221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1231499
Hồi ức và hy vọng về những gì đẹp đẽ nhất
0
Article
null
Hòa nhạc VietNamNet 2009:
Hồi ức và hy vọng về những gì đẹp đẽ nhất
,

- "Hàng năm, đúng vào ngày Quốc khánh, hồi 14 giờ, tại một địa điểm duy nhất: Nhà hát Lớn Hà Nội, nơi diễn ra cuộc mít tinh vĩ đại ngày 19/08/1945, có một chương trình hòa nhạc nghiêm túc như một hồi ức và như một hy vọng về những gì đẹp nhất của đất nước mình", nhạc sĩ Dương Thụ

LTS. Chương trình Hòa nhạc VietNamNet “Điều còn mãi” diễn ra vào lúc 14h ngày 2/9 tại Nhà hát Lớn Thành phố Hà Nội, nhằm thể hiện và biểu dương lòng tự hào dân tộc của những người đã và đang góp phần vào sự chuyển mình của đất nước hôm nay, thông qua việc trình diễn những tác phẩm kinh điển của nền âm nhạc Việt Nam, những tác phẩm đã từng lay động trái tim hàng triệu người Việt Nam yêu nước qua nhiều thời kỳ lịch sử, có giá trị nghệ thuật cao trong cả lĩnh vực thanh nhạc và khí nhạc. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Dương Thụ, Giám đốc Nghệ thuật của chương trình hòa nhạc đặc biệt này.

Thưa nhạc sĩ Dương Thụ, được mời vào vị trí Giám đốc Nghệ thuật của Hoà nhạc VietNamNet 2009, ông có thể tiết lộ gì về sự độc đáo của chương trình này? Vì sao lại chọn mốc 2/9 để thực hiện chương trình hoà nhạc đầu tiên của VietNamNet, và tại sao lại là 2h chiều, khung giờ mà ít người lựa chọn?

Mô tả ảnh.
Nhạc sĩ Dương Thụ
- Tôi không nghĩ nhiều về sự độc đáo mà nghĩ về mục đích của buổi hòa nhạc không thông thường này, cái hồn của nó. Đã từ lâu chúng ta quen với các chương trình ca nhạc truyền thống được làm theo cách cũ (anh em trong nghề chúng tôi thường gọi là chương trình “cúng cụ”) nó rập khuôn và nhiều khi do không bắt đầu từ nhu cầu thật sự của tâm hồn nên nhàm chán và chẳng lay động được ai. VietNamNet có ý tưởng về một buổi hòa nhạc rất hay. Tôi thích.

Hàng năm, đúng vào ngày Quốc khánh, hồi 14 giờ, tại một địa điểm duy nhất: Nhà hát Lớn Hà Nội, nơi diễn ra cuộc mít tinh vĩ đại ngày 19/08/1945, sẽ diễn ra một chương trình hòa nhạc nghiêm túc như một hồi ức và như một hy vọng về những gì đẹp nhất của đất nước mình.

Diễn vào 14h không phù hợp với thói quen đi thưởng thức ca nhạc của người nghe nhưng nó lại phân biệt được với những buổi biểu diễn thông thường, bởi đây không chỉ là một buổi biểu diễn mà còn là một buổi “mít tinh âm nhạc”.

Hoà nhạc VietNamNet 2009 được chia làm hai phần rõ rệt là khí nhạc và thanh nhạc, vì sao lại có sự kết hợp này? Thường thì với các chương trình hoà nhạc, người ta chỉ chọn khí nhạc, hoà tấu hoặc độc tấu các tác phẩm nổi tiếng, nhưng với Hoà nhạc VietNamNet 2009 lại chọn cách đi khác, hẳn muốn tạo một dấu ấn, một hướng đi riêng cho chương trình này?

BTC chương trình Hòa nhạc VietNamNet 2009 Điều còn mãi:

Trưởng ban: TBT Báo VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn
Cố vấn BTC: Nhà thơ Việt Phương
Các thành viên: Nhạc sĩ Văn Ký, Nhạc sĩ Hoàng Dương, Nhạc sĩ Dương Thụ (Giám đốc Nghệ thuật chương trình), Nhà sử học Dương Trung Quốc, Giám đốc Đài Truyền hình VTC Đỗ Minh Ngọc.

