Cuộc cung nghinh ngọc xá lợi Phật lớn nhất Việt Nam
Cập nhật lúc 13:10, Thứ Bảy, 06/06/2009 (GMT+7)
- Hàng nghìn tăng ni, phật tử đã ra sân bay Nội Bài và tập trung trước chùa Quán Sứ, Hà Nội để lần đầu tiên chiêm bái ngọc xá lợi Phật được đưa ra từ TP.HCM sáng 6/6.
Các bảo tháp tôn trí 16 viên ngọc xá lợi Phật và các thánh tăng được các hòa thượng cung kính rước từ chùa Giác Quang từ lúc 3 giờ sáng, đến sân bay Tân Sơn Nhất trên một chiếc xe Limousine với sự hộ tống của các võ sinh.
Các bảo tháp tôn trí 16 viên ngọc xá lợi Phật và các thánh tăng được các hòa thượng cung kính rước từ chùa Giác Quang từ lúc 3 giờ sáng, đến sân bay Tân Sơn Nhất trên một chiếc xe Limousine với sự hộ tống của các võ sinh.
Chuyến bay sớm nhất trong ngày của Hàng không Việt Nam đã đưa 16 viên ngọc xá lợi Phật từ TP.HCM về Hà Nội (chùa Quán Sứ) và Ninh Bình (chùa Bái Đính).
Chuyến bay số hiệu VN 212 được thuê nguyên chiếc, chở 250 hòa thượng, phật tử, đại biểu từ các tỉnh thành phía Nam tham gia đại lễ cung nghinh. Suất ăn bình thường của hãng hàng không được thay thế bằng các món chay để phục vụ hòa thượng, phật tử.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự kiêm Tổng thư ký Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khẳng định: "Đây là cuộc cung nghinh ngọc xá lợi Phật lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. Cuộc cung nghinh này là cơ hội để tăng ni phật tử chiêm bái, bởi người phước đức, kỳ duyên mới gặp được xá lợi Phật".
Cơ phó chuyến bay rước ngọc xá lợi Phật, phi công Trần Nguyễn Phong đã có 7.000 giờ bay, chia sẻ với VietNamNet: "Chuyến bay rước ngọc xá lợi Phật này đối với chúng tôi rất quan trọng. Chúng tôi phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chí an toàn, thoải mái, đúng giờ, tiết kiệm...".
Các viên ngọc xá lợi Phật và thánh tăng là món quà của hòa thượng Tịnh Giác, viện chủ tổ đình Giác Quang, TP.HCM, cố vấn tối cao của Phật giáo hoàng gia Thái Lan, cúng dường cho chùa Quán Sứ và Bái Đính.
Xá lợi Phật là phần kim bảo thân còn lại của đức Phật sau khi hỏa táng, hiện không còn nhiều trên thế giới. Những cuộc nghênh đón xá lợi Phật ở nhiều quốc gia trên thế giới đều là sự kiện quan trọng của những người con Phật. Hiện ở TP.HCM có hơn 10 chùa sở hữu những viên ngọc xá lợi Phật quý giá.
11 giờ 30’ ngày 6/6, xá lợi kim thân đức Phật đã về tới chùa Quán Sứ. Dù phải chờ đợi nhiều giờ dưới trời nắng, hàng ngàn người dân có mặt trong lễ cung nghinh đã bày tỏ sự hoan hỉ khi xe hoa đưa xá lợi Phật từ sân bay Nội Bài về tới trụ sở của TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Theo lịch của BTC, 9 giờ sáng, xá lợi kim thân Phật sẽ được cung nghinh tại chùa Quán Sứ nhưng từ 6 giờ sáng rất nhiều phật tử, đạo tràng và người dân đã có mặt để chờ được tận mắt chiêm bái xá lợi Phật.
Theo lịch của BTC, 9 giờ sáng, xá lợi kim thân Phật sẽ được cung nghinh tại chùa Quán Sứ nhưng từ 6 giờ sáng rất nhiều phật tử, đạo tràng và người dân đã có mặt để chờ được tận mắt chiêm bái xá lợi Phật.
Gần 200 thành viên của CLB Thanh niên Phật tử chùa Quán Sứ cùng lực lượng an ninh cũng đã có mặt từ rất sớm để phục vụ và đảm bảo an ninh cho lễ cung nghinh. Phố Quán Sứ đoạn nối Trần Hưng Đạo với Lý Thường Kiệt vẫn không ngăn đường vào sáng sớm để thuận tiện cho người dân đi lại. Đến 9 giờ, lực lượng công an giao thông mới ngăn đường để tránh hiện tượng ùn tắc do người dân đã đổ về gần như kín đoạn phố gần cổng chùa.
Có mặt tại chùa Quán Sứ, ngoài những phật tử ở thủ đô Hà Nội còn có rất nhiều phật tử từ các đạo tràng khác như Quảng Ninh, Hà Nam, Hải Phòng…cũng về dự lễ cung nghinh. Đặc biệt, nhiều phật tử từ TP HCM đã theo đoàn đưa xá lợi phật về an tịnh tại hai địa điểm là chùa Quán Sứ và chùa Bái Đính.
Có mặt tại chùa Quán Sứ, ngoài những phật tử ở thủ đô Hà Nội còn có rất nhiều phật tử từ các đạo tràng khác như Quảng Ninh, Hà Nam, Hải Phòng…cũng về dự lễ cung nghinh. Đặc biệt, nhiều phật tử từ TP HCM đã theo đoàn đưa xá lợi phật về an tịnh tại hai địa điểm là chùa Quán Sứ và chùa Bái Đính.
Từ sáng sớm, bà lão Ngô Thị Mai, 83 tuổi ở Giảng Võ không giấu nổi sự hồi hộp: “Chưa bao giờ tôi được tận mắt chiêm bái xá lợi của ngài nên hôm nay là một dịp may hiếm có”.
Trong thời gian chờ đợi, các phật tử đã cùng nhau đọc câu chú Úm ba ni bát mê hồng, đọc câu niệm tên hiệu của Phật: Nam mô bổn sư Thích ca mầu ni Phật và tụng kinh. Nhiều người dân không được vào chùa đứng bái vọng từ xa với tâm lý “Một vái xa bằng ba vái gần”.
Trong thời gian chờ đợi, các phật tử đã cùng nhau đọc câu chú Úm ba ni bát mê hồng, đọc câu niệm tên hiệu của Phật: Nam mô bổn sư Thích ca mầu ni Phật và tụng kinh. Nhiều người dân không được vào chùa đứng bái vọng từ xa với tâm lý “Một vái xa bằng ba vái gần”.
Dù đông chật người, thời tiết lại nắng nóng nhưng mọi người đều khá trật tự chờ đợi. Chỉ đến khi đoàn xe hoa chở xá lợi Phật về đến cổng chùa, nhiều người đã chen lấn lên phía sát cổng, ai cũng muốn tận mắt chiêm bái xá lợi Phật.
Xá lợi Phật được đặt trang trọng trong bảo tháp bằng pha lê. Ngay sau khi an tịnh, đại lễ cầu an đã được tổ chức ngay tại chùa Quán Sứ với sự tham gia của tăng đoàn cả hai dòng Bắc tông và Nam tông.
Buổi chiều cùng ngày, xá lợi Phật được cung rước về an tịnh chùa Bái Đính – Ninh Bình, một trong những ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á mới được xây dựng.
Xá lợi Phật được đặt trang trọng trong bảo tháp bằng pha lê. Ngay sau khi an tịnh, đại lễ cầu an đã được tổ chức ngay tại chùa Quán Sứ với sự tham gia của tăng đoàn cả hai dòng Bắc tông và Nam tông.
Buổi chiều cùng ngày, xá lợi Phật được cung rước về an tịnh chùa Bái Đính – Ninh Bình, một trong những ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á mới được xây dựng.
- Võ Tiến - Tuấn Hải
,