221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1205948
Cơ hội "chót" cho văn hoá phi vật thể lên tiếng
1
Article
null
Cơ hội 'chót' cho văn hoá phi vật thể lên tiếng
,

- Nếu không được Ủy ban Văn hoá Giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội huy động thì cả lần này nữa, chúng tôi cũng không có cơ hội để tham gia vào đạo luật cực kỳ quan trọng đến sự tồn vong của nền văn hóa dân tộc Việt Nam, cả loại hình vật thể và phi vật thể- GS Tô Ngọc Thanh.

GS Tô Ngọc Thanh- Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian VN
LTS: Ngày 19.5.2009, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã gửi thư đến Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội Ủy ban Văn hóa - Giáo dục thanh thiếu niên & nhi đồng và các đại biểu Quốc hội để kiến nghị về việc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH đã “bỏ quên” di sản phi vật thể. Theo GS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, đây chỉ là những kiến nghị vào "giờ chót", còn nếu được tham gia từ khâu soạn thảo, ông sẽ phải đề xuất thay đổi triệt để hơn. Chúng tôi xin trích giới thiệu bức thư này.
 
Ban dự thảo không hề hỏi ý kiến chúng tôi

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, được Đảng và Nhà nước giao cho nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy di sản văn hóa-văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam.. Thay mặt hơn 1000 hội viên trong cả nước, Ban Chấp hành Hội xin bày tỏ sự ủng hộ và nhất trí cao với chủ trương của Quốc hội nhằm sửa đổi và bổ sung Luật Di sản văn hóa đã được Quốc hội khóa X thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002.

Đây là điều Hội chúng tôi mong mỏi ngay từ sau khi Luật được ban hành vì những góp ý của chúng tôi về di sản văn hóa phi vật thể đã không được Ban dự thảo lúc đó trình Quốc hội và kết quả là đã hạn chế tác động tích cực của luật đối với loại hình di sản văn hóa này. Lần này cũng vậy, Ban dự thảo không hề hỏi ý kiến chúng tôi, một tổ chức của Đảng, có nhiều chuyên gia có trình độ sâu và có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đội Nhã nhạc của triều đình nhà Nguyễn. (Ảnh minh hoạ)
Nếu không được Ủy ban VHGDTTN&NĐ huy động thì cả lần này nữa, chúng tôi cũng không có cơ hội để tham gia vào đạo luật cực kỳ quan trọng đến sự tồn vong của nền văn hóa dân tộc Việt Nam, cả loại hình vật thể và phi vật thể.

Xin nhìn lại Luật Di sản văn hóa năm 2001 sẽ thấy:

Về dung lượng, trong 74 Điều chỉ có 11 Điều cho di sản VHPVT. Nhưng quan trọng hơn là những điều này được nêu như một chủ trương, một khẩu hiệu chung chung như: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện…”(Điều 17),”Nhà nước có chính sách và tạo điều kiện…”(Điều 21), “Nhà nước và xã hội bảo vệ phát huy…”(Điều 22), “Nhà nước có chính sách khuyến khích…”(Điều 23 và 24), “Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy…”(Điều 25), “Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân…”(Điều 26)...

Trong chương II của Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ, một số Điều nói trên đã phần nào được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ như “Điều tra, phát hiện, thống kê phân loại và tư liệu hóa VHPVT, và Lựa chọn hình thức di sản trình UNESCO”(Điều 5 và 6). Đáng chú ý là Điều 7 đã cố gắng đề ra “Những biện pháp cần thiết để bảo vệ và phát huy giá trị di sản VHPVT”. Những cố gắng tương tự có thể tìm thấy ở các Điều 8 đối với tiếng nói chữ viết các dân tộc, Điều 9 về nghề thủ công, Điều 10 về lễ hội và Điều 12 về nghệ nhân.

Điều đáng buồn là những cố gắng ấy chỉ dừng lại ở mức nêu đầu việc. Còn ai, cơ quan nào có trách nhiệm và phải làm những gì để thực hiện những đầu việc đó thì cả Nghị định lẫn Luật đều không cho biết. Di sản VHPVT chỉ được nhắc đến một dòng trong trách nhiệm của UBND tỉnh và huyện trong việc “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát huy di sản văn hóa vật thể và di sản VHPVT ở địa phương mình”. Và, cũng chỉ chung chung vậy thôi.

Trong lúc đó, chỉ cần lướt qua chương IV về “Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” thì thấy có những  hướng dẫn rất tỉ mỉ về quy trình từ khâu thu nhận, mua bán, đăng ký, đưa đi giới thiệu trong và ngoài nước, các cách khiếu tố và quy định rất rõ ràng về trách nhiệm của Sở VHTT (nay là Sở VH - TT - DL) và Bộ VHTT (nay là Bộ VH - TT - DL) trong từng khâu. 