- Đây không phải là một cuộc biểu diễn thông thường, một cuộc trình diễn thiên về chuyên môn của giới nhạc mà là một concert riêng của VietNamNet. Nó xuất phát từ đặc điểm thẩm ẩm của người Việt hiện nay: cảm thụ nhạc hát dễ hơn nhạc đàn. Mà nhạc hát, phần quan trọng nhất của nó chính là “lịch sử tâm hồn” của người Việt.

Chúng ta đề cao văn hóa âm nhạc, muốn hướng đến những giá trị nghiêm túc, nhưng không thể bỏ qua đặc điểm này. Chỉ có điều vì là một concert thính phòng giao hưởng, nên những bài hát được chọn ngoài giá trị lịch sử phải có giá trị nghệ thuật cao và phải được phối khí và trình diễn theo phong cách thính phòng ("Du kích sông Thao" dựng cho Acapella, các bài hát khác được hát với dàn nhạc giao hưởng hoặc với phần đệm piano). Tôi chẳng muốn tạo một dấu ấn gì cả. Chương trình cần phải như thế nếu chúng ta muốn người nghe được sống với hồi ức và những niềm hy vọng.

Được biết sẽ có nhiều nhạc phẩm nổi tiếng được trình diễn trong Hoà nhạc VietNamNet 2009, xin nhạc sĩ cho biết cụ thể đó là những tác phẩm nào và vì sao chúng được lựa chọn?

- Cũng không nhiều, chỉ có 7 bài hát thôi. Những bài hát được chọn vừa có giá trị nghệ thuật cao, được giới chuyên môn thừa nhận, vừa phải là hồi ức về những gì đẹp nhất mà người Việt đã sống qua: “Người về mang tới ngày vui” ("Ca ngợi Hồ Chủ tịch" – Văn Cao) là sự thiêng liêng thành kính của một thời sống chết vì những lý tưởng cao cả. “Du kích sông Thao” (Đỗ Nhuận) có cái rộng lớn, tha thiết của những con người mơ đến một chân trời mới, chứa đựng cái khát vọng “Hồng Hà mênh mông...”. “Người Hà Nội” (Nguyễn Đình Thi) có cái lãng mạn của thuở “vung gươm đi dựng nước”, “Bình Trị Thiên khói lửa” (Nguyễn Văn Thương) có cái bi tráng của cuộc Kháng chiến thần thánh, “Mẹ yêu con” (Nguyễn Văn Tý) là giấc mơ thanh bình của người Việt trong những ngày hòa bình đầu tiên, “Bài ca hy vọng”(Văn Ký) là niềm tin, là mơ mộng về một tương lai tuyệt đẹp “Đường ta đi xanh thắm mộng đời”, và “Xa khơi” (Nguyễn Tài Tuệ) là nỗi đau chia cắt, là khao khát đoàn tụ, khao khát yêu thương của hàng triệu người Việt Nam.

Mô tả ảnh.
Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam (Ảnh minh họa)

Đây sẽ là chương trình đầu tiên mở đầu cho thương hiệu VietNamNet Concert Series sẽ được tổ chức thường niên trong những năm tới, cũng vào dịp 2/9, vậy đâu là mạch chính xuyên suốt của VietNamNet Concert Series sẽ được thực hiện từ chương trình đầu tiên này?

- Tên chương trình Hòa nhạc VietNamNet “Điều còn mãi” đã nói lên tất cả. Đây là một chương trình định kỳ để mỗi năm một lần chúng ta lại cùng nhau đến Nhà hát Lớn Hà Nội để đàn, hát, nghe, để được khơi dậy những hồi ức đẹp và cả những niềm hy vọng qua âm nhạc.

Vì còn là niềm hy vọng, nên ngoài những cái được chọn là những tác phẩm đã đi vào lịch sử của các nhạc sĩ tiền bối (cả về khí nhạc lẫn thanh nhạc), chương trình sẽ đưa vào cả những tác phẩm mới của tác giả thế hệ kế tiếp và thế hệ trẻ.

