001 lại tái diễn trong khâu chuẩn bị Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa lần này - GS Phan Huy Lê.

LTS: Những vấn đề cơ bản của Luật Di sản văn hoá luôn thu hút sự quan tâm của công luận, đặc biệt là những điểm vướng mắc khi áp dụng, triển khai trong thực tế như:  trùng tu tôn tạo các di tích văn hoá có được thay thế các yếu tố gốc hay phải giữ nguyên trạng? Đâu là yếu tốc gốc của một di sản và phục hồi nó như thế nào?; bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể nhưng chúng ta đã thực sự hiểu được giá trị của nó đến đâu, nó có vai trò gì trong cuộc sống hôm nay?; bảo tàng có phải chỉ là nơi trưng bày các bộ sưu tập hiện vật và "không được nghĩ khác về nó" hay phải đặt các hiện vật vào đúng không gian văn hoá của nó để các di vật phải kể câu chuyện về chính nó theo nguyên tắc mà các bảo tàng trên thế giới hiện đang làm? v.v...

Chính những vướng mắc thuộc về nguyên tắc cơ bản như thế đã khiến bản dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa càng "nóng" hơn khi nó được trình lên Quốc hội lần này.

Để rộng đường dư luận, góp thêm một tiếng nói của cử tri với Quốc hội về chính những vấn đề này, chúng tôi xin khởi đăng loạt bài về kỳ vọng vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa. Xin được mở đầu bằng cuộc trao đổi với Chủ tịch hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, GS Phan Huy Lê.

Tháp Bút

GS sử học Phan Huy Lê
Sau 7 năm thực thi, luật DSVH hiện hành đã bộc lộ một số điểm bất cập, ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của dân tộc nên dư luận rất đồng tình khi tiến hành sửa đổi, bổ sung cho sát với thực tế. Trở ngược 8 năm về trước, các chuyên gia như GS có bằng lòng với văn bản Luật đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 không? Nói cách khác, những hạn chế, bất cập chỉ nảy sinh trong quá trình 7 năm thực hiện luật, hay bản thân văn bản luật cũ chưa hoàn chỉnh mà vẫn được thông qua?

GS Phan Huy Lê: - Tôi nhớ, khi xây dựng Luật Di sản văn hóa năm 2000-2001, lúc đầu Ban soạn thảo của Bộ Văn hóa-Thông tin có tổ chức lấy ý kiến của một số hội khoa học, trong đó có Hội Khoa học lịch sử và các chuyên gia trên những lĩnh vực liên quan như sử học, khảo cổ học, văn hóa dân gian.... Chúng tôi đã góp rất nhiều ý kiến, có lúc gần như đề nghị phải soạn thảo lại. Đó là lần đầu tiên, nước ta xây dựng Luật Di sản văn hóa, hiểu biết, kinh nghiệm chưa nhiều nên chúng tôi đề nghị cần nghiên cứu, tham khảo các văn kiện của UNESCO và luật di sản một số nước.

Trong thảo luận, có rất nhiều ý kiến, tôi nhớ những người phát biểu nhiều nhất là GS Hà Văn Tấn, GS Trần Quốc Vượng... Ngay những khái niệm mới mẻ như "tangible", "intangible" nên dịch là "vật thể", "phi vật thể" hay "vô hình", "hữu hình"... đã có những ý kiến tra cứu rất công phu. Nhưng rồi thấy nhiều ý kiến quá nên Ban dự thảo không tiếp tục tổ chức thảo luận, lấy ý kiến nữa. Họ tự xây dựng, trình lên Chính phủ. Trước khi trình ra Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội lại đứng ra mời các chuyên gia đến góp ý kiến và nhờ đó cũng chỉnh sửa được một số điều luật viết không chặt chẽ lắm.

Cách soạn thảo luật thiếu dân chủ, không lắng nghe hết ý kiến chuyên gia như vậy có hạn chế phần nào chất lượng của luật, nhưng trong bối cảnh lần đầu tiên xây dựng Luật Di sản văn hóa, tôi vẫn đánh giá cao sự ra đời của bộ luật năm 2001 và có hiệu lực từ đầu năm 2002. Ngoài ra cũng có hạn chế khách quan như những điều luật về di sản phi vật thể quá chung chung vì nhận thức về di sản này trên phạm vi thế giới có chậm, mãi đến năm 2003 UNESCO mới có Công ước về di sản phi vật thể.

