221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1206704
Gốm Việt hội ngộ tại Thăng Long
1
Article
null
Gốm Việt hội ngộ tại Thăng Long
,

- Sáng 29/5, bốn dòng gốm: Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà, Phù Lãng đã có cuộc hội ngộ tại ngôi nhà cổ 87 Mã Mây, hưởng ứng thời điểm 500 ngày hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 

Nghệ nhân Nguyễn Đắc Tân.

Nhà văn Nguyễn Khắc Phục - có mặt tại đây đã phát biểu: "Những dòng gốm cổ của Việt Nam có mặt hôm nay không phải để chứng minh chúng ta giỏi hơn thế giới, chúng ta đẹp hơn thế giới mà để chứng minh rằng, chúng ta là chúng ta chứ không phải là ai khác".

Bên cạnh hàng nghìn sản phẩm gốm mang đặc trưng của 4 dòng gốm trên, các nghệ nhân của hai làng Thổ Hà và Bát Tràng đã có cuộc trình diễn nặn gốm bằng bàn xoay ngay tại chỗ. Nếu như nghệ nhân Bát Tràng dùng bàn xoay điện thì các nghệ nhân Thổ Hà lại làm bằng phương pháp hoàn toàn thủ công khiến cho khán giả trong và ngoài nước có mặt trầm trồ thích thú.

Tại buổi trình diễn, các nghệ nhân cũng tranh thủ "khoe" vẻ đẹp và đặc trưng dòng gốm của mình. Nếu như gốm Bát Tràng mang vẻ đẹp tinh xảo với lớp men có hoa văn và họa tiết tinh tế thì gốm Thổ Hà và Phù Lãng lại mộc mạc  không dùng đến men; gốm Chu Đậu thì sang trọng và tinh tế. Nghệ nhân Trịnh Đắc Tân vừa dùng thanh gỗ gõ vào những sản phẩm gốm Thổ Hà vừa khoe: "Gốm của chúng tôi gõ vào nghe tiếng kêu vang như chuông kim loại,  gốm Thổ Hà không tráng men và có thể giữ được nguyên màu sắc, độ bền kể cả khi chúng bị vùi dưới đất cả trăm năm". Ông Tân cho biết, gốm Thổ Hà mới được phục hồi vài năm nay và ngậm ngùi nói rằng, việc tiêu thụ vẫn còn đang là "niềm đau" của người dân Thổ Hà.

Nếu như hai gian của Bát Tràng và Thổ Hà ở tầng 1 của nhà cổ được khá nhiều khách ghé thăm thì hai gian hàng của Phù Lãng ở tầng 1 và Chu Đậu ở tầng 2 lại ít khách hơn bởi mỗi làng chỉ có duy nhất một đại diện. Gian của gốm Chu Đậu khá "công nghiệp" bởi đa phần đây là những sản phẩm của công ty Hapro liên kết với làng chứ không mang đặc trưng thủ công giống như các dòng gốm còn lại.

Ông Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam có mặt tại buổi khai mạc khẳng định: "Gốm chính là một bước tiến trong tư duy của loài người bởi họ đã biết biến một dạng chất liệu này (đất) thành một loại chất liệu khác (gốm - sau khi nung) để phục vụ cho cuộc sống."

Các sản phẩm gốm sẽ có mặt tại Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây cho đến hết 1/6. 

Gốm Bát Tràng

Bình Lam ngọc và Bình Tỳ bà (ảnh nhỏ trên) cùng một số sản phẩm, quy trình sản xuất gốm Chu Đậu.

Gốm Phù Lãng

Làm gốm bằng bàn xoay thủ công (ảnh lớn + nhỏ dưới) và một số sản phẩm gốm THổ Hà.

  •  Tuấn Hải

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,