Tóm lại, trong Luật Di sản VH 2001, di sản VHPVT không được nhận thức đúng dắn như giá trị lịch sử và đương đại của nó. Do đó nó bị đối xử không công bằng.

Di sản văn hóa phi vật thể rất mong manh, dễ bị làm sai lạc

Ban Chấp hành Hội chúng tôi đã nghiên cứu kỹ Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban VHGDTTNNĐ Quốc hội và các báo cáo cụ thể của Ban dự thảo. Trên cơ sở tiếp thu nội dung của các văn bản nói trên, xin cho phép chúng tôi được bổ sung một đôi điều cho dự thảo sửa đổi 2009 như sau:

1. Về hai khoản 14 và 15 của Điều 4:  “Khoản 14: Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động nhằm nhận diện, xác định giá trị, lập danh mục và hồ sơ di sản văn hóa, xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh và cấp bằng công nhận danh hiệu này”

Xếp hạng và cấp bằng công nhận là biện pháp khẳng định giá trị của di sản VHPVT, cấp cho nó một cơ sở lý luận và pháp lý để trên cơ sở đó nhân dân và lãnh đạo địa phương chọn lọc và có kế hoạch bảo vệ và phát huy. Đây cũng là cơ sở để Hội đồng di sản văn hóa quốc gia chọn lựa các loại hình đề nghị Chính phủ cho làm hồ sơ trình UNESCO xét đưa vào danh sách các di sản văn hoá đại diện hoặc di sản phải bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Xếp hạng và cấp bằng công nhận cũng còn là cơ sở pháp lý để ngăn chặn những xâm hại, làm méo mó bản chất và hình thức của di sản VHPVT. Đồng thời, cũng là để tương thích với Luật Sở hữu trí tuệ của nước ta, trong đó Điều 14 nói rõ là Luật đó bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về văn học nghệ thuật dân gian của nhân dân các dân tộc Việt Nam.

Tiêu chuẩn xếp hạng di sản cấp tỉnh căn cứ vào các tiêu chí a,b,c, nêu ở khoản 2/điều 18 với phạm vi ảnh hưởng trong đời sống của tỉnh đó.

“Khoản 15: Đề nghị thêm khái niệm yếu tố gốc của di sản văn hóa phi vật thể như sau: Đối với di sản văn hóa phi vật thể yếu tố gốc được hiểu là hình thức hoạt động hoặc trình diễn trước Cách mạng tháng Tám 1945”.

Di sản văn hóa phi vật thể được lưu giữ trong trí nhớ nghệ nhân và được chuyển giao thế hệ theo phương pháp truyền miệng, truyền nghề nên rất mong manh, rất dễ bị làm sai lạc nên cần có chuẩn để bảo tồn và phát huy. Kinh nghiệm cho thấy những năm qua, nhiều hình thức di sản văn hóa phi vật thể bị xâm hại như việc tổ chức một số lễ hội chẳng hạn.

2. Về khoản 1 điều 18: Đề nghị thêm vào cuối câu một nhóm từ: …“xếp hạng và cấp bằng công nhận”

3. Về khoản 1 điều 19: Đề nghị thêm vào câu cuối cụm từ sau: “Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Hội đồng phải có thành viên là đại biểu của các hội xã hội nghề nghiệp là Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam và Hội Sử học Việt Nam”

Về khoản 2 điều 19: Đề nghị thêm cụm từ sau: “ Bộ trưởng ….quyết định, công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đã được xếp hạng và cấp bằng công nhận theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh có trách nhiệm bảo tồn tính nguyên gốc của di sản văn hóa phi vật thể đã được xếp hạng và cấp bằng công nhận”

Về đoạn cuối của khoản 2 điều 19 xin thêm vào cuối câu  cụm từ “…thì Bộ trưởng….quyết định đưa ra khỏi Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và cấp tỉnh và thu hồi bằng công nhận”

4. Về điều 26: Xin sửa như sau: “Nhà nước (bỏ cụm từ “tôn vinh” rất chung chung) xét phong tặng danh hiệu cao quý và có chính sách đãi ngộ  đối với nghệ nhân (bỏ cụm từ “nghệ sỹ” vì dễ lẫn với nghệ sỹ chuyên nghiệp) có tài năng xuất sắc…..”

5. Về điều 29: Đề nghị tách danh lam thắng cảnh ra khỏi khái niệm di tích vì hai đối tượng này có những đặc trưng hoàn toàn khác nhau. Do đó cần có điều luật tương thích.

Trên đây là những đề nghị cụ thể nhằm góp phần khắc phục những bất cập của các điều khoản trong văn bản luật 2001. Kính mong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và quý vị Đại biểu Quốc hội xem xét và quyết định.

Bài 5: "Ban soạn thảo cũng không muốn sửa nhiều?"

  • GS-TSKH Tô Ngọc Thanh (Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian VN)                                                      

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;