Hòa nhạc VietNamNet 2009 “ĐIỀU CÒN MÃI” về khí nhạc, ngoài tác phẩm của các nhạc sĩ lão thành (Prélude “Cánh cò trắng” viết cho piano của nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam, “Kỷ niệm quê hương” viết cho dàn dây của nhạc sĩ Hoàng Dương, “Miền Nam quê hương ta ơi” viết cho violon của nhạc sĩ Huy Du, “Quê hương” viết cho violon của nhạc sĩ Lưu Cầu) còn có tác phẩm của tác giả thuộc thế hệ kế tiếp (Tứ tấu dây số 1 của nhạc sĩ Nguyễn Cường, “Lý hoài Nam” chuyển soạn cho dàn dây của nhạc sĩ Ngô Hoàng Quân) và của một tác giả thế hệ 8X (“Bồng bềnh” viết cho piano của nhạc sĩ trẻ Tuệ Nguyên). Riêng về thanh nhạc thì chưa làm được như thế vì đây mới chỉ là chương trình khởi đầu.

Chương trình Hoà nhạc VietNamNet đầu tiên này có những nghệ sĩ nổi tiếng như: Bùi Công Duy, Mỹ Linh, Đức Tuấn... Làm sao để thuyết phục được họ tham gia? Có điểm đặc biệt nào, thưa ông?

Các nghệ sĩ tham gia Hòa nhạc VietNamNet 2009 "Điều còn mãi":

Nghệ sĩ Violon: Bùi Công Duy, Xuân Huy.
Nghệ sĩ Piano: Phó An My, Nguyễn Huy Phương, Trinh Hương, Phạm Ngọc Khôi
Ca sĩ: NSND Quang Thọ, Lan Anh, Mỹ Linh, Đức Tuấn, Khánh Linh, Tân Nhàn...
Dàn dây Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam; Dàn hợp xướng Học Viện Âm Nhạc Việt Nam

- Thông thường tính thuyết phục của chương trình đối với những người nổi tiếng hiện nay nằm ở tiền “cát sê”, và một phần nào đó là do ai làm, mức độ đầu tư, và diễn ở đâu.

Chương trình này nghiêm túc, không bán vé, không nhằm xây dựng thương hiệu mà là VietNamNet cùng với chúng tôi góp phần vào một công việc mang tính chất “nghĩa cả”, do vậy không thể thuyết phục họ bằng vế thứ nhất.

Có một điều mà người ta không để ý là vẫn có những người kiếm sống bằng nghệ thuật nhưng ở họ tiền không phải là tất cả, với họ chẳng cần thuyết phục nhiều lắm. Tôi vui vì chúng ta vẫn có những cái mà tôi gọi là “Điều còn mãi”.

Mặc dù có sự góp mặt của các ngôi sao của nền âm nhạc Việt Nam, nhưng ông có nghĩ chương trình này "kén người nghe"?

- Trên đời này số đông không phải là tất cả. Bạn cần quan tâm đến số ít, cái số ít ảnh hưởng đến số đông ấy. Đấy là điều tôi lo lắng. Lọt được tai họ, những người từng trải, sâu sắc, những người đẳng cấp văn hóa ngang bằng với tác giả, để họ xúc động, là chuyện khó. Tôi và anh em nghệ sĩ sẽ cố gắng hết khả năng của mình.

Điều nhiều người quan tâm là sự hấp dẫn của chương trình và nó sẽ được tổ chức như thế nào?

- Hấp dẫn hay không khi mở màn mới biết được. Ý tưởng là một chuyện, các điều kiện về con người và phương tiện mới quyết định. Nhưng tôi nghĩ rằng người diễn có tài và khi diễn xúc động cộng với âm thanh trung thực chắc sẽ làm người xem xúc động thôi, chứ còn mọi thứ hấp dẫn ngoài điều ấy chỉ là phụ.

Hội họa để xem, văn chương để đọc, âm nhạc để nghe. Chúng tôi cố gắng làm tốt chuyện nghe, thế thôi. Còn tất cả những gì trên sân khấu đều rất giản dị, trang nhã. Không có những màn múa phụ họa “hoành tráng”. Không có màn hình “đại vô tuyến”. Không có những cảnh sân khấu hóa đồ sộ. Những ai đi tìm sự hấp dẫn ở đấy chắc sẽ thất vọng. Tuy nhiên vẫn có hoa tươi phủ theo đường viền sân khấu và đương nhiên là vẻ sang trọng lịch sự thường thấy của một buổi hòa nhạc giao hưởng - thính phòng.

  • Bích Hạnh (thực hiện)

Mô tả ảnh.
  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));