221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1231935
Phó An My: Nghệ sĩ thực thụ có nhiều cách lựa chọn!
0
Article
null
Hoà nhạc VietNamNet 2009:
Phó An My: Nghệ sĩ thực thụ có nhiều cách lựa chọn!
,

 - "Có nhiều nghệ sĩ trẻ đoạt giải cao trong những cuộc thi lớn, điều này không quyết định tương lai của họ. Nghệ sĩ thực thụ họ có nhiều cách chọn lựa riêng con đường đi của mình" - nghệ sĩ Phó An My chia sẻ.

Chị có thể chia sẻ cảm xúc khi được mời tham gia chương trình hoà nhạc VietNamNet 2009 "Điều còn mãi"? Chị đã tập luyện như thế nào cho tác phẩm khí nhạc mình sẽ thể hiện?

- Tôi đang ngẫm nghĩ câu hỏi của bạn. Tôi thấy vinh dự. Tôi suy nghĩ về tên chương trình "Điều còn mãi" và đã đi đến quyết định chọn tác phẩm khí nhạc Bồng bềnh của nhạc sĩ trẻ Đặng Tuệ Nguyên. Tôi muốn nhìn thấy tương lai... 

Mô tả ảnh.
Phó An My bên cây đàn piano quen thuộc. Ảnh: N.S

Hoà nhạc VietNamNet sẽ diễn ra hàng năm vào lúc 14h ngày 2/9, như một hồi ức và hy vọng về những gì đẹp đẽ nhất...

- Theo tôi đây là một ý tưởng đẹp đẽ, tất cả tác phẩm khí nhạc nổi tiếng của các cố nhạc sĩ, cũng như tác phẩm nổi tiếng của các tác giả Việt Nam những thế hệ đi trước hàng năm sẽ lại được vang lên.

Có điều tôi hơi phân vân nếu hàng năm đều diễn ra một chương trình dành cho những tác phẩm khí nhạc, thì chẳng mấy chốc sẽ... hết vốn.

Theo chị, làm thế nào để những bạn trẻ chúng ta quan tâm hơn đến khí nhạc?

- Ở Việt Nam hiện nay có những cuộc thi sáng tác ca khúc rất hay để cho những bạn trẻ quan tâm, ví như Bài hát Việt. Ở đó, các bạn có sân chơi để thể hiện mình, để học hỏi. Trong những năm gần đây sáng tác ca khúc phát triển rất nhanh. Vậy nên chăng mỗi năm trước khi diễn ra chương trình hoà nhạc VietNamNet, có thể mở ra một cuộc thi sáng tác khí nhạc để cho thế hệ trẻ quan tâm nhiều hơn và "Điều còn mãi" không chỉ là "sự hồi tưởng" mà sẽ còn là "sự tiếp nối".

Mô tả ảnh.
Nghệ sĩ Phó An My. Ảnh: A.M

Việt Nam từng có những nghệ sĩ trẻ giành giải cao tại các cuộc thi piano thế giới. Lại có không ít nghệ sĩ ra nước ngoài học tập, sau khi học xong đã quyết định ở lại nước ngoài làm việc. Là người từng học, tham gia giảng dạy một số năm tại nước ngoài, ý kiến của chị về việc này thế nào?

- Hoàn cảnh và mưu cầu riêng của từng cá nhân, đây chính là cuộc sống. Có nhiều nghệ sĩ trẻ đoạt được giải cao trong những cuộc thi lớn, nhưng điều này không quyết định tương lai của họ. Nghệ sĩ thực thụ họ có nhiều cách chọn lựa riêng cho con đường đi của mình. Và tôi đoán chắc rằng họ cũng chẳng kịp nghĩ rằng họ đang ở đâu. Họ đang lao động nghệ thuật.

Cuối tháng 10 tới, sẽ diễn ra Festival âm nhạc đương đại tại Hà Nội, chị sẽ tham gia với những "dự án" mới. Chị có thể tiết lộ về điều này?

- Dự án này tôi vẫn kết hợp với nhạc sĩ trẻ Đặng Tuệ Nguyên và thật khó nói ở thời điểm hiện tại, vì chúng tôi vẫn còn đang trong thời gian trăn trở với các ý tưởng. Xin hẹn bạn vào một dịp khác để có câu trả lời cụ thể!

Trên truyền thông, độc giả lâu nay biết đến chị như một người của công việc, còn tổ ấm nhỏ thì có vẻ như... ngại hé lộ. Vì sao?

 - Đời tư là của riêng mình, thứ như vậy có vẻ như hiếm!

 

9 tuổi, Phó An My làm quen với chiếc đàn piano. 13 tuổi, sang Berlin (Đức) thi đỗ vào Trường E.M. Phillips Bach - một trong những trường đào tạo âm nhạc tốt ở Đức.

Dù được nhận học bổng của trường nhưng Phó An My vẫn làm thêm một số "nghề" phụ như xếp báo, rửa bát để có thêm tiền trang trải việc ăn học.

Trong mắt bạn bè và các giáo viên của trường, Phó An My là cây piano được tín nhiệm tại các cuộc thi song tấu với kèn. Chị từng đoạt giải nhất cuộc thi song tấu piano - clarinette của TP. Berlin năm 1996.

Sau khi tốt nghiệp loại xuất sắc, kể từ năm 1998 chị bắt đầu có những chuyến đi đi về về giữa Đức và Việt Nam. Phó An My từng được mời làm giảng viên Trường nhạc Nam Ninh (Trung Quốc) trong một năm.

  • Sơn Hà (thực hiện) 
     

    Mô tả ảnh.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));