Trong phiên họp chiều 17/4/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, rất nhiều ý kiến thảo luận khá gay gắt xoay quanh những nội dung của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH (gọi tắt là Luật sửa đổi). Chưa kể trước đó, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa ,Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng đã "không đồng tình" với 7/10 đề nghị thay đổi, đồng thời đề xuất cần chỉnh sửa thêm nhiều nội dung khác. Không thể không đặt câu hỏi, vì sao chất lượng của dự thảo Luật sửa đổi lại "chưa cao" như vậy? Các chuyên gia như GS có góp ý thẳng thắn cho dự thảo Luật trước khi được đưa ra trước Ủy ban thường vụ Quốc hội không?

"Tôi vui mừng thấy nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học đã được chấp thuận và Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có những ý kiến chỉ đạo đúng. Tuy nhiên vì quá trình chuẩn bị thiếu dân chủ, không chu đáo nên công việc chỉnh sửa quá bị động, gấp gáp và theo tôi, văn bản trình ra Quốc hội vẫn còn một số điều cần được các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, thảo luận kỹ trước khi thông qua."
GS Phan Huy Lê: - Điều đáng tiếc là những khiếm khuyết trong xây dựng luật năm 2001 lại tái diễn trong chuẩn bị Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa năm nay. Ban soạn thảo chỉ lấy ý kiến UBND các tỉnh/thành và các Sở VH-TT-DL trong hệ thống ngành dọc của mình, hoàn toàn không tổ chức lấy ý kiến các cơ quan nghiên cứu khoa học, các hội chuyên ngành và các chuyên gia.

Rồi cũng như lần trước, chính Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đứng ra tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học trước khi trình ra Ủy ban thường vụ Quốc hội. Dĩ nhiên, tôi cũng như nhiều nhà khoa học khác đã phát biểu rất thẳng thắn.

Tôi vui mừng thấy nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học đã được chấp thuận và Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có những ý kiến chỉ đạo đúng. Tuy nhiên vì quá trình chuẩn bị thiếu dân chủ, không chu đáo nên công việc chỉnh sửa quá bị động, gấp gáp và theo tôi, văn bản trình ra Quốc hội vẫn còn một số điều cần được các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, thảo luận kỹ trước khi thông qua.     

Với dự thảo Luật sửa đổi như văn bản sẽ trình ra Quốc hội, theo GS, Luật Di sản văn hóa mới có đáp ứng được yêu cầu bức thiết của việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa của dân tộc không? Nếu trả lời thẳng thắn, GS có đồng ý thông qua dự thảo Luật sửa đổi này không?

GS Phan Huy Lê: - Do quá trình chuẩn bị cập rập, thiếu dân chủ, chưa chu đáo nên dự thảo Luật trình ra Quốc hội lần này còn một số bất cập. Ở thời điểm năm 2001, nhận thức về di sản văn hóa phi vật thể chưa rõ ràng, nên những điều luật còn chung chung, ít tác dụng trong thực tế vẫn “tha thứ” được. Nhưng đến lần sửa đổi này, khi công ước quốc tế của UNESCO về di sản phi vật thể đã rất phổ cập, ta phải quyết liệt thay đổi phần này.

Với di sản vật thể cũng có vấn đề lớn khi không tách biệt di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, dẫn đến những “nhập nhằng” rất tai hại, như việc cho phép xây dựng công trình trong vùng bảo vệ I.

Theo tôi, thời gian còn lại vẫn đủ để chỉnh sửa toàn bộ dự thảo Luật, khắc phục một số thiếu sót. Nhưng cần một cách làm việc quyết liệt, tập trung một số chuyên gia hàng đầu để cho ý kiến trực tiếp trên văn bản. Còn nếu dự thảo chưa hoàn chỉnh như hiện tại thì Quốc hội không nên thông qua, vì đưa vào thực tế sẽ bộc lộ rất nhiều hạn chế được dự đoán trước. Không lẽ lúc đó lại phải chờ vài năm để tiếp tục chỉnh sửa?

Bài 2: Luật Di sản có nên vẽ đường cho hươu chạy?

  • Khánh Linh (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;