221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1212882
Công nghệ âm nhạc Việt Nam: chưa đạt chuẩn khu vực
1
Article
null
Công nghệ âm nhạc Việt Nam: chưa đạt chuẩn khu vực
,

 - "Hiện tại, chúng ta vẫn còn làm việc dựa trên chuẩn mực tự đặt ra cho riêng mình, chưa thể gọi là đạt chuẩn khu vực được. Nếu sản phẩm âm nhạc làm theo tiêu chí kinh nghiệm, tự an phận với nhau thì chất lượng sẽ rất... vô chừng."

Phóng viên VietNamNet tìm gặp những người trực tiếp tham gia vào các công đoạn cho ra đời một sản phẩm âm nhạc, để nghe họ nói về việc ứng dụng công nghệ âm nhạc thế giới vào thực tiễn Việt Nam. Dưới đây là trao đổi với saxophone Trần Mạnh Tuấn - người từng tự bỏ tiền túi sang Mỹ học nhạc.

Theo anh, các sản phẩm âm nhạc "made in Việt Nam" đã có thể hòa nhập với khu vực chưa?

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn

Trần Mạnh Tuấn: - Hiện tại, chúng ta vẫn còn làm việc dựa trên chuẩn mực tự đặt ra cho riêng mình, chưa thể gọi là đạt chuẩn khu vực được. Nếu sản phẩm âm nhạc làm theo tiêu chí kinh nghiệm, tự an phận  với nhau thì chất lượng sẽ rất... vô chừng.

Thế nào là chưa đạt chuẩn khu vực, thưa anh?

- Muốn làm bài bản quy trình sản xuất âm nhạc, trước hết cần phải hội tụ nhiều yếu tố. Ví dụ phòng thu, kỹ sư âm thanh..., tất cả phải được đặt trên chuẩn mực khu vực hoặc thế giới để nói chuyện, nếu thiếu các yếu tố này thì không thể có sản phẩm tốt.

Theo tôi được biết ở nước ta hiện nay, chưa có phòng thu nào đạt chuẩn quốc tế. Ngay cả phòng thu của Nhạc viện TP.HCM được xem là hiện đại nhất hiện nay vẫn còn chưa đảm bảo những chuẩn mực của thế giới. Hay chuyên gia về thiết kế âm thanh chẳng hạn, chúng ta vẫn còn thiếu quá nhiều.

Cụ thể ở một sản phẩm âm nhạc, chúng ta thiếu điều gì?

- Chúng ta còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, chúng ta thiếu hẳn những người thiết kế âm thanh. Trong khi tại các nước có nền âm nhạc xếp vào hàng đạt chuẩn quốc tế, đây là một nhân tố rất quan trọng bên cạnh thiết bị, cơ sở vật chất liên quan, vì nó quyết định việc cho ra đời một sản phẩm chất lượng.

Công nghệ giúp người làm nghề tiết kiệm thời gian mò mẫm, thử nghiệm

Hay quy trình cho ra đời một sản phẩm thu âm chẳng hạn, tại Việt Nam vẫn còn nhập 3 trong 1, công đoạn thu, mixing và mastering đều thực hiện tại cùng một nơi. Trong khi tại các nước có nền âm nhạc đạt chuẩn khu vực, như Nhật Bản, họ thực hiện tại các nơi khác nhau, chuyên cho từng công đoạn một.

Công nghệ âm nhạc ở Việt Nam bao giờ thành... công nghệ, thưa anh?

- Ứng dụng công nghệ âm nhạc vào Việt Nam đang rất cần thiết. Nhưng nguồn lực để đáp ứng tốt, một cách sâu sắc thì chưa nhiều, làm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Chúng ta có rất nhiều nghệ sĩ từ nhạc sĩ, ca sĩ đến đạo diễn ra nước ngoài học. Nhưng họ thường chọn những ngành học nào có tương lai, an toàn.

Khái niệm về công nghệ âm nhạc ở Việt Nam nghe khá lạ, mặc dù hàng ngày chúng ta vẫn dùng đến nó như tất cả các nước khác trên thế giới. Nhưng chính vì chưa thấy hết tầm quan trọng của nó nên sản phẩm của chúng ta cũng chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm. Nếu cùng với kinh nghiệm của chúng ta hiện có và được đào tạo bài bản, củng cố lại cơ sở vật chất dựa trên chuẩn mực của khu vực hoặc thế giới, tôi nghĩ tới đây nền âm nhạc Việt Nam sẽ cần rất nhiều những chuyên gia về công nghệ để phát triển.

Được biết anh tham gia từ khóa đào tạo công nghệ âm nhạc đầu tiên của các chuyên gia trường Utrech, anh thấy "lên tay" không?

- Khóa học này là cơ hội tốt cho nhiều kỹ thuật viên phòng thu như tôi. Khóa học đã thu hút rất nhiều kỹ thuật viên cũng như những người làm phòng thu đến tham dự, trong đó có cả những người có nhiều kinh nghiệm chinh chiến lâu năm tại các phòng thu có tiếng.

Khóa đào tạo cho chúng tôi nhiều kỹ thuật về set up phòng thu và nhiều kỹ thuật liên quan như cách đặt micro sao cho hiệu quả đối với từng nhóm đối tượng nhạc cụ, khoảng cách các loại nhạc cụ trong không gian cụ thể... Những kiến thức này giúp chúng tôi làm việc chính xác mà không phải mất nhiều thời gian mò mẫm, thử nghiệm bằng chủ quan của mình. (Kỹ thuật viên Nguyễn Vũ Thanh Tùng)

  • Lê Tám thực hiện